SO SÁNH CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ

Một phần của tài liệu 26095 171220200756241 LUANVANCHINHTHUC (Trang 113 - 152)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

3.3. SO SÁNH CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ

THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ THƠ XUÂN QUỲNH TRÊN BÌNH DIỆN CÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠT

3.3.1. Điểm tương đồng

a. Các biểu thức chiếu vật với việc xây dựng và khắc họa hình tượng người phụ nữ

Nhìn chung, trên bình diện cái được biểu đạt, các BTCV về hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh đều có khả năng thực hiện quy chiếu trên nhiều HQC khác nhau, để quy chiếu đến người phụ nữ.

Hai nhà thơ cách nhau gần hai thế kỷ. Mỗi thời đại có những ước lệ, có những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Điều đó phần nào phản ánh trong thơ, trong ngôn từ và cách biểu đạt của hai nhà thơ. Nhưng sao cứ thấy ngậm ngùi cho số phận nhiều trắc trở của cả hai nhà thơ nữ. Những vần thơ buồn nhiều hơn vui, như những tiếng lịng vang vọng đến mn đời sau. Điểm chung trong thơ của họ đó là tiếng nói thật lịng của người phụ nữ dám yêu, dám sống hết mình, dám nói thật lịng mình với tình u, với cảm xúc, vẫn rung động trước cảnh đẹp, vẫn thương cảm trước nỗi đau của những người khác.

106

b. Các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ với việc phản ánh đặc trưng văn hóa dân tộc

Văn hóa thể hiện cụ thể qua quan niệm, cách ứng xử của con người với môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội và với bản thân. Việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ chỉ thế giới thiên nhiên, thế giới nhân tạo và thế giới con người trong các BTCV được khảo sát trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh cũng cho thấy phần nào quan niệm và cách xử sự ấy của chủ thể chiếu vật nói riêng và của tư tưởng văn hóa trong thời đại mà các tác giả sống nói chung. Do vậy, các BTCV về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh đã ghi dấu ấn của những nét riêng trong quan niệm mang tính văn hóa của người Việt thời kỳ trung đại, hiện đại và trong cách hành xử, đặc biệt là với thiên nhiên và với chính bản thân mình.

Việt Nam vốn là một đất nước có nền văn minh lúa nước lâu đời. Do sống phụ thuộc vào thiên nhiên nên cư dân nơng nghiệp có ý thức tơn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên. Động, thực vật phong phú, lối sống, ăn mặc, và giao tiếp… của con người cũng đều có mối quan hệ với thiên nhiên. Do vậy, các BTCV

về thiên nhiên (sông, biển, quả mít, con cị, ốc, các món ẩm thực: bánh, xơi…, các lồi hoa) được 2 nhà thơ sử dụng khá phổ biến trong các tác phẩm của mình, mang

tính hình tượng, có ý nghĩa biểu trưng cao.

Từ khảo sát các BTCV về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh, chúng tôi nhận thấy ảnh hưởng tín ngưỡng dân gian “thờ Mẫu” đã xuất hiện từ rất sớm trong đời sống văn hóa của người Việt, mang đậm chất bản địa, nguyên thuỷ và tồn tại cùng chiều dài lịch sử của dân tộc. Nó có nguồn gốc sâu xa từ chế độ mẫu hệ, khi người mẹ, người vợ giữ vị trí quan trọng trong gia đình. Cho nên vấn đề về “ý thức giới” trong xã hội Việt Nam cũng được phản ánh qua các tác phẩm văn chương hoặc trong lịch sử dân tộc. Ta có thể kể ra đây hàng loạt các nữ anh hùng trong lịch sử dân tộc từ thời xưa: bà Trưng, bà Triệu đến Bùi Thị Xuân, Võ Thị Sáu…Trong văn học Việt Nam, xuất hiện các nữ thi sĩ như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Sương Nguyệt Ánh, Xuân Quỳnh, Lâm Thị

107

Mĩ Dạ… Những tác phẩm của các nữ thi sĩ hầu như phản ánh chân thực thời đại mà họ đang sống cũng như nhưng ước nguyện, khao khát nữ quyền, tự do và hạnh phúc của người phụ nữ.

Trong văn học, hình tượng người phụ nữ khơng mới mẻ nhưng dưới ngịi bút của mỗi tác giả, hình tượng ấy lại đem đến cho bạn đọc cảm giác khác nhau thông qua những tác phẩm khác nhau. Dù là thơ ca, truyện hay tiểu thuyết, các tác giả vẫn ln tập trung làm nổi bật hình tượng người phụ nữ với số phận bất hạnh nhưng ẩn sâu những vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam với khát khao hạnh phúc mãnh liệt.

3.3.2. Điểm khác biệt

a. Các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ phản ánh quan điểm của xã hội qua từng thời đại khác nhau

* Quan điểm của xã hội cũ trong thời đại Hồ Xuân Hương

Thơng qua thống kê, phân tích các BTCV về người phụ nữ trong Chương 2, chúng tôi nhận thấy Hồ Xuân Hương sống vào giai đoạn lịch sử từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, giai đoạn lịch sử Lê mạt - Nguyễn sơ, một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam. Chế độ phong kiến Việt Nam khơng cịn hưng thịnh một thời như ở thế kỷ XV nữa mà nó đã bước vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng. Giai cấp thống trị phong kiến bộc lộ bản chất xấu xa, đồi bại và phản động của chúng.

Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương nói riêng và trong xã hội phong kiến nói chung đều là những con người với số phận bi đát. Càng đọc, ta càng trân trọng và hiểu thêm cái bối cảnh xã hội nước ta lúc bấy giờ. Từ đây ta càng cảm thông sâu sắc cho số phận người phụ nữ Việt Nam xưa, phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh, tình duyên hẩm hiu, trắc trở. Họ là những người phụ nữ có tài có sắc nhưng cuộc đời lận đận, số phận bi đát, bé nhỏ trong xã hội:

“Thân em vừa trắng lại vừa trịn, Bảy nổi, ba chìm với nước non”

108

“Canh khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non”

[Tự tình III; trang 50]

“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”

[Làm lẽ; trang 15]

* Quan điểm của xã hội hiện đại trong thời đại của Xuân Quỳnh

Thời đại Xuân Quỳnh là thời đại mà người phụ nữ được tự do sống, tự do yêu như một quyền lợi mà họ được hưởng. Có rất nhiều nhà thơ nữ cùng thời với

Xuân Quỳnh, hầu hết các chị làm thơ để thổ lộ tâm tình nhưng khơng có một nhà thơ nào lại thể hiện tình yêu mãnh liệt của mình qua thơ như Xuân Quỳnh. Cái hay cái đẹp của thơ tình Xuân Quỳnh là ở chỗ: Yêu mãnh liệt, chân thành chứ không phải là cuồng nhiệt và mù quáng.

“Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt đời thường ai chẳng có

Cũng ngừng đập lúc cuộc đời khơng cịn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”

[Tự hát; trang 51] (câu 25->28)

Nữ sĩ Xuân Quỳnh trên con đường đi tìm hạnh phúc đời thường đã trải qua những năm tháng đau thương, mất mát, cay đắng, thua thiệt, trăn trở, lo âu với những khát khao, hồi vọng. Từ một cơ gái nhìn cuộc đời, nhìn tình u màu hồng, Xuân Quỳnh đã trở thành người đàn bà từng trải, chị ý thức về chính đời sống và tự nhận thức cái bản ngã riêng của mình trong cuộc đời.

“Chúng tơi chỉ là những người đàn bà Bình thường, khơng tên tuổi trên trái đất”

[Thơ vui viết về phái yếu; trang 202]

Họ là những người đàn bà bận rộn lo toan, cân đong đo đếm từng bữa ăn cho chồng con. Nữ sĩ có một sự cảm nhận sâu sắc hơn ai hết bởi chị cũng là một phụ nữ của đời thường. Nhưng ở chị là một người phụ nữ có ý thức về giá trị của mình để rồi chị khẳng định:

109

“Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng Là bác học … là ai đi nữa

Vẫn là con một người phụ nữ

Một người đàn bà bình thường khơng ai biết tên tuổi »

[Thơ vui viết về phái yếu; trang 202]

Hiện thực xã hội, sự kiện đời sống hiện diện như một bối cảnh cho tâm trạng của nhà thơ. Do vậy thơ Xuân Quỳnh hướng nội, rất tâm trạng cá nhân nhưng không phải xa rời đời sống. Thơ chị là đời sống đích thực, đời sống của chị trong những năm đất nước còn chia cắt, còn chiến tranh, còn nghèo, còn gian khổ, là những lo toan con cái, cơm nước, cửa nhà của một người phụ nữ, người phụ nữ làm thơ thường ngược xuôi trên mọi ngả đường bom đạn. Thơ chị kể lại những gì chị đã sống, đã trải nghiệm.

Nét riêng của Xuân Quỳnh so với thế hệ nhà thơ hiện đại cùng thời chính là ở khía cạnh nội tâm đó. Thơ chị là thơ mang tâm trạng. Thời ấy nhiều bài thơ thiên về phản ánh sự kiện, cốt để được việc cho đời, còn tâm trạng tác giả thường là tâm trạng chung của xã hội, vui buồn tác giả hịa trong vui buồn chung của cơng dân.

“Biết yêu thương và hiểu về Tổ quốc Nhưng ở đây chưa bao giờ biết rét Chỉ mình em nghe rét nhớ về anh”

[Nghe rét đến, nhớ về Hà Nội; trang 44]

Từ sự trải nghiệm sâu xa, chị nâng niu tình yêu, hạnh phúc bằng cái nhìn giản dị, thiết thực nhưng vẫn đầy sự xúc cảm từ tổ ấm khiêm nhường của mình:

“Nhưng lúc này anh ở bên em Niềm sung sướng trong ta là có thật Như chiếc áo trên tường, như trong sách Như chùm hoa nở cánh trước hiên nhà”

[Nói cùng anh; trang 77]

Tâm trạng thơ Xuân Quỳnh là tâm trạng nảy sinh từ đời sống của chính chị, từ hồn cảnh của riêng chị.

110

c. Các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ phản ánh điểm nhìn nghệ thuật của tác giả

* Quan niệm về tình yêu của người phụ nữ

Qua những tác phẩm của Hồ Xuân Hương, có thể thấy khát khao mãnh liệt nhất, nỗi ám ảnh lớn nhất đối với thi sĩ là hạnh phúc lứa đôi. Thời xưa, dưới chế dộ phong kiến suy tàn, mục nát, số phận người phụ nữ luôn bị vùi dập, ln bị trói buộc bởi xã hội bất cơng. Họ gặp nhiều đau khổ, lận đận tình dun trắc trở, chịu cuộc đời làm lẽ, số phận hẩm hiu éo le.

Với bản lĩnh của mình và cũng là nạn nhân trong xã hội đó, Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn nói lên nỗi lịng của những người phụ nữ xưa. Đó là những người phụ nữ duyên dáng, tài sắc vẹn tồn nhưng ln bị phân biệt đối xử thậm tệ, khơng có quyền lựa chọn hạnh phúc của đời mình và ln khát khao hạnh phúc lứa đôi.

Trước một xã hội bất công, cảnh ngộ người phụ nữ giàu sức sống và hết sức tài hoa nhưng trớ trêu cuộc đời thật bất hạnh, số phận lận đận gian truân:

“Thân em vừa trắng lại vừa trịn” Bảy nổi ba chìm với nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

[Bánh trôi nước; trang 10]

Thành ngữ được vận dụng “Ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh” trong văn cảnh quy chiếu về thân phận người phụ nữ, chịu nhiều thiệt thòi do lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ và sự ràng buộc “tam tòng, tứ đức” gây nên. Hai chữ “rắn nát” quy chiếu về số phận của người phụ nữ, được hạnh phúc hoặc bất hạnh đều do “tay kẻ nặn”, do cha mẹ hay chồng con định đoạt. Việc hôn nhân do cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Đạo “tam tịng” chính là “tay kẻ nặn”.

Có lẽ chịu nhiều lận đận trong đường tình duyên, 2 lần làm lẽ, cả 2 lần ngắn ngủi nên bà rất hiểu và đồng cảm với thân phận của những người phụ nữ không may mắn trong đường tình dun. Đó là nỗi khổ của người làm lẽ, người phụ nữ không chồng mà chửa, người phụ nữ chết chồng… Thông qua thơ của bà, người

111

đọc thấy thân phận của khổ nhục của người làm lẽ, “năm thì mười họa” mới được

gần chồng. Họ là “thứ” làm mướn không công và thỏa ham muốn của kẻ giàu có. Nhà thơ vạch trần bản chất xấu xa của chế độ phong kiến:

“Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Năm thì mười họa chăng hay chớ Một tháng đơi lần, có cũng khơng Cố đấm ăn xơi, xôi lại hẩm

Cầm bằng làm mướn, mướn không công Thân này ví biết dường này nhỉ

Thà trước thơi đành ở vậy xong”.

[Làm lẽ; trang 15]

Trong Bài thơ “Khóc ông Phủ vĩnh Tường”, ngoài nỗi đau buồn cho người

đã khuất và sự xót xa cho tình dun lỡ lãng, người đọc tìm thấy ở đây niềm nuối tiếc ngậm ngùi bởi đã mất đi một bạn thơ, một người tri kỷ:

“Trăm năm ông phủ vĩnh Tường ôi! Cái nợ ba sinh đã trả rồi

Chôn chặt văn chương ba thước đất

Hăm bảy tháng trời đà mấy chốc Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi!”

Với Hồ Xuân Hương, hạnh phúc thật muộn màng lại quá đỗi ngắn ngủi. Đạo nghĩa trăm năm của tình chồng vợ, sự thấu hiểu, đồng điệu của những tri âm oái ăm thay chỉ đà mấy chốc. Niềm vui chỉ thống qua như ngọn gió, nỗi bất hạnh đeo đẳng ám ảnh cả đời người. Trang mảng thơ về nỗi bất hạnh trong tình duyên, đây là một trong những vần thơ chất chứa nỗi niềm chân thực về thân phận.

Trong Bài “Không chồng mà chửa”, nhà thơ lại viết về một cảnh ngộ của

một người phụ nữ, cảnh ngộ những cơ gái khơng may có mang với người u của mình nhưng khơng được xã hội chấp nhận:

112

“Cả nể cho nên hóa dở dang

Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc Phận liễu sao đà nảy nét ngang Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa? Mảnh tình một khối thiếp xin mang Quản bao miệng thế lời chênh lệch Khơng có, nhưng mà có, mới ngoan”

Trong bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã nhấn mạnh cái nghĩa, cái trách nhiệm mà người đàn ơng nào đó vơ tâm trước hậu quả để lại cho người phụ nữ mà tác giả đã đứng về phía cơ gái.

Ở bài Tự tình (III), tác giả viết:

“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con”.

Sự sống của đất trời cứ vận hành như mn thuở vậy, cịn riêng mình thì vẫn cứ hẩm hui trong số phận, trong tình dun, tình dun đã ít lại phải chia ba sẻ bảy nữa. Đọc thơ bà, người đọc có cảm giác người phụ nữ trong thơ Xuân Hương gần như chưa một lần nhận diện được hạnh phúc.

Với Xuân Quỳnh, người nghệ sĩ ln khát khao đi tìm cái đẹp, mà cái đẹp tuyệt diệu nhất là chính là tình u. Xuân Quỳnh yêu say đắm và vì thế, những trang thơ của chị cũng mãnh liệt không kém. Mỗi cung bậc cảm xúc đều được Xuân Quỳnh đẩy lên cao trào. Đó là nỗi nhớ quay quắt:

“Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày khơng gặp nhau Lịng thuyền đau rạn vỡ Nếu từ giã thuyền rồi Biến chỉ cịn sóng gió

113

Nếu phải cách xa anh Em chỉ còn bão tố”

[Thuyền và biển; trang 15]

Đó là trạng thái thấp thỏm lo âu, dù xa cách nhưng vẫn luôn hướng trọn vẹn tấm lòng đến người yêu:

“Thương chiếc xe anh nhọc nhằn trong gió Mái nhà nao đêm anh dừng chân

Ước chi làm chiếc nón che anh Đêm gió lạnh em xin làm ngọn lửa”

[Không đề I; trang 27] Đó là đau đớn, tự dằn vặt mình, khi thấy “anh buồn”...

“Mắt anh nâu một vùng đất phù sa Vùng đất của nơi nào trong trí nhớ Em chiếm đoạt rồi em hoảng sợ Giữ vô cùng hoăng vắng giữa cô đơn Mấy năm rồi, thơ em buồn hơn Áo em rộn, lòng em tan nát...”

[Không đề II; trang 94]

Xuân Quỳnh muốn yêu và được yêu trong tự do, trong sự vĩnh hằng. Chị mượn thiên nhiên bất tử để lột tả tình yêu:

“Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình u Để ngàn năm còn vỗ”..

[Sóng; trang 20]

Tình u có lý lẽ riêng của nó, cái lý lẽ mà lý trí khơng giải thích được. Khi có thể yêu một ai đó sâu sắc, người ta sẵn sàng từ bỏ “tự do” của bản thân để vun đắp hạnh phúc cho người mình yêu:

114

“Em yêu anh hơn cả thời xưa (Cái thời tưởng chết vì tình ái) Em chẳng chết vì anh, em chẳng đổi Em cộng anh vào với cuộc đời em”

[Có một thời như thế; trang 87]

Người ta có thể quên đi quá khứ, quên cả tương lai, quên những thất vọng đã từng trải và quên luôn bất trắc sẽ ập đến. Người ta mất đi bản năng tự vệ, mất đi lòng kiêu hãnh, mất đi nét vô tư, mất rất nhiều nhưng lại cảm thấy hạnh phúc... yêu

Một phần của tài liệu 26095 171220200756241 LUANVANCHINHTHUC (Trang 113 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)