CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
2.3.2. Điểm khác biệt
- Trước hết, tỷ lệ của 3 nhóm được khảo sát trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xn Quỳnh có tương quan khơng giống nhau, được biểu diễn qua sơ đồ sau:
78
Kết quả so sánh cho thấy nhóm BTCV về người phụ nữ thuộc thế giới con người chiếm tỷ lệ cao nhất và chênh lệch hẳn so với hai nhóm cịn lại trong thơ Xn Quỳnh; cịn thơ Hồ Xn Hương thì 2 nhóm BTCV về người phụ nữ thuộc về thế giới tự nhiên và thế giới con người hầu như khơng chênh lệch nhiều. Có thể nói, thời đại Xuân Quỳnh lại có cách thể hiện khác, nhà thơ ưu tiên sử dụng từ ngữ đơn giản, gần gũi với ngôn ngữ đời thường nhưng biết cách đặt chúng vào vị trí phù hợp nhất. Vì vậy mà ngơn từ trong thơ Xn Quỳnh có tính biểu cảm cao. Xn Quỳnh viết về người phụ nữ rất gần, rất thật nhưng thơ vẫn hay và cuốn hút lạ thường và xuyên suốt trong thơ Xuân Quỳnh là hình tượng “cái tơi” trữ trình chủ đạo và đặc trưng. Với Hồ Xuân Hương, ngôn ngữ thơ Nôm bà là ngôn ngữ đại chúng, gần gũi với lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân lao động song do sự chi phối của đặc trưng thi pháp ngôn ngữ thơ Trung đại nên các BTCV được dùng để chiếu vật về người phụ nữ vẫn mang tính ước lệ, hàm súc và đa nghĩa.
- Thứ hai, các BTCV được khảo sát trong thơ Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh tuy cùng có 3 kiểu cấu tạo là danh từ, ngữ danh từ và kết cấu sóng đơi, nhưng tỷ lệ tương quan giữa chúng lại khác nhau trong từng nguồn ngữ liệu khảo sát, thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2. So sánh tỷ lệ các kiểu cấu tạo của các BTCV trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh
79
Kết quả so sánh cho thấy, các BTCV có cấu tạo ngữ danh từ trong thơ Xuân Quỳnh chiếm ưu thế và chênh lệch khá rõ thì trong thơ Hồ Xuân Quỳnh khơng chênh lệch nhiều. Có thể thấy, các BTCV có kết cấu sóng đơi thể hiện nét độc đáo, sáng tạo và có giá trị biểu đạt riêng trong thơ Xuân Quỳnh (23 cặp) trong khi thơ Hồ Xuân Hương chiếm một tỉ lệ ít hơn (17 cặp).
- Thứ ba, xét riêng kiểu cấu tạo các danh từ làm BTCV, số liệu khảo sát cũng cho thấy sự khác biệt giữa thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh, số liệu thể hiện qua biểu đồ:
Biểu đồ 2.3. So sánh kiểu cấu tạo các BTCV là danh từ trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh.
Biểu đồ so sánh cho thấy việc sử dụng các BTCV là từ đơn trong thơ Xuân Quỳnh chiếm ưu thế rõ rệt (gấp gần 3 lần so với từ ghép). Trong khi đó, trong thơ Hồ Xuân Hương, tỷ lệ chênh lệch nhau giữa từ đơn và từ ghép là không đáng kể. 2.4. TIỂU KẾT
Chương 2 của luận văn đã trình bày kết quả khảo sát và phân tích, miêu tả các BTCV về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh trên bình diện cái biểu đạt, sau đó so sánh chúng để tìm ra điểm tương đồng và điểm khác biệt. Kết quả chính đạt được là:
80
Về cấu tạo, trong thơ Hồ Xuân Hương có 3 kiểu cấu tạo là danh từ, ngữ danh từ và quan hệ ở cấp độ câu, cụm từ và quan hệ kết cấu sóng đơi; trong đó, BTCV có kiểu cấu tạo ngữ danh từ và danh từ có cấu tạo chiếm ưu thế nhất, khác với trong thơ Xuân Quỳnh thì các danh từ làm BTCV lại chiếm đa số.
Về quan hệ kết hợp, ở cấp độ cụm từ, thơ Hồ Xuân Hương sử dụng nhiều các cụm từ cố định (thành ngữ, quán ngữ …), còn trong thơ Xuân Quỳnh chủ yếu là cụm từ tự do (32.73%). Các BTCV đảm nhiệm làm thành phố phụ trong cấu tạo của các ngữ danh từ là chủ yếu. Ở cấp độ câu, các BTCV làm thành phần chủ ngữ chiếm tỷ lệ cao (Thơ Hồ Xuân Hương chiếm 53,71%, Thơ Xuân Quỳnh: 75,51%) so với các thành phần còn lại. Khi làm chủ ngữ, các BTCV cả trong thơ Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh kết hợp đa dạng với các loại vị từ làm trung tâm vị ngữ, như: trạng thái tồn tại, trạng thái tâm lý, đặc điểm, tính chất, nói năng…
81
CHƯƠNG 3
CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG NGÔN NGỮ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ THƠ XUÂN QUỲNH
NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠT
3.1. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG