CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
3.1. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ
3.1.1. Chiếu vật về người phụ nữ trên hệ quy chiếu thế giới tự nhiên
Ở chương 2, chúng tôi đã khảo sát được 46/121 BTCV quy chiếu tới thế giới tự nhiên (động vật, thực vật và hiện tượng thiên nhiên). Đây là BTCV chiếm tỷ lệ tương đối (38%) so với các BTCV khác trong thơ Hồ Xuân Hương. Bên cạnh việc khảo sát các BTCV, chúng tơi cịn mong muốn đi xa hơn tìm hiểu về giá trị biểu đạt, ý nghĩa ẩn giấu đằng sau lớp ngôn từ là các BTCV, lí giải cụ thể hơn về số phận, cuộc đời, phẩm chất, tính cách cùng những vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam.
a. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật động vật
Qua khảo sát, chúng tôi nhận ra, các BTCV về người phụ nữ từ nhóm chiếu
vật động vật như: con cò, ốc nhồi, nhện, nòng nọc, hùm, hùm con, hồng nhạn, bướm… chiếm tỷ lệ 21.73%/TS 121 BTCV được khảo sát.
Ở Việt Nam, nền văn minh nông nghiệp lúa nước đã chi phối khá rõ nét trí tưởng tượng của nhà thơ. Tiềm thức cùng sự am hiểu, gắn bó lâu dài với cuộc sống “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” khiến bà chúa thơ Nơm tự ẩn cuộc đời mình vào những thân phận nhỏ bé, thấp hèn, bươn chải nắng mưa bên ruộng đồng, bầu
bạn cùng người nơng dân, đó là con cị trắng phau, mấp máy suốt đêm thâu hay con ốc nhồi lăn lóc đám cỏ hơi, ln sống trong cảnh thấp thỏm lo âu, chờ đợi và chưa
một lần được quyền quyết định về tương lai.
Bên cạnh những biểu tượng quen thuộc trong văn học truyền thống, thường
82
“Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau Con cò mấp máy suốt đêm thâu Hai chân đạp xuống năng năng nhắc Một suốt đâm ngang thích thích mau”
[Dệt cửi, trang 30]
Chúng tôi nhận ra sự phá cách, khả năng liên tưởng, sáng tạo vô cùng độc
đáo của Hồ Xuân Hương qua những biểu tượng hoàn toàn mới như: ốc nhồi,… “Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi,
Suốt ngày lăn lóc đám cỏ hơi Qn tử có thương thì bóc yếm Xin đừng ngó ngốy lỗ trơn tơi”
[Ốc nhồi; trang 39]
Với hình ảnh “ốc nhồi”, gần gũi, quen thuộc đối với người Việt Nam, Hồ
Xuân Hương như muốn người đọc luận ra số phận cuộc đời của người phụ nữ. Đó là những hình tượng quy chiếu về thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bề ngồi tuy xấu xí nhưng tốt lên vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách. Dường như khi nói đến vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ thì Hồ Xuân Hương mượn những hình ảnh đối lập mang hình hài xấu xí để nói về mình. Đó là vẻ đẹp của người phụ nữ lao động bình thường, lăn lộn với cuộc sống mưu sinh và cũng tự biết thân phận của mình. Cuộc đời họ tuy phải va vấp với bao truân chun, chìm nổi, khốn khó trăm bề thì vẫn sáng ngời vẻ đẹp nhân cách cao quý. Với những cách liên tưởng bình dị mà vơ cùng độc đáo, bà chúa thơ Nôm đã cho người đọc hiểu rõ hơn về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ tự ý thức sâu sắc về thân phận nhỏ bé, thấp hèn, chưa một lần được định đoạt số phận.
b. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật thực vật
Các BTCV về người phụ nữ từ nhóm chiếu vật thực vật trong thơ Hồ Xuân Hương mặc dù cũng chiếm tỷ lệ tương đối ít (tỷ lệ 21.73%/TS 121 BTCV) nhưng
để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người tiếp nhận: Liễu, bèo, quế, lá…
Trong thế giới ấy, có thể nói “liễu” là thực thể phổ biến nhất (bồ liễu, tơ liễu, lá liễu, hoa liễu, phận liễu, phố liễu) trong thơ Hồ Xuân Hương 7 lần xuất hiện ở
83
những ngữ cảnh khác nhau vì cây “liễu” hay cây “bồ” là hai thứ cây yếu ớt, ẻo lả,
mùa thu thì rụng lá nên các nhà văn, nhà thơ thường ví hay quy chiếu đến người con gái, phụ nữ, cụ thể:
“Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cơ mình? Chị cũng xinh mà em cũng xinh Đôi lứa như in tờ giấy trắng Nghìn năm cịn mãi cái xn xanh Xiếu mai chi dám tình trăng gió, Bồ liễu thơi đành phận mỏng manh Còn thú vui kia sao chẳng vẽ, Trách người thợ vẽ khéo vơ tình”
[Tranh Tố nữ; trang 7] Ví dụ 2:
“Cả nể cho nên hóa dở dang
Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng? Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc, Phận liễu sao đà nảy nét ngang”
[Không chồng mà chửa; trang 18]
Các kết cấu từ đi kèm với liễu thường là: tơ, lá, phận. Tất cả những cụm từ ấy gợi lên thân phận mỏng manh, yếu đuối của người phụ nữ. Và cũng chính liễu là
đối tượng khơi gợi vẻ đẹp mong manh, tính cách dịu dàng, thùy mị của người con gái, người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam.
Ngồi ra, cịn có các BTCV khác như “bèo non”, “quế, cành gấm, lá ngọc, lá thắm…” cũng được Hồ Xuân Hương sử dụng để nói đến thân phận hẩm hiu của
người phụ nữ trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
c. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật hiện tượng thiên nhiên
Trong thơ Hồ Xuân Hương, các BTCV hiện tượng thiên nhiên quy chiếu về
người phụ nữ có các từ “xuân”, “nguyệt” (xuất hiện 6 lần), BTCV “trăng” (vầng trăng, trăng thu, bóng xế, bóng giăng) có khả năng lớn hơn so với BTCV “gió,
84
nước, dòng nước ngược, dòng sơng, chiếc bích, mây, giọt sương. Từ “xuân”, “trăng”, “nguyệt” xuất hiện ở ngữ cảnh khác nhau sẽ khác nhau với nhiều loại từ
và miêu tả tố đi kèm khác nhau trong cấu trúc của BTCV: loại từ đứng trước
“trăng” thì có “bóng, vầng”; miêu tả tố đi kèm phía sau thì có thu,…
Có thể nói, dù trong vũ trụ chỉ có duy nhất một thực thể “trăng” nhưng trong thơ Hồ Xuân Hương, mỗi lần trăng xuất hiện là người đọc lại có cảm giác như đó
là một vầng trăng khác. Ví dụ 1:
“Canh khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa trịn”
[Tự tình bài 1; trang 48] Ví dụ 2:
“Anh đồ tỉnh, anh đồ say
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày Này này chị bảo cho mà biết
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay”
[Xướng I; trang 59]
Xét ví dụ 1: “Vầng trăng bóng xế” được quy chiếu đến nhan sắc của Hồ
Xuân Hương. Phải chăng tác giả đang nghĩ về nhan sắc đang tàn phai theo năm
tháng, mà tình duyên vẫn chưa thể vẹn toàn? Ánh trăng cũng là biểu tượng của sự
thuỷ chung của bao tình u đơi lứa. Giờ đây, ánh trăng đó sắp tàn và đang dần
khuất, người phụ nữ vẫn chưa thể chìm sâu vào giấc ngủ. Trăng chưa thể trịn, như
cuộc tình dang dở của người phụ nữ. Có lẽ, nữ sĩ Hồ Xuân Hương muốn đưa cái sự suy nghĩ về lẽ đời, về sự hạnh phúc mà tác giả đang mong đợi vào chính tâm trạng của nhân vật?
Ở ví dụ 2, từ “nguyệt” ở đây được quy chiếu đến người phụ nữ. Hồ Xuân Hương ví mình “nguyệt”, đó là một lời khẳng định về giá trị, vẻ đẹp của người phụ
85
Tóm lại, hình tượng thân thể mang vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữtrong thơ Nơm Hồ Xn Hương tốt lên sự thanh tân, thánh thiện. Đó là cơ thể những
thiếu nữ “mười bảy hay là mười tám đây”, còn đang độ “hồng hồng má phấn”. Tuy
tác giả không tả chi tiết nhưng vẫn rất nhiều gợi cảm. Hồ Xuân Hương đã công khai ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.