Chiếu vật về người phụ nữ trên hệ quy chiếu thế giới nhân tạo

Một phần của tài liệu 26095 171220200756241 LUANVANCHINHTHUC (Trang 93 - 98)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

3.1.2.Chiếu vật về người phụ nữ trên hệ quy chiếu thế giới nhân tạo

3.1. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ

3.1.2.Chiếu vật về người phụ nữ trên hệ quy chiếu thế giới nhân tạo

Bên cạnh các BTCV thuộc về thế giới tự nhiên, trong thơ Hồ Xuân Hương còn một bộ phận vô cùng quan trọng là các BTCV thuộc về hệ quy chiếu thế giới nhân tạo. Qua khảo sát ở chương 2, chúng tôi nhận ra các BTCV trên hệ quy chiếu thế giới nhân tạo về người phụ nữ chiếm tỷ lệ ít nhất trong 3 nhóm đã thống kê, phân loại ở chương 2 (24/121=19.8%).

a. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật là trang y phục

Những trang thơ viết về người phụ nữ không thể thiếu những từ ngữ viết về trang sức, y phục, bởi họ được ví von là phái đẹp. Chính sự chỉn chu từ bên ngoài đã phần nào thể hiện phẩm chất, tính cách con người nên đối với người phụ nữ, làm

sao thiếu được phấn son, trâm cài lược chải, yếm đào... Vì vậy mà khi khảo sát tập

thơ Nơm truyền tụng và Lưu Hương Kí của Hồ Xn Hương, chúng tơi đặc biệt lưu tâm đến các BTCV này.

Các BTCV về trang y phục chủ yếu là trang phục, đồ trang sức mà người phụ

nữ hay dùng, trong đó “phấn son” xuất hiện 3 lần ở 3 bài khác nhau. Ngồi ra, cịn có các BTCV khác như: “lược trúc, mùi hương, ngọc…” nhưng tần số xuất hiện chỉ

duy nhất 1 lần ở 3 bài khác nhau.

Đọc các đoạn thơ sau để hiểu rõ hơn giá trị biểu đạt của chúng:

“Lá ngọc chiều thu giận hẳn du Tuần trăng sẽ nhớ bữa đêm thu Bên am Nhất Trụ trơng cịn đấy Ngọn nước Tam Kỳ chảy lại đâu

86

Son phấn trộm mừng duyên để lại Bèo mây thêm tủi phận về sau Trăm năm có biết duyên thừa nữa Cũng đỏ tay tơ cũng trắng đầu”

[Thu nguyệt hữu ức Mai Sơn Phủ ký; trang 78] Hay:

“Mùa hè hây hẩy gió nồm đơng Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng Lược trúc lỏng cài trên mái tóc Yếm đào trễ xuống dưới nương long”

[Thiếu nữ ngủ ngày; trang 46]

Cả 2 ví dụ trong 2 bài thơ, người đọc nhận thấy Hồ Xuân Hương đã sử dụng

các từ “son phấn, lược, yếm” đều là những vật trang điểm, là y phục mà phụ nữ

thường hay sử dụng, gắn bó suốt đời họ. Những vật dụng vốn quen thuộc ấy qua sự kết hợp của ngịi bút tài tình Hồ Xn Hương đã mang một dáng vẻ hồn tồn khác,

đó là yếm đào, lược trúc mềm mại, dịu dàng mà cũng vơ cùng dun dáng, tình tứ.

Người phụ nữ trong thơ bà bao giờ cũng ý thức rõ thân phận của mình nhưng vẫn ln cố gắng vươn lên, tự khẳng định bằng vẻ đẹp ngoại hình lẫn tâm hồn cao cả. Khơng những thế, hình tượng người phụ nữ hiện lên trong trang thơ bà bao giờ cũng xuất hiện với hình thể đầy đặn và sự tự ý thức cao độ về nhựa sống bên trong.

“Son phấn” trong ví dụ 1, ở đây muốn nói đến duyên phận của người con gái. Đêm trăng thu Hồ Xuân Hương nhớ Mai Sơn Phủ viết bài thơ nôm Thu nguyệt hữu ức Mai Sơn Phủ - nhớ lại buổi chiều cùng đi dạo với Mai Sơn Phủ. Phận gái

mừng thầm duyên nợ với chàng, đừng như bèo mây hợp rồi tan mà tủi phận về sau. Trăm năm dù là vợ cả hay thứ thiếp của chàng, ông tơ bà nguyệt cũng xe đỏ tay tơ cho đến khi đầu bạc.

Ở ví dụ 2, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp đầy sức sống của người thiếu nữ

đang tuổi dậy thì qua hình ảnh “thiếu nữ đang ngủ”. Các từ “lược, yếm” là những đồ

87

sử dụng nữa. Cái yếm đã là vật thân thiết của người phụ nữ Việt Nam trên hai ngàn năm nay. Chúng ta bắt gặp chiếc yếm của người phụ nữ qua ca dao:

“Cái cò lặn lội bờ ao

Phất phơ đơi dải yếm đào gió bay”

Hay:

“Mình về mình có nhớ chăng Ta về như lạt buộc khăn nhớ mình Ta về ta cũng nhớ mình

Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với nét bút mạnh dạn, táo bạo, nhà thơ miêu tả rất thực nét đẹp cơ thể của người thiếu nữ. Đó là cái đẹp khơng hề che đậy, nó được phơ ra một cách kỳ lạ:

“Lược trúc lỏng cài trên mái tóc Yếm đào trễ xuống dưới nương long”.

Mỗi câu, mỗi chữ trong bài thơ làm hiện ra nét đẹp mơn mởn, trẻ trung, dân

dã, đầy sinh lực. Mái tóc thơm mát, bng xõa, “lược trúc lỏng cài”, “yếm đào trễ xuống”... Xuân Hương trân trọng cái đẹp đó nên bà khơng nhìn nhãn quan ước lệ

mà nhìn bằng nhãn quan thẩm mỹ, phân tích bởi. Do vậy, vẻ đẹp rất thực ấy được tổng hợp bằng nhiều cái đẹp riêng rẽ.

b. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật là ẩm thực

Các BTCV là ẩm thực trong thơ Hồ Xuân Hương gắn liền với đời sống sinh

hoạt hàng ngày của người dân như “xôi, khoai, bánh trơi nước…”. Đây là các món

ẩm thực dân dã, dễ gặp ở mọi miền đất nước và khi đề cập đến thơ Hồ Xuân

Hương, người đọc nghĩ ngay đến 2 bài thơ nổi tiếng là “Bánh trôi nước” và “Quả mít” (đã phân tích trong Chương 2) chiếm tỷ lệ 20.83%/TS 121 BTCV.

Hai bài thơ được sáng tác bởi Hồ Xuân Hương, một nhà thơ phụ nữ thường viết về phụ nữ, hơn nữa tác giả và tác phẩm ra đời trong bối cảnh xã hội phong kiến với những quan niệm, hủ tục bất công đối với người phụ nữ. Chúng ta nhận thấy

hình tượng chiếc bánh trôi,chỉ là một vật gợi hứng, một hình ảnh ẩn dụ cho thân

phận và tấm lòng của người phụ nữ. Đây mới chính là nghĩa hàm ẩn và cũng là chủ đề tư tưởng đích thực của hai bài thơ.

88

“Thân em vừa trắng lại vừa trịn”

Trong câu thơ xuất hiện hai tính từ diễn tả vẻ đẹp được kết nối bằng điệp phụ

từ vừa tạo sự bổ sung tăng tiến. Trắng và trịn biểu thị những giá trị có tính cụ thể, trực tiếp. Trắng là cái màu non tơ mịn mượt. Nó là da thịt người phụ nữ, nó thơm sạch, thoang thoảng một thứ hương sen. Trắng tượng trưng cho vẻ đẹp nữ giới mà

người nói đến (nhất là khác giới) bao giờ cũng phải nhỏ nhẹ, khẽ khàng. Vì đó là một vẻ đẹp phù dung, một bơng hoa cánh mỏng chóng tàn nếu ai kia thô bạo giằng

xé, giẫm đạp lên hoa. Trịn là dáng hình, trịn cịn là sự viên mãn, đầy đặn của vẻ đẹp. Nếu trắng là tinh khiết thì trịn là dễ bị đẩy đi, như viên bi, không gồ ghề, khơng sắc cạnh, lăn ngả nào cũng được. Chính vì trắng mà trịn, mà bao giờ cũng

đứng trước nhiều khả năng, khả năng nào cũng ở thế bị động. Bao nhiêu dự cảm nơn nao, lo lắng, phập phồng về những gì cịn ở phía trước được Hồ Xn Hương

đúc kết trong từ tròn. Như người con gái trong ca dao xưa đã nhiều lần than thở: “Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?; Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”.

Trong thế tương quan bảy – ba giữa nổi và chìm, người ta khơng khỏi thắc mắc về sự nhiều - ít của các trạng thái. Đúng vậy, nổi có vẻ nhiều hơn thật, nhưng nổi cao thì chìm sâu. Chiếc bánh trở thành một miếng mồi cho con nước trớ trêu giày vò, đùa nghịch như người phụ nữ bị quăng quật, nổi chìm trong kiếp phận đàn bà. Như vậy, hai câu thơ đã biểu hiện sự đối nghịch giữa phẩm chất của chủ thể và số phận của nó theo quan hệ nhân – quả.

Như vậy, từ những lí thuyết về nghĩa chiếu vật và nghĩa tường minh, nghĩa

hàm ẩn của diễn ngôn, chúng ta thấy bài thơ Bánh trôi nước là tiếng nói khẳng định

giá trị, là lời cảm thương thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.

c. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật là vật dụng, sinh hoạt gia đình

Các BTCV ở nhóm này tần số xuất hiện cũng ít, chúng tơi thống kê được:

89 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vàng, cân vàng xuất hiện 1 lần trong các bài thơ của Hồ Xuân Hương, chiếm tỷ lệ

29.16%/TS 121 các BTCV.

“Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông Giếng tốt thanh thơi, giếng lạ lùng. Cầu trắng phau phau đôi ván ghép, Nước trong leo lẻo một dịng thơng. Cỏ gà lún phún leo quanh mép, Cá diếc le te lách giữa dòng. Giếng ấy thanh tân ai chẳng biết, Đố ai dám thả nạ dòng dòng”.

[Giếng thơi; trang 8]

Đúng là cái giếng thật, tất nhiên là cái giếng ngày xưa không xây bằng gạch mà chỉ đào sâu xuống đất rồi bắc ván làm chỗ đứng để múc nước. Bài thơ có 8 câu

nhưng từ “giếng” được nhắc lại 3 lần với 3 lần miêu tả khác nhau. Hầu hết các yếu tố miêu tả đặc tính của giếng đều là tính từ “thanh thơi, lạ lùng, thanh tân” tơ đậm

ấn tượng về cái giếng trong veo, nước ngọt, mát.

Cịn nghĩa thứ hai thì mọi người đều hiểu đây chính là cái giếng thanh tân ở thời điểm dậy thì của người con gái.

Khi đã biết “thanh tân” thì thấy “cái ấy” đẹp đến độ đáng nâng niu trân

trọng, không ai dám thả mẹ của con dịng dịng. Hình ảnh con cá lóc dẫn đàn con dòng dòng bơi trong ao cịn gợi tình mẫu tử của phái tính nữ. Thật đường dẫn đến nhà ông quá đẹp, quá thi vị nhưng nhà ông hãy còn quá cách xa cái giếng

đẹp: “Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông.”

Xuân Hương cũng làm hai bài thơ Cái quạt. Đây là bài Cái quạt-Bài 1 “Mười bảy hay là mười tám đây,

Cho ta yêu dấu chẳng rời tay.

Mỏng dày chừng ấy chành ba cạnh, Rộng hẹp dường nào cắm một cay. Càng nóng bao nhiêu thời càng mát,

90

Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày. Hồng hồng má phấn duyên vì cậy, Chúa dấu vua yêu một cái này”

[Cái quạt-Bài 1; trang 12]

Bài thơ vẫn đậm hơi thở của giới. Đọc bài thơ, người đọc nghĩ ngay bà đang

miêu tả cái quạt. Tuy nhiên đó khơng hẳn miêu tả về cái quạt- một vật dụng quen

thuộc trong sinh hoạt hàng ngày của người Việt. Người phụ nữ được biểu trưng

bằng cái giống như cái quạt “mười bảy hay mười tám”, một cái giống tự tin về tuổi trẻ, về hấp lực giới tính của mình, “rộng-hẹp, mỏng-dày”, một cái giống có tư thế chủ động và có một tầm cao ngang bằng, thậm chí cịn hơn hẳn đối phương (Mát mặt anh hùng khi tắt gió/ Che đầu quân tử sa mưa – Cái quạt 2).

Các chiếu vật là vật dụng, sinh hoạt trong gia đình trong thơ Hồ Xuân Hương cho thấy một lần nữa, bà luôn đề cao thân phận và phẩm chất, về giá trị của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Một phần của tài liệu 26095 171220200756241 LUANVANCHINHTHUC (Trang 93 - 98)