CHƯƠNG 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU
2.2.1.1. ẩm trong bột lá chùm ngây
Cách tiến hành
Chuẩn bị 5 cốc sứ. Các cốc sứ được rửa sạch và đánh số thứ tự rồi đem đi sấy khô trong tủ sấy đến khối lượng không đổi. Sau khi sấy xong thì cho vào bình hút ẩm để nguội về nhiệt độ phòng rồi cân các cốc sứ ghi lại khối lượng m0.
Mẫu xác định độ ẩm là bột lá chùm ngây, cân lấy khối lượng m1 trên cân phân tích rồi cho vào cốc sứ đã biết khối lượng. Đem các cốc sứ có chứa mẫu đi sấy ở nhiệt độ 100oC trong 3 giờ đồng hồ. Sau khi sấy xong lấy các cốc sứ ra rồi cho vào bình hút ẩm để nguội về nhiệt độ phòng. Sau khi nguội thì đem cốc có chứa mẫu đã sấy xong đi cân ghi lại khối lượng m2.
Cách tính độ ẩm
- Độ ẩm của mẫu bằng hiệu số khối lượng giữa khối lượng mẫu trước và sau khi cân. Từ đó suy ra độ ẩm trung bình của 5 mẫu.
- Độ ẩm được tính theo công thức sau: W= (𝑚1+ 𝑚0)− 𝑚2
𝑚1 . 100
Trong đó:
m0: khối lượng cốc sứ (g)
m1: khối lượng mẫu bột lá chùm ngây (g)
m2: khối lượng mẫu bột lá chùm ngây và cốc sứ sau khi sấy (g) W: độ ẩm của mẫu (%)
Hình 2.2. Đo độ ẩm bột lá chùm ngây 2.2.1.2. Hàm lượng tro trong bột lá chùm ngây
Tro toàn phần: Là khối lượng còn lại sau khi nung cháy hoàn toàn một mẫu thử trong điều kiện nhất định.
Cách tiến hành
Chuẩn bị 3 cốc sứ sạch, cho vào lò nung nung đến khối lượng không đổi rồi cho vào bình hút ẩm để nguội về nhiệt độ phòng rồi đem đi cân ghi lại khối lượng m0.
Cân lấy khối lượng m1 trên cân phân tích rồi cho vào cốc sứ đã biết khối lượng. Đem than hóa sơ bộ trên bếp điện rồi cho vào lò nung ở 500-5500C trong thời gian từ 4 đến 5 giờ đồng hồ cho đến khi thu được tro trắng.
Lấy cốc sứ ra khỏi lò nung cho vào bình hút ẩm để nguội về nhiệt dộ phòng. Sau khi nguội đem cốc sứ đi cân ghi lại khối lượng m2.
Công thức tính hàm lượng tro:
% Tro = 𝑚2− 𝑚0
𝑚1 . 100
Trong đó
m0: khối lượng cốc sứ (g)
m1: khối lượng bột lá chùm ngây (g)