CHƯƠNG 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU
2.2.1.3. Hàm lượng kim loại nặng trong bột lá chùm ngây
Các kim loại nặng như Cu, Pb, Zn, As, Hg… thường có trong các loại thực phẩm hằng ngày. Nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người cũng như giá trị dinh dưỡng và cảm quan của nguyên liệu. Việc xác định hàm lượng kim loại nặng để xem xét chúng có nằm trong giới hạn cho phép hay không. Nếu kết quả hàm lượng kim loại nặng vượt quá mức cho phép thì bột lá chùm ngây không đạt chất lượng có thể là do nguồn nước hoặc đất trồng ở nơi thu lấy lá chùm ngây bị nhiễm kim loại nặng. Vì vậy nếu gặp vấn đề trên thì nên chọn nơi thu hái lá khác để đảm bảo chất lượng nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử (AAS) để xác định hàm lượng kim loại nặng. Các nguyên tử ở trạng thái bình thường thì chúng không hấp thu hay bức xạ năng lượng nhưng khi chúng ở trạng thái tự do dưới dạng những đám hơi nguyên tử thì chúng hấp thu và bức xạ năng lượng. Mỗi nguyên tử chỉ hấp thu những bức xạ nhất định tương ứng với những bức xạ mà chúng có thể phát ra trong quá trình phát xạ của chúng. Khi nguyên tử nhận năng lượng chúng chuyển lên mức năng lượng cao hơn gọi là trạng thái kích thích. Quá trình đó gọi là quá trình hấp thu năng lượng của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi và tạo ra phổ của nguyên tử đó. Phổ sinh ra trong quá trình này gọi là phổ hấp thu nguyên tử.
Cách tiến hành
Pha nước cường toan tỉ lệ 21ml HCl: 7ml HNO3 rồi cho 10g bột lá chùm ngây vào ngâm trong vòng 1 ngày. Sau khi ngâm xong thì vô cơ hóa mẫu rồi thêm tiếp HNO3 10% vào. Lắc đều, thu lấy dung dịch đi đo AAS.