CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN 3.1 KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ

Một phần của tài liệu 23961 16122020235026584PHANTHUHNG 15CHDE TONVN (Trang 34 - 38)

3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ 3.1.1. Độ ẩm trong bột lá chùm ngây

Độ ẩm của bột lá chùm ngây được xác định bằng phương pháp trọng lượng. Kết quả khảo sát độ ẩm của bột lá chùm ngây được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát độ ẩm của bột lá chùm ngây

STT m1(g) m2(g) W(%) 1 5.019 4.502 10.300 2 5.026 4.505 10.366 3 5.023 4.503 10.352 4 5.026 4.507 10.326 5 5.017 4.502 10.265 W trung bình (%) 10.322

Nhận xét: Từ bảng 3.1 trên cho thấy độ ẩm trung bình của bột lá chùm ngây là

khoảng 10.322%. Độ ẩm mẫu bột lá chùm ngây nằm trong giới hạn cho phép (<12%) dựa theo Dược điển Việt Nam. Với độ ẩm này chúng ta có thể bảo quản nguyên liệu trong một khoảng thời gian dài mà không bị hư hỏng hay ẩm mốc. Bảo quản bột lá chùm ngây ở nơi khô ráo, mát mẻ tránh ánh nắng mặt trời.

3.1.2. Hàm lượng tro trong bột lá

Hàm lượng tro trong bột lá chùm ngây được xác định bằng phương pháp trọng lượng. Kết quả hàm lượng tro được xác định và trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát hàm lượng tro của bột lá chùm ngây

STT m0(g) m1(g) m2(g) Hàm lượng tro (%) 1 56.834 3.027 57.208 12.355

2 53.368 3.025 53.742 12.363 3 57.350 3.016 57.725 12.433 3 57.350 3.016 57.725 12.433 Hàm lượng tro trung bình 12.383

Nhận xét: Hàm lượng tro trung bình của mẫu bột lá chùm ngây là 12.383% so

với tiêu chuẩn Dược điển IV Việt Nam quy định thì hàm lượng tro không vượt quá 20% là đạt tiêu chuẩn. Từ đó có thể dự đoán được trong bột lá chùm ngây chứa một lượng chất vô cơ hoặc có mặt muối của một số kim loại như Na, K, Ca, Cu… nhưng chúng tương đối ít nên có thể sử dụng làm dược liệu.

3.1.3. Hàm lượng kim loại nặng trong bột lá chùm ngây

Hàm lượng một số kim loại có trong bột lá chùm ngây được xác định bằng phương pháp đo AAS. Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát hàm lượng kim loại của bột lá chùm ngây

Kim loại Hàm lượng trong bột lá chùm ngây (mg/kg) Hàm lượng cho phép (mg/kg) Cu 0.00432 ≤ 150 Zn Không phát hiện ≤ 40 Pb Không phát hiện ≤ 2

Kết luận: Hàm lượng kim loại có trong bột lá chùm ngây tương đối thấp. Trong bột lá chùm ngây tiến hành thí nghiệm chỉ tìm thấy duy nhất một kim loại nặng là Đồng (Cu). Hàm lượng đồng nằm trong khoảng hàm lượng cho phép theo “quy định về giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm” trong Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 19/12/2007. Hàm lượng kim loại nặng trong bột lá chùm ngây thấp hơn giới hạn cho phép rất nhiều lần nên sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

3.1.4. Hàm lượng protein trong bột lá chùm ngây

Hàm lượng protein được tính theo công thức: Hàm lượng protein = Hàm lượng Nitơ tổng × 6.25

Hàm lượng protein có trong bột lá chùm ngây là 23.4g/100g. Hàm lượng protein trong lá chùm rất cao, cao hơn rất nhiều lần các loại thực phẩm thông thường khác và cao ngang hàng với các loại như đậu đen (24.2g/100g), đậu Hà lan (22.2g/100g), đậu xanh (23.4g/100g), hạt điều (18.4g/100g), đậu phộng (27.5g/100g), mè (20.1g/100g).

Hàm lượng protein cao nên lá chùm ngây là một loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe con người.

3.2. KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHIẾT HỢP CHẤT HÓA HỌC LÁ CHÙM NGÂY TRONG DUNG MÔI ETHANOL. HỢP CHẤT HÓA HỌC LÁ CHÙM NGÂY TRONG DUNG MÔI ETHANOL.

Đối với phương pháp ngâm dầm thì cần phải xác định được tỉ lệ rắn/lỏng cùng với thời gian ngâm chiết để thu được khối lượng cao tối ưu nhất.

3.2.1. Kết quả khảo sát tỉ lệ rắn/lỏng (R/L) chiết trong dung môi ethanol

Tiến hành khảo sát tỉ lệ rắn/lỏng (R/L) bằng phương pháp chiết ngâm dầm. Tiến hành 5 mẫu cùng một lúc với các tỉ lệ rắn/lỏng lần lượt là 1:10, 1:15, 1:20, 1:25, 1:30. Cân 10g bột lá chùm ngây với các thể tích dung môi ethanol lần lượt là 100ml, 150ml, 200ml, 250ml, 300ml ngâm trong thời gian 1 ngày. Sau khi ngâm xong thu lấy dịch chiết, cô đuổi dung môi thu lấy cao rồi đem đi cân.

% khối lượng cao: %mcao= 𝑚𝑐𝑎𝑜×100%

𝑚đầ𝑢

Trong đó:

mcao: khối lượng cao chiết (g)

mđầu: khối lượng bột lá chùm ngây (g)

Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát tỉ lệ rắn/lỏng chiết trong dung môi ethanol

STT Thể tích (ml) Thời gian (ngày) mđầu (g) mcao (g) % mcao 1 100 1 10.006 0.516 5.156 2 150 1 10.007 0.810 8.094 3 200 1 10.007 1.266 12.651 4 250 1 10.006 1.410 14.091 5 300 1 10.006 1.447 14.461

Hình 3.1. Tỉ lệ giữa mcao thu được với thể tích dung môi

Từ kết quả ở bảng 3.4 và hình 3.1 ta thấy thể tích của dung môi ngâm chiết càng lớn thì khối lượng cao chiết thu được càng nhiều. Khối lượng cao tăng dần đều từ 100ml đến 200ml và tăng không đáng kể trong khoảng từ 200ml đến 300ml. Vì khi tăng lượng dung môi ngâm chiết thì các cấu tử trong bột lá chùm ngây hòa tan trong dung môi nhiều hơn từ đó khối lượng cao thu được cũng nhiều hơn nhưng đến khi các cấu tử hòa tan gần hết thì lượng cao thu được sẽ tăng chậm lại mặc dù ngâm trong lượng dung môi lớn. Vì vậy với 10g bột lá chùm ngây sẽ ngâm chiết với 250ml dung môi ethanol là thích hợp nhất về mặt hóa chất sử dụng. Tỉ lệ rắn/lỏng sẽ là 1:25.

3.2.2. Kết quả khảo sát thời gian ngâm chiết

Sau khi khảo sát tỉ lệ rắn/lỏng, tỉ lệ thích hợp nhất là 1:25. Sử dụng tỉ lệ thu được ở trên để xác định thời gian ngâm chiết thích hợp nhất. Tiến hành 5 mẫu cùng một lúc với các thời gian ngâm chiết lầm lượt là 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày, 4 ngày, 5 ngày. Mỗi mẫu gồm 10g bột lá chùm ngây và 250ml dung môi ethanol. Sau khi khi ngâm xong thì thu lấy dịch chiết và cô đuổi dung môi thu lấy cao. Tiến hành cân ghi lại khối lượng cao.

0.516 0.81 0.81 1.266 1.41 1.447 0 0.5 1 1.5 2 0 50 100 150 200 250 300 350 m c ao (g) Thể tích (ml) Tỉ lệ rắn/lỏng mcao (g)

Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát thời gian ngâm chiết

STT Thời gian ngâm chiết ( ngày) mđầu (g) mcao 1 1 10.006 1.410 2 2 10.008 1.421 3 3 10.005 1.465 4 4 10.011 1.473 5 5 10.008 1.480

Hình 3.2. Mối quan hệ giữa khối lượng cao và thời gian ngâm chiết

Từ kết quả ở bảng 3.5 và hình 3.2 thu được ở trên ta thấy, khi thời gian ngâm chiết tăng thì khối lượng cao thu được cũng tăng lên. Tăng đều từ ngày 1 đến ngày 3 và tăng chậm lại từ ngày 3 đến ngày 5. Vì thời gian ngâm chiết càng lâu các cấu tử hòa tan vào dung môi càng nhiều nên khối lượng cao thu được càng tăng lên nhưng đến khi các cấu tử hòa tan gần hết trong dung môi thì khối lượng cao chiết sẽ tăng chậm lại. Như vậy thời gian ngâm chiết tối ưu là 3 ngày.

0 0.5 1 1.5 2 0 1 2 3 4 5 6 m c ao (g)

Thời gian (ngày)

Một phần của tài liệu 23961 16122020235026584PHANTHUHNG 15CHDE TONVN (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)