Nội dung của chủ nghĩa duy vật lịch sử

Một phần của tài liệu 22888 16122020234135825PHMTHTHUTHYBnchnh (Trang 35 - 40)

B. NỘI DUNG

1.2 Những nội dung cơ bản của triết học Mác – Lênin

1.2.2 Nội dung của chủ nghĩa duy vật lịch sử

Xã hội khơng thể tồn tại được nếu khơng có q trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Trong quá trình sản xuất xã hội, con người quan hệ với nhau nhưng chính là để quan hệ với giới tự nhiên, nhằm biến đổi tự nhiên, trên cơ sở đó biến đổi đời sống xã hội và biến đổi chính bản thân mình. Để sản xuất ra của cải vật chất, con người phải quan hệ với giới tự nhiên. Quan hệ này được biểu hiện thành lực lượng sản xuất. Đồng thời con người phải liên hệ với nhau trong quá trình sản xuất, quan hệ này được biểu hiện thành quan hệ sản xuất. Đây là quan hệ “kép” khách quan, phổ biến trong lịch sử sản xuất vật chất của loài người. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt thống nhất của một phương thức sản xuất.

Mỗi quá trình sản xuất vật chất đều được tiến hành theo những phương thức nhất định trên hai mặt – đó là phương thức kĩ thuật, cơng nghệ của q trình sản xuất và phương thức tổ chức kinh tế của q trình sản xuất ấy, trong đó, phương thức tổ chức kinh tế phụ thuộc tất yếu vào trình độ phương thức kĩ thuật, cơng nghệ hiện có của xã hội. Như vậy, suy đến cùng thì chính trình độ phát triển của phương thức kĩ thuật, cơng nghệ nói riêng và trình độ phát triển nói chung của tồn bộ lực lượng sản xuất là nhân tố quyết định trình độ phát triển của nền sản xuất vật chất của xã hội, và do đó nó cũng chính là nhân tố quyết định trình độ phát triển của tồn bộ đời sống xã hội trên tất cả các mặt khác nhau của nó. Tương ứng với q trình chuyển từ phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phương thức sản xuất cơng nghiệp là q trình biến đổi và cách mạng của hàng loạt các quan hệ giữa con người với con người trên các lĩnh vực tổ chức chính trị, pháp luật, văn hóa, đạo đức, tơn giáo… Đúng như Mác nhận định: “Việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp và chính mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại tạo ra một cơ sở, từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí cả những quan niệm tôn giáo của con người ta” [25, tr.500].

30

Khi sản xuất cịn ở trình độ cơng cụ thủ cơng thì lực lượng sản xuất mang tính chất cá nhân. Nó thể hiện trình độ tư liệu sản xuất là thủ cơng, tính chất của lao động là riêng rẽ, cá nhân, tách rời nhau. Khi sản xuất bằng máy thì trình độ tư liệu sản xuất là sản xuất cơng nghiệp và tính chất của lực lượng sản xuất là xã hội hóa. Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là khơng thể tách rời. Một tình trạng nhất định của lực lượng sản xuất nói lên cả tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Trình độ lực lượng sản xuất quy định tính chất cua lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tác động qua lại theo yêu cầu của sản xuất vật chất, tạo nên sự phù hợp biện chứng giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất.

Dù phù hợp hay không phù hợp với lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất ln thể hiện tính độc lập tương đối với lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất. Quy định mục tiêu xã hội của sản xuất, khuynh hướng phát triển của quan hệ lợi ích, từ đó hình thành hệ thống những yếu tố hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tác dụng thúc đẩy và kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất chỉ có ý nghĩa tương đối. Với sự phát triển khách quan của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất khơng cịn phù hợp cuối cùng cũng sẽ bị thay thế bằng một kiểu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Tuy vậy, khi mâu thuẫn khách quan giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã bộc lộ gay gắt và địi hỏi phải giải quyết, nhưng con người khơng phát hiện được, hoặc phát hiện mà không giải quyết được, hoặc do sai lầm chủ quan trong quá trình giải quyết mâu thuẫn thì tác dụng kìm hãm của quan hệ sản xuất sẽ trở thành nhân tố phá hoại đối với lực lượng sản xuất và cuối cùng quy luật vẫn tự vạch đường đi cho nó.

Trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất bao giờ cũng thông qua các quy luật kinh tế - xã hội khác, đặc biệt là quy luật kinh tế cơ bản. “Trong chủ nghĩa xã hội, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là khách quan, dó đó yêu cầu phát hiện mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn cũng là khách quan. Khi lực lượng sản xuất phát triển thay đổi về chất, mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất hiện có, dẫn đến địi hỏi khách quan là thay đổi quan hệ sản xuất hiện có bằng một quan hệ sản xuât mới. Quan hệ sản xuất thay đổi thì tồn bộ các quan hệ xã hội khác cũng thay đổi” [17, tr.47]. Như vậy,

31

phương thức sản xuất thay đổi, các quan hệ xã hội về chính trị, tinh thần cũng thay đổi của cả hình thái kinh tế - xã hội.

Bằng phương pháp lịch sử - logic, C.Mác đã phân tích thực tiễn những nước tư bản phát triển cao, điển hình và từ đó phân tích thực tiễn tồn nhân loại để rút ra quy luật chung nhất, cơ bản nhất của xã hội loài người. C.Mác vạch rõ, lịch sử loài người bắt đầu từ sản xuất ra của cải vật chất, vận động theo những quy luật khách quan của xã hội. Như thế, điểm chọn đầu tiên, cơ bản với tính cách là điểm xuất phát khoa học để nghiên cứu lịch sử toàn nhân loại là lực lượng sản xuất. C.Mác đi từ tồn tại tư duy, từ kinh tế đến chính trị, từ sản xuất vật chất đến sản xuất tinh thần. Đó là phương pháp duy vật khoa học.

Quan hệ sản xuất được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất tạo thành quan hệ vật chất của xã hội. Trên cơ sở quan hệ sản xuất hình thành nên các quan hệ về chính trị và tinh thần của xã hội. Hai mặt đó của đời sống xã hội được khái quát thành cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội. C.Mác viết: “Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó” [25, tr.15].

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt thống nhất biện chứng trong một hình thái nhất định. Về thực chất đây là sự thống nhất của hai mặt kinh tế và chính trị của một hình thái xã hội. Trong sự tác động biện chứng giữa cơ sở hạ tầng thì cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng (kinh tế quyết định chính trị) và đồng thời kiến trúc thượng tầng thường xuyên có sự tác động trở lại cơ sở hạ tầng. Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng trước hết thể hiện ở chỗ: Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng phù hợp, có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng đó. Những biến đổi trong cơ sở hạ tầng tạo ra nhu cầu khách quan phải có sự biến đổi tương ứng trong kiến trúc thượng tầng. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh thần của xã hội. Các mâu thuẫn trong kinh tế, xét đến cùng, quyết định các mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị tư tưởng, cuộc đấu tranh giai cấp về chính trị tư tưởng là biểu hiện những đối kháng trong đời sống kinh tế. Tất cả các yếu tố của kiến trúc

32

thượng tầng nhà nước, pháp quyền, triết học, tôn giáo… đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định. Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng còn thể hiện ở chỗ: Cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn, kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo. C.Mác viết: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì tồn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng” [25, tr.15]. Q trình đó diễn ra khơng chỉ trong giai đoạn thay đổi từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác, mà cịn diễn ra ngay trong bản thân mỗi hình thái kinh tế - xã hội.

Xã hội tư bản chủ nghĩa phát triển cao tạo tiền đề kinh tế - xã hội để cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa được tự giác hình thành sau cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công. Chủ nghĩa duy vật mác xít cho rằng: kiến trúc thượng tầng độc lập tương đối với cơ sở hạ tầng. Nó khơng phải là sản phẩm thụ động mà tác động mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng theo hai hướng: hợp và không hợp quy luật. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc tượng tầng là hai mặt thống nhất biện chứng trong một hình thái nhất định. Về thực chất đây là sự thống nhất của hai mặt kinh tế và chính trị của một hình thái xã hội. Phép biện chứng giữa kinh tế và chính trị khẳng định kinh tế quyết định chính trị, chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế. Vì vậy, khi vận dụng quan điểm biện chứng này phải xuất phát từ kinh tế, từ những quy luật kinh tế khách quan, không lấy ý muốn chủ quan áp đặt, thay thế các quy luật khách quan, đồng thời phải coi trọng vai trị của chính trị trong việc vận dụng các quy luật kinh tế khách quan. Tuyệt đối hóa một mặt nào đó đều dẫn đến sai lầm của chủ nghĩa duy vật kinh tế và chủ nghĩa duy tâm chủ quan duy ý chí.

Nghiên cứu một xã hội là để vạch ra quy luật vận động nội tại của nó. Xã hội là một chỉnh thể cấu thành từ nhiều yếu tố, mối quan hệ tạo nên một hệ thống, cấu trúc. Việc tiếp cận lịch sử của C.Mác đi từ lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất đến kiến trúc thượng tầng và quy luật vận động giữa chúng bằng lý luận hình thái kinh tế - xã hội có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, là một học thuyết về xã hội có giá trị khoa học và thời đại khơng thể vượt qua. Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống, sự vận động và phát triển của xã hội khơng tn theo ý chí chủ quan của con người mà tuân theo các quy luật khách quan, đó là quy luật của chính bản thân cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội, là hệ thống các quy luật xã hội thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn

33

hóa, khoa học… mà trước hết và cơ bản nhất là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quy luật kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng. Nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển của xã hội là ở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất đã quyết định làm thay đổi quan hệ sản xuất. Đến lượt mình, quan hệ sản xuất thay đổi sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi theo, và do đó mà hình thái kinh tế - xã hội cũ được thay thế bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn. Q trình đó diễn ra một cách khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan. V.I.Lênin viết: “Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên” [47, tr.163].

Hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở lý luận về thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận khoa học nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội là một hệ thống toàn vẹn của các phương diện đời sống xã hội tồn tại trong một cấu trúc thống nhất chặt chẽ, sự tác động qua lại lẫn nhau của các quan hệ xã hội, qua đó khẳng định sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định các phương diện sinh hoạt vật chất và tinh thần nói chung. Chính vì vậy, khơng thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng, ý chí của con người để giải thích đời sống xã hội, ngược lại, phải tìm cơ sở sâu xa của các hiện tượng xã hội từ sản xuất vật chất, từ phương thức sản xuất. Sự thắng lợi của xã hội này đối với xã hội khác, suy đến cùng là xây dựng một phương thức sản xuất tiến bộ hơn, năng suất lao động xã hội cao hơn. Lịch sử phát triển của của các hình thái kinh tế - xã hội là một tiến trình lịch sử tự nhiên. Quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của xã hội có nguồn gốc sâu xa từ sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đó là quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Do đó xét đến cùng lực lượng sản xuất quyết định quá trình vận động và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội như quá trình lịch sử tự nhiên. Cố nhiên, sự tác động đến quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên còn thể hiện sự tác động trực tiếp, quan trọng của qui luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Tuy nhiên, sự vận dụng các qui luật chung của xã hội còn phù thuộc điều kiện lịch sử - cụ thể của mỗi quốc gia,

34

dân tộc tạo nên tính đặc thù trong sự vận động phát triển các các hình thái kinh tế - xã hội nhất định.

Một phần của tài liệu 22888 16122020234135825PHMTHTHUTHYBnchnh (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)