Những vấn đề đặt ra trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu 22888 16122020234135825PHMTHTHUTHYBnchnh (Trang 54 - 58)

B. NỘI DUNG

2.1.2Những vấn đề đặt ra trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam

2.1 Khái quát về công cuộc đổi mới và những vấn đề đặt ra

2.1.2Những vấn đề đặt ra trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam

Triết học Mác – Lênin được truyền bá một cách rộng rãi và thuận lợi, có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng và trên mọi mặt của đời sống xã hội. Với tư cách là một bộ phận hợp thành, đồng thời là cơ sở lý luận chung của chủ nghĩa Mác – Lênin – nền tảng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cộng sản, triết học Mác – Lênin đóng vai trị quan trọng không thể thiếu được trong sự phát triển của thực tiễn xây dựng xã hội mới với những thành tựu to lớn không thể phủ nhận được. Triết học Mác – Lênin không chỉ trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học, mà cịn góp phần tích cực vào việc trau dồi năng lực tư duy lý luận cho chủ thể xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.

Sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội làm cho yêu cầu vận dụng và phát triển triết học Mác – Lênin càng trở nên cấp bách. Thực tiễn cuộc đấu tranh bảo vệ những thành quả mà chủ nghĩa xã hội đã giành được, nhất là công cuộc đấu tranh để đưa sự nghiệp xậy dựng chủ nghĩa xã hội vượt qua thách thức to lớn hiện nay và tiếp tục tiến lên, đòi hỏi các Đảng Cộng sản phải nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. Trước hết, phải thấm nhuần thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng khoa học của nó. Cả những thành cơng cũng như thất bại trong quá trình đổi mới, “cải tổ” chủ nghĩa xã hội chứng tỏ sự cần thiết phải kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại, đồng thời phải khắc phục bệnh giáo điều trong việc vận dụng lý luận của triết học Mác – Lênin. Chúng ta không thể đổi mới thành công nếu xa rời lập trường của triết học Mác – Lênin, rơi vào chủ nghĩa xét lại. Chủ nghĩa chủ quan và bệnh giáo điều còn dẫn đến sự vận dụng lý luận theo lối chủ nghĩa chiết trung.

Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước thống nhất, Đại hội IV của Đảng họp tháng 12-1976 đã đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước mà nội dung cơ bản là “tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản

49

xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hố, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt” [10, tr.67-68]. Nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện, chúng ta đã phạm sai lầm chủ quan, nóng vội, tính sai bước đi. Trong phát triển lực lượng sản xuất, đã không tập trung phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ mà quá thiên về công nghiệp nặng, ham làm nhanh, làm nhiều. Về quan hệ sản xuất, đã chủ trương cải tạo ồ ạt, muốn nhanh chóng xố bỏ các thành phần kinh tế tư nhân để xác lập một cách phổ biến các hình thức sở hữu tập thể và toàn dân đối với tư liệu sản xuất ngay cả khi lực lượng sản xuất còn rất thấp kém. Về quản lý, đã chọn mơ hình kế hoạch hố tập trung quan liêu, phủ nhận kinh tế thị trường, xem nhẹ năng suất, chất lượng và hiệu quả. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trước hết là những nguyên nhân về tổ chức và quản lý kinh tế, vào những năm cuối thập niên 70 thế kỷ XX, đất nước dần dần lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Trong hoàn cảnh ấy, vấn đề sống còn là đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng. Trước tình hình đó, phải thay đổi mạnh mẽ cách nghĩ và cách làm, tìm ra những giải pháp để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.

Đại hội VI của Đảng đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, với việc đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước - từ đổi mới tư duy đến đổi mới tổ chức, cán bộ và phong cách lãnh đạo của Đảng; từ đổi mới kinh tế đến đổi mới hệ thống chính trị và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Đại hội khẳng định: “Đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống cịn” [10].

Trong q trình đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ngày càng nhận thức sâu sắc, đúng đắn hơn chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng và vận dụng sáng tạo hơn vào việc hoạch định đường lối đổi mới, từng bước khắc phục các sai lầm, giáo điều máy móc, chủ quan duy ý chí trong nhận thức và hành động. Chúng ta coi triết học Mác là một học thuyết mở và là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là những giáo điều chết cứng. Với tinh thần ấy, trong những năm đổi mới, Đảng đã tập trung vào các vấn đề cụ thể như: mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất, vấn đề phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa… Có thể khẳng định rằng, triết học Mác – Lênin đã trở thành cơ sở lí luận và phương pháp luận khoa học cho việc nhận thức

50

tình hình thế giới và trong nước, cho việc hoạch định đường lối, chính sách đổi mới của Việt Nam. Cụ thể:

Thứ nhất, tiến trình đổi mới của Việt Nam bắt đầu từ đổi mới kinh tế. “Trọng

tâm của đổi mới kinh tế chính là tư duy mới về ba vấn đề cơ bản: Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chính lớn cơ cấu đầu tư, trước mắt tập trung cho ba chương trình kinh tế lớn: Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế; Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển sang hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, thực hiện một giá (nói đơn giản là chuyển từ coi trọng cơng nhiệp sang coi trọng nông nghiêp, từ hai thành phần kinh tế sang nhiểu thành phần kinh tế và từ cơ chế khế hoạch hóa sang cơ chế thị trường)” [8, tr. 25].

Thứ hai, quá trình đổi mới là quá trình lâu dài. Bên cạch việc đổi mới kinh tế

chúng ta phải tiến hành đổi mới về tư duy, trước hết là đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại Đại hội VI, Đảng ta xác định, “từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua một thời kỳ quá độ và độ dài của thời kỳ đó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể của mỗi nước. Đối với nước ta, thời kỳ quá độ rất lâu dài và khó khăn. Đó là một thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để nhằm xây dựng từ một chế độ xã hội mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng; trong đó, bao hàm nhiều chặng đường, nhiều bước quá độ nhỏ với những nhiệm vụ tương ứng” [8, tr.38]. Phải có những hình thức và bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, ln ln có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Thứ ba, cần giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giữ vững định hướng kinh tế

với giữ vững định hướng chính trị và các lĩnh vực khác. Cơng cuộc đổi mới tồn diện đang đi vào chiều sâu thì việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và đổi mới chính trị càng có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, mang tính chiến lược chi phối quan hệ khác trong quá trình phát triển.

51

Thứ tư, đáp ứng yêu cầu kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với quan hệ sản

xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, thực chất là tạo mọi điều kiện thuận lợi hơn nữa để tất cả các thành phần, lực lượng kinh tế đều được phát triển, hướng vào phát huy sức mạnh sức dân, huy động mọi nguồn lực trong xã hội và thu hút đầu tư từ bên ngồi để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Giữ vững nguyên tắc chiến lược đồng thời mềm dẻo về sách lược trong quá trình phát triển kinh tế.

Thứ năm, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa phải tích cực đổi mới cơng tác

lực lượng chính trị, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, triết học Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam. Đại hội VI cho rằng: “để thiết lập cơ chế quản lý mới, cần thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước. Tăng cường bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương và cơ sở thành một hệ thống thống nhất, có sự phân định rành mạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm từng cấp theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân biệt rõ chức năng quản lý hành chính – kinh tế với quản lý sản xuất – kinh doanh, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội” [8, tr.40].

Thứ sáu, đổi mới chính sách xã hội. “Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật

chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinh tế. Ngay trong khn khổ của hoạt động kinh tế, chính sách xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, là một nhân tố quan trọng để phát triển sản xuất. Do đó, cần có chính sách xã hội cơ bản, lâu dài và xác định được những nhiệm vụ, mục tiêu phù hợp với yêu cầu, khả năng trong những chặng đường đầu tiên” [8, tr.42]. Chú trọng phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người là mục đích cao nhất. Chú trọng giải quyết việc làm cho người lao động. Thực hiện cơng bằng xã hội, lối sống có văn hóa, đảm bảo an tồn xã hội, khơi phục trật tự kỷ cương trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chăm lo các nhu cầu văn hóa, giáo dục, sức khỏa của nhân dân. Xây dựng chính sách bảo trợ xã hội. Thực hiện đúng đắn chính sách giai cấp, chính sách dân tộc.

52

Như vậy, khi tiến hành đổi mới xuất phát từ thực tiễn và cuộc sống xã hội Việt Nam cho thấy rằng đổi mới là một tất yếu khách quan của dân tộc, là chân lý lớn, là động lực xuyên suốt của cách mạng Việt Nam. Phải tích cực đổi mới cơng tác quản lý, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, vận dụng triết học Mác vào điều kiện cụ thể của Việt Nam để giải quyết những vấn đề đặt ra.

Một phần của tài liệu 22888 16122020234135825PHMTHTHUTHYBnchnh (Trang 54 - 58)