Vai trò phương pháp luận

Một phần của tài liệu 22888 16122020234135825PHMTHTHUTHYBnchnh (Trang 43 - 45)

B. NỘI DUNG

1.3.2 Vai trò phương pháp luận

Cùng với chức năng thế giới quan, triết học còn có chức năng phương pháp luận. Phương pháp luận là hệ thống về những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát, những cách thức chung để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn. Phương pháp luận cũng có nghĩa là lí luận về hệ thống phương pháp [3, tr.10].

Xét phạm vi tác dụng của nó, phương pháp luận có thể chia thành ba cấp độ: Phương pháp luận ngành, phương pháp luận chung và phương pháp luận chung nhất.

Phương pháp luận ngành (còn gọi là phương pháp luận bộ môn): là phương

pháp luận của một ngành khoa học cụ thể nào đó.

Phương pháp luận chung: là phương pháp luận được sử dụng cho một số ngành

khoa học.

Phương pháp luận chung nhất: là phương pháp luận được dùng làm điểm xuất

phát cho việc xác định các phương pháp luận chung, các phương pháp luận ngành và các phương pháp hoạt động khác của con người.

Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới và vai trò của con người trong thế giới đó; với việc nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, triết học Mác – Lênin thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất cho nhận thức và thực tiễn.

38

Trong triết học Mác – Lênin, lý luận và phương pháp thống nhất hữu cơ với nhau. Phép biện chứng duy vật là lý luận khoa học phản ánh khái quát sự vận động và phát triển của hiện thực; do đó, nó không chỉ là lý luận về phương pháp mà còn là sự diễn tả quan niệm về thế giới, là lý luận về thế giới quan. Hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa duy vật mácxít, do tính đúng đắn và triệt để của nó đem lại đã trở thành nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, trở thành những nguyên tắc xuất phát của phương pháp luận.

Bồi dưỡng thế giới quan duy vật và rèn luyện tư duy biện chứng, đề phòng và chống chủ nghĩa chủ quan, tránh phương pháp tư duy siêu hình vừa là kết quả, vừa là mục đích trực tiếp của việc học tập, nghiên cứu lý luận triết học nói chung, triết học Mác – Lênin nói riêng.

Vai trò phương pháp luận duy vật biện chứng được thể hiện trước hết là phương pháp chung của toàn bộ nhận thức khoa học. Phương pháp luận duy vật biện chứng trang bị cho con người hệ thống những nguyên tắc, quy tắc, yêu cầu của hoạt động nhận thức và thực tiễn. Triết học Mác – Lênin trang bị cho con người hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật làm công cụ nhận thức khoa học, giúp con người phát triển tư duy khoa học, đó là tư duy ở cấp độ phạm trù, quy luật. Những cặp phạm trù đó là: Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất; Nguyên nhân và kết quả; Tất nhiên và ngẫu nhiên; Nội dung và hình thức; Bản chất và hiện tượng; Khả năng và hiện tượng. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật: Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại; Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; Quy luật phủ định của phủ định. Và hai nguyên lí của phép biện chứng duy vật: Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển. Tuy nhiên, triết học Mác – Lênin không phải là “chìa khóa vạn năng” có thể giải quyết được mọi vấn đề. Để đem lại hiệu quả trong nhận thức và hành động, cùng với tri thức triết học, con người cần phải có tri thức khoa học, công nghệ cụ thể và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn.

Trong triết học, thế giới quan và phương pháp luận không tách rời nhau. Bất cứ lý luận triết học nào khi lý giải về thế giới xung quanh và bản thân con người, đồng thời cũng thể hiện một phương pháp luận nhất định, chỉ đạo cho việc xây dựng và vận

39

dụng phương pháp. Mỗi hệ thống triết học không chỉ là một thế giới quan nhất định, mà còn là phương pháp luận chung nhất cho việc xem xét thế giới. Mỗi quan điểm triết học đồng thời là một nguyên tắc phương pháp luận, là lý luận về phương pháp. Các nguyên lý, các khẳng định của triết học là kết quả nhận thức những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung nhất của cả tự nhiên, xã hội lẫn tư duy, cho nên chúng có tác dụng định hướng không phải chỉ trong một phạm vi nhất định nào đấy như trong trường hợp các nguyên lý, quy luật do các khoa học chuyên ngành nêu lên, mà ở tất cả mọi lĩnh vực. Các nguyên lý, các khẳng định triết học ấy giúp cho con người khi bắt tay vào nghiên cứu và hoạt động cải biến sự vật bao giờ cũng có được một lập trường xuất phát nhất định. Lập trường xuất phát ấy giúp cho chủ thể hành động thấy trước được phương hướng vận động chung của đối tượng, xác định được sơ bộ các mốc cơ bản mà việc nghiên cứu hay hoạt động cải biến sự vật phải trải qua, nghĩa là nó giúp cho con người xác định được về đại thể con đường cần đi, có được phương hướng đặt vấn đề cũng như giải quyết vấn đề, tránh được những mò mẫm giữa một khối những mối liên hệ chằng chịt hết sức phức tạp mà không có tư tưởng dẫn đường. Xuất phát từ một lập trường triết học nhất định, con người sẽ đi đến chỗ lựa chọn một phương hướng giải quyết vấn đề theo một cách thức nhất định; và xuất phát từ những lập trường triết học khác nhau, con người sẽ đi đến chỗ lựa chọn những phương hướng và cách thức giải quyết vấn đề một cách khác nhau. “Điều đó có nghĩa là, việc chấp nhận hay không chấp nhận một lập trường triết học nào đấy sẽ không chỉ đơn thuần là sự chấp nhận hay không chấp nhận một thế giới quan nhất định, một cách lý giải nhất định về thế giới, mà còn là sự chấp nhận hay không chấp nhận một cơ sở phương pháp luận nhất định chỉ đạo cho hành động” [44, tr.9].

Thế giới quan và phương pháp luận là hai chức năng không tách rời nhau trong triết học, và nó tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hoạt động thực tiễn. Lịch sử phát triển nhân loại cho thấy: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng là công cụ mạnh mẽ trong nhận thức khoa học và thực tiễn cải tạo thế giới.

Một phần của tài liệu 22888 16122020234135825PHMTHTHUTHYBnchnh (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)