Biến giải thích

Một phần của tài liệu Tác động của quản trị doanh nghiệp và quản lý thu nhập lên tính thanh khoản của thị trường chứng khoán sở hữu tập trung cao tại việt nam (Trang 39 - 42)

3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.3. Biến giải thích

3.3.3.1. Biến đại diện cho lý thu nhập

Các nghiên cứu trƣớc đây đã sử dụng một số phƣơng pháp khác nhau để ƣớc tính mức độ quản lý thu nhập của một doanh nghiệp, nhƣ mô hình Jones (1991) hay mô hình sửa đổi Jones (Dechow, Sloan, và Sweeny, 1995; Kothari, Leone, và Wasley, 2005) nhƣng những mô hình này không chính xác nếu kiểm định cho một số lƣợng quan sát nhỏ, DeFond và Park (2001), Prencipe và đồng sự (2011) đã đề nghị áp dụng các AWCA làm một biến đại diện cho mức độ quản lý thu nhập. AWCA đƣợc định nghĩa là sự khác biệt giữa vốn lƣu động thực hiện và vốn lƣu động dự kiến cần thiết để duy trì doanh số bán hàng hiện nay và đƣợc tính toán theo công thức:

[(

Trong đó:

 là doanh số bán hàng quý t

 WCt ngụ ý cho vốn lƣu động không bằng tiền trong quý tính bằng công thức:

WCt = [(Tài sản ngắn hạn - Đầu tƣ ngắn hạn - Tiền) - (Nợ phải trả - Nợ ngắn hạn)] Sử dụng AWCA để đại diện cho mức độ quản lý doanh nghiệp không chỉ có thể sử

dụng cho một mẫu dữ liệu có các quan sát hạn chế mà còn đƣợc các nhà đầu tƣ đánh giá là một chỉ số đại diện tốt cho mức độ quản lý thu nhập của doanh nghiệp.

3.3.3.2. Biến đại diện cho chất lƣợng quản trị doanh nghiệp

Chất lƣợng quản trị doanh nghiệp là một trong những yếu tố tác động đến mức độ bất cân xứng thông tin giữa các chủ thể tham gia vào thị trƣờng vốn vì nó ảnh hƣởng đến nhận thức của nhà đầu tƣ về tính minh bạch của công ty cũng nhƣ đánh giá của họ về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó gián tiếp ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của chứng khoán trên thị trƣờng. Để đo lƣờng chất lƣợng quản trị doanh nghiệp các nghiên cứu trƣớc đây đã sử dụng mức độ độc lập của Hội đồng quản trị (Indep) và giám đốc điều hành kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị (CEO dual). Mức độ độc lập của Hội đồng quản trị ƣớc tính tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập trên tổng số thành viên của Hội đồng quản trị. Thành viên Hội đồng quản trị độc lập6 đƣợc quy định rõ tại Luật Doanh Nghiệp Việt Nam yêu cầu phải độc lập trong quan hệ nhân thân và độc lập trong quan hệ về sở hữu và kinh tế. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng Hội đồng quản trị độc lập có thể đƣa ra những quyết định độc lập hơn, giảm thiểu bất cân xứng thông tin, giảm các vấn đề tiêu cực trong công tác

6 “ Là thành viên Hội đồng quản trị không điều hành và không phải là người có liên quan với Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó giám đốc (Phó tổng giám đốc), Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác được Hội đồng quản trị bổ nhiệm.Không phải là thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó giám đốc (Phó tổng giám đốc) của các công ty con, công ty liên kết, công ty do công ty đại chúng nắm quyền kiểm soát. Không phải là cổ đông lớn hoặc người đại diện của cổ đông lớn hoặc người có liên quan của cổ đông lớn của công ty.Không làm việc tại các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, kiểm toán cho công ty trong hai năm gần nhất.Không phải là đối tác hoặc người liên quan của đối tác có giá trị giao dịch hằng năm với công ty chiếm từ ba mươi phần trăm trở lên tổng doanh thu hoặc tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào của công ty trong hai năm gần nhất.”

quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Hội đồng quản trị độc lập có khả năng giám sát tốt hơn và có thể nâng cao chất lƣợng báo cáo tài chính . Ngoài ra, giám đốc độc lập có thể đƣợc nhà đầu tƣ đánh giá là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong kiềm chế hành động vì lợi ích cá nhân của nhà quản lý, do đó giảm thiểu các vấn đề rủi ro đạo đức . Do đó, một mức độ cao hơn của Hội đồng quản trị độc lập dự kiến sẽ gây ra sự bất đối xứng thấp hơn nhận thức của thông tin.

Chỉ số thứ hai dùng để đo lƣờng mức độ độc lập của Hội đồng quản trị là Giám đốc điều hành kiêm nhiệm, tức là Giám đốc điều hành của công ty cũng chính là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Điều này làm giảm tính độc lập của Hội đồng quản trị, có thể làm nhà đầu tƣ đánh giá nhƣ một dấu hiệu của hệ thống quản trị doanh nghiệp yếu hơn và gia tăng vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà quản lý. Do đó có thể dẫn đến tình trạng bất cân xứng thông tin cao hơn. Biến Giám đốc điều hành kiêm nhiệm (Dual) là biến giả, gán giá trị 1 nếu Giám đốc điều hành của công ty cũng chính là Chủ tịch Hội đồng quản trị, giá trị 0 cho trƣờng hợp ngƣợc lại.

Thông tin về Hội đồng quản trị độc lập và Giám đốc điều hành kiêm nhiệm đƣợc thu thập từ báo cáo thƣờng niên của các công ty.

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ ý tƣởng rằng Hội đồng quản trị độc lập và Giám đốc điều hành không kiêm nhiệm có liên quan đến một cơ chế quản trị doanh nghiệp tốt hơn (ví dụ, Fama và Jensen, 1983; Jensen, 1993; Kông - Hee & Buchanam , 2008 ; Lee và cộng sự, 1992; . Worrell và cộng sự, 1997). Nhƣng chƣa có những bằng chứng rõ ràng về vấn đề này trong cơ chế sở hữu tập trung cao.

Tập trung quyền sở hữu cao có thể phát sinh mâu thuẫn giữa các cổ đông lớn và các cổ đông thiểu số, bên cạnh đó cung cấp cho các cổ đông lớn quyền truy cập đến thông tin nội bộ, có thể ảnh hƣởng tiêu cực đến tính thanh khoản của thị trƣờng vì tăng tình trạng bất cân xứng thông tin. Bên cạnh đó, quyền sở hữu tập trung cao có thể làm giảm hiệu quả của các cơ chế quản trị doanh nghiệp (Hội đồng quản trị độc lập và Giám đốc điều hành kiêm nhiệm), do đó ảnh hƣởng lên cả cơ chế quản trị của doanh nghiệp. Để nghiên cứu về mối quan hệ này, bài nghiên cứu đã kiểm định quyền sở

hữu tập trung nhƣ một cơ chế quản trị doanh nghiệp để xem xét tác động của nó đến tính thanh khoản.

Một phần của tài liệu Tác động của quản trị doanh nghiệp và quản lý thu nhập lên tính thanh khoản của thị trường chứng khoán sở hữu tập trung cao tại việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)