Biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu Tác động của quản trị doanh nghiệp và quản lý thu nhập lên tính thanh khoản của thị trường chứng khoán sở hữu tập trung cao tại việt nam (Trang 37 - 39)

3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2.Biến phụ thuộc

Với mục tiêu là tìm hiểu tác động của quản trị doanh nghiệp và quản lý thu nhập lên tính thanh khoản của thị trƣờng chứng khoán sở hữu tập trung cao,trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng hai biến đại diện cho tính thanh khoản của thị trƣờng đó là chênh lệch giá giữa giá chào mua và giá chào bán (B_A) và khối lƣợng giao dịch (Volume)

3.3.2.1. Chênh lệch giá hỏi mua và giá chào bán (B_A)

B_A đƣợc xác định bằng sự chênh lệch giữa giá mà nhà đầu tƣ chào bán chứng khoán và giá mà nhà đầu tƣ khác sẵn lòng mua. Chênh lệch này phụ thuộc vào chi phi phát sinh do việc nắm giữ cổ phiếu và nhận thức về rủi ro kinh doanh của mỗi nhà đầu tƣ (Amihud & Mendelson, 1986; Stoll, 1989). Ngoài ra, chi phí lựa chọn đối nghịch tạo nên chênh lệch B_A lớn hơn vì thực tế nhà đầu tƣ tham gia thị trƣờng sẵn lòng chi trả cho những thông tin chắc chắn, làm giảm tính thanh khoản của chứng khoán trên thị trƣờng (Glosten, 1994). Nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy rằng B_As lớn hơn thƣờng bao hàm thông tin bất đối xứng hơn giữa các nhà đầu tƣ có thông tin và không có thông tin, đồng thời, tạo ra chi phí vốn cao hơn cho các công ty làm tăng chi phí để mua và bán cổ phiếu trên thị trƣờng (ví dụ, Amihud & Mendelson, 1986). Do đó, chênh lệch B_A đƣợc xem là yếu tố đo lƣờng tính than;h khoản của thị trƣờng chứng khoán.

Theo (Callahan et al., 1997) để khắc phục vấn đề phi tuyến trong B_A và cho phép so sánh dữ liệu chéo giữa các công ty trong mẫu, chúng tôi đã sử dụng chỉ số midquote để tính toán tỷ số đại diện cho chênh lệch giữa giá chào mua và giá hỏi bán của chứng khoán trên thị trƣờng.

Chênh lệch này đƣợc tính toán theo công thức:

Trong đó : AskPrice là giá chào bán, BidPrice là giá hỏi mua của nhà đầu tƣ trên thị trƣờng và i, t lần lƣợt là chứng khoán của công ty i trong quý t.

3.3.2.2. Khối lƣợng giao dịch

Giao dịch trên thị trƣờng xảy ra khi ngƣời mua và ngƣời bán có những ý kiến khác nhau về giá trị nội tại của chứng khoán đó, khối lƣợng giao dịch là một trong những chỉ số thể hiện đƣợc sự sẵn lòng mua và bán chứng khoán của những nhà đầu tƣ trên thị trƣờng. Một khối lƣợng cao hơn trong đơn đặt hàng có thể có xác suất khớp lệnh cao hơn, đồng thời rút ngắn thời gian cần thiết để thực hiện đơn đặt hàng cho một chứng khoán (Bar-Yosef & Prencipe, 2012; Ready, 1999). Đây cũng là một trong những điều kiện tạo nên tính thanh khoản cho chứng khoán, chính vì vậy trong những nghiên cứu trƣớc đây khối lƣợng giao dịch đƣợc sử dụng nhƣ là một biến đại diện cho tính thanh khoản của thị trƣờng.

Bên cạnh đó ngƣời ta cho rằng khối lƣợng giao dịch đƣợc sử dụng nhƣ một chiến lƣợc kinh doanh tối ƣu để giảm thiểu chi phí giao dịch (liên quan đến những tác động bất lợi về giá nhƣ nghiên cứu của Huberman & Stanzl, 2005)

Trong nghiên cứu của chúng tôi khối lƣợng giao dịch đƣợc sử dụng là một biến đại diện cho tính thanh khoản và đƣợc tính theo công thức:

Trong đó : i, t lần lƣợt là chứng khoán của công ty i trong quý t

Một phần của tài liệu Tác động của quản trị doanh nghiệp và quản lý thu nhập lên tính thanh khoản của thị trường chứng khoán sở hữu tập trung cao tại việt nam (Trang 37 - 39)