3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
Ở Việt Nam, giao dịch chứng khoán chủ yếu đƣợc giao dịch ở thị trƣờng tập trung tức là thực hiện giao dịch tại một địa điểm tập trung - sàn giao dịch hay qua hệ thống mạng thông tin máy tính điện tử do các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán thực hiện. Các chứng khoán đƣợc giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán thông thƣờng là chứng khoán của các công ty có uy tín, công ty lớn đáp ứng đủ điều kiện hay tiêu chuẩn niêm yết. Sự hỗ trợ của khoa học công nghệ và quá trình giám sát của cơ quan chức năng là một trong những yếu tố giúp hạn chế hiện tƣợng bất cân xứng thông tin cũng nhƣ thúc đẩy quá trình giao dịch trên thị trƣờng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay bao gồm phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong bài nghiên cứu này để xem xét tác động của các yếu tố quản trị doanh nghiệp và quản lý thu nhập lên tính thanh khoản, nhóm nghiên cứu đã phân loại thị trƣờng chứng khoán nhƣ sau:
Phân khúc thứ nhất là những những công ty có giá trị vốn hóa lớn hơn 1.000 tỷ đƣợc kí hiệu là phân khúc LarMidcap
Phân khúc thứ hai là những công ty có giá trị vốn hóa lớn nhỏ hơn 1.000 tỷ và tỷ số free- float ít nhất 35% , đƣợc kí hiệu là phân khúc Smallcap1
Phân khúc thứ ba là những chứng khoán có giá trị vốn hóa lớn 1.000 tỷ và tỷ số free-float nhỏ hơn 35% , đƣợc kí hiệu là phân khúc Smallcap2
Để đảm bảo tính bền vững và tính hợp lí của kết quả kiểm định ở thị trƣờng chứng khoán của Việt Nam, trong bài nghiên cứu này chúng tôi đã đƣa vào mô hình hai biến giả đặc trƣng cho phân khúc thị trƣờng ở nƣớc ta.
Biến giả thứ nhất là Smallcap1, nhận giá trị là 1 nếu công ty nằm ở phân khúc thứ 2 trong bảng phân loại, nhận giá trị 0 cho các trƣờng hợp ngƣợc lại.
Biến giả thứ hai là Smallcap2, nhận giá trị là 1 nếu công ty nằm ở phân khúc thứ 3 trong bảng phân loại, nhận giá trị 0 cho các trƣờng hợp ngƣợc lại.