Nghĩa các tên các tỉnh, đường phố?

Một phần của tài liệu định nghĩa về marketing (Trang 26 - 27)

Nước ta có 63 tỉnh thành, tên của mỗi tỉnh được đặt và có một ý nghĩa riêng của nó. Ví dụ như:

An Giang: An Giang khi xưa là đất Tầm Phong Long, về sau nước Chân Lạp dâng cho chúa Nguyễn, vua Gia Long tổ chức dân đến khai hoang, đưa dân vào định cư trở thành một trong lục tỉnh Nam Kỳ. An Giang có nghĩa là dòng sông an lành có thể định cư lâu dài, khuyến khích di dân khẩn hoang lập làng.

Bạc Liêu: Bạc Liêu được phát âm theo tiếng Hán Việt từ tiếng Triều Châu là “Pô Léo” có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc (chài lưới, đánh cá). Cũng có ý nghĩa khác theo tiếng Khmer có nghĩa là cây đa cao.

Bà Rịa – Vũng Tàu: là địa danh ghép bởi Bà Rịa và Vũng Tàu. Bà Rịa là phiên âm cho tên nữ thần trấn sóng Chăm Po Riyak, cũng có thể là được cấu tạo theo phương chuyển hóa từ nhân danh Nguyễn Thị Rịa người Phú Yên, có công lớn trong việc khai khẩn vùng rừng núi Đồng Xoài. Vũng Tàu có nghĩa là vùng đất này có ba mặt giáp biển, rất thuận lợi cho tàù bè tránh gió.

Tp.HCM: được đổi theo tên của Hồ Chủ Tịch. Trước kia thành phố có tên là Sài Gòn, có thuyết cho rằng Thầy Gòn là nguồn gốc của Sài Gòn, còn có thuyết cho rằng chữ Sài theo chữ Hán là củi và chữ Gòn là chữ Nôm chỉ cho cây bông gòn.

Sa Đéc: có nghĩa là chợ sắt.

Đầu tiên là những con đường ở Sài Gòn mang những lý tưởng cao đẹp mà toàn dân hằng ao ước: Tự Do, Công Lý, Dân Chủ, Cộng Hoà, Thống Nhất. Những con đường hoặc công trường nàyđã nằm ở những vị trí thích hợp nhất.

Đường đi ngang qua Bộ Y Tế thì có tên nào xứng hơn là Hồng Thập Tự.

Đường de Lattre de Tassigny chạy từ phi trường Tân Sơn Nhất đến bến Chương Dương đã được đổi tên là Công Lý, phải chăng vì đi ngang qua Pháp Đình Sài Gòn. Con đường dài và đẹp rất xứng đáng. Ba đường Tự Do, Công Lý và Thống Nhất giao kết với nhau nằm sát bên nhau bên cạnh dinh Độc Lập.

Đại Lộ Nguyễn Huệ nằm giữa trung tâm Sài Gòn nối từ Toà Đô Chánh đến bến Bạch Đằng rất xứng đáng cho vị anh hùng đã dùng chiến thuật thần tốc phá tan hơn 20 vạn quân Thanh. Đại Lộ này cũng ngắn tương xứng với cuộc đời ngắn ngủi của ngài.

Những danh nhân có liên hệ với nhau thường được xếp gần nhau như Đại Lộ Nguyễn Thái Học với đường Cô Giang và đường Cô Bắc, cả ba là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Hoặc đường Phan Thanh Giản với đường Phan Liêm và đường Phan Ngữ, Phan Liêm và Phan Ngữ là con, đã tiếp tục sự nghiệp chống Pháp sau khi Phan Thanh Giản tuẫn tiết.

Những đại lộ dài nhất được đặt tên cho các anh hùng Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi và Hai Bà Trưng. Mỗi đường rộng và dài tương xứng với công dựng nước giữ nước của các ngài.

Đường mang tên Lê Lai, người chịu chết thay cho Lê Lợi thì nhỏ và ngắn hơn nằm cận kề với đại lộ Lê Lợi.

Đường Khổng TửTrang Tử trong Chợ Lớn với đa số cư dân là người Hoa.

Một phần của tài liệu định nghĩa về marketing (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w