Phong tục và cách marketing của Nhật Bản

Một phần của tài liệu định nghĩa về marketing (Trang 34 - 35)

Sau thế chiến lần thứ 2, Nhật Bản là bại trận và phải chịu những hậu quả vô cùng nặng nề về kinh tế, xã hội. Để xóa bỏ hình ảnh của một nước phát-xít tham chiến, Nhật Bản đã dùng mọi nỗ lực để hướng đến một đất nước thân thiện, thay đổi cái nhìn của bạn bè quốc tế về người Nhật và nước Nhật. Chính sách đầu tiên trong hoạt động quảng bá văn hóa Nhật là việc Nhật Bản gia nhập tổ chức UNESCO năm 1951. Củng cố văn hóa truyền thống trong nước, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu đẩy mạnh quảng bá nền văn hóa này ra nước ngoài, trong đó đặc biệt chú trọng đến văn hóa truyền thống như trà đạo, Ikebana (Nghệ thuật cắm hoa). Những tờ rơi, tài liệu quảng cáo về Nhật Bản trong thời kì này thường in những hình ảnh nổi bật, tượng trưng cho đất nước Nhật Bản như núi Phú Sỹ, hoa anh đào…nhằm khơi gợi sự thân thiện của Nhật Bản và thu hút sự chú ý của công chúng về một nước Nhật với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thanh bình.

Các chính sách quảng bá văn hóa nhằm xua đi hình ảnh tiêu cực của nên kinh tế trong nước. Cụ thể là trong thời kì này, Nhật Bản hướng đến quảng bá văn hóa Nhật với những nét mới, để chứng minh Nhật Bản như một thành viên tích cực của cộng đồng thế giới. Nhật Bản đã mở rộng

phạm vi ảnh hưởng bằng việc xây dựng các văn phòng và trung tâm văn hóa Nhật Bản ở các nước. Hiện nay Nhật Bản vẫn không ngừng việc nỗ lực trong hoạt động quảng bá văn hóa nhằm để mọi người hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, con người, phong tục của người Nhật, xua đi ác cảm thời thế chiến. Những công cụ quảng bá của họ cực kỳ đa dạng đặc biệt là phim ảnh. Những bộ phim ấy mô phỏng cuộc sống thường nhật, tính cách và văn hóa của người Nhật. Nói lên văn hóa, phong tục, lối sống chan hòa, cởi mở, tinh thần đoàn kết và mang đậm tính giáo dục rất cao khi dạy chúng ta triết lý nhân sinh quan, đối nhân xử thế khơi dậy niềm tin vượt qua khó khăn, thử thách.

Các hoạt động quảng bá qua phim ảnh của Nhật Bản đã tạo ra lợi ích cho ngành phim ảnh nói riêng mà còn tạo ra lợi ích kinh tế cho các nhà sản xuất khác như việc bán các sản phẩm đồ chơi liên quan đến phim, dụng cụ hóa trang,..

Có thể nói rằng để xây dựng nên một cường quốc mà chúng ta biết thì Nhật Bản đã thực hiện rất nhiều chiến dịch Marketing. Đây là một nỗ lực rất lâu dài, từ quá khứ cho đến hiện tại. Họ đã rất thành công khi đã mang đến cho mọi người trên thế giới một sự tin tưởng sản phẩm của Nhật Bản rất chất lượng đúng với văn hóa tinh thần làm việc của họ, đáng tin cậy và nhiệt huyết lao động đã được nói lên thông qua sản phẩm mà họ mang đến.

Một phần của tài liệu định nghĩa về marketing (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w