6. Cấu trúc luận văn
2.1 Không gian thiên nhiên Nam Bộ
Thiên nhiên là tất cả những gì mà không phải do con ngƣời tạo ra, thiên nhiên là tất cả những gì có sẵn và tồn tại xung quanh con ngƣời nhƣ là: Trời, mây, sông, núi, trăng, sao, hoa, lá, cỏ, mƣa, gió… Ở nhiều loại hình nghệ thuật khác nhƣ điêu khắc, hội họa, âm nhạc, văn học…, thiên nhiên là nguồn đề tài vô tận đƣợc các đạo diễn khai thác rất nhiều trong các tác phẩm điện ảnh. Cảnh vật thiên nhiên trong hai bộ phim Đất Phương Nam và Con Nhà Nghèo là thiên nhiên của vùng quê Nam Bộ. Qua từng khung hình, đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn và đạo diễn Hồ Ngọc Xum đã dẫn dắt khán giả về với một vùng sông nƣớc, với
34
những trái thơm quả chín, những cánh rừng tràm mênh mông bát ngát, đến những cánh đồng bát ngát mênh mông…Đồng thời thiên nhiên ở đây nhƣ cũng đã góp phần tạo cho con ngƣời Nam Bộ những nét tính cách riêng. Các đạo diễn đã tập trung khắc họa hình ảnh quê hƣơng Nam Bộ ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên có thể khái quát thiên nhiên Nam Bộ trong hai bộ phim Đất Phương
Nam và Con Nhà Nghèo ở hai phƣơng diện sau: Thiên nhiên đậm chất hoang sơ,
dữ dội; và thiên nhiên tƣơi đẹp, trù phú...đều gắn bó mật thiết với con ngƣời.
2.1.1Thiên nhiên hoang sơ
Vùng đất Nam Bộ là một vùng đất trù phú đƣợc thiên nhiên tƣơi đẹp ƣu đãi, nhƣng vùng đất Nam Bộ cũng vô cùng hoang sơ, khắc nghiệt. Thiên nhiên Nam Bộ đƣợc đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn khắc họa khá rõ nét trong tác phẩm
Đất Phương Nam của mình. Những cƣ dân Nam Bộ trong những ngày đầu khi
đến với vùng đất này để khẩn hoang, họ đã gặp phải bao khó khăn, thách thức của vùng đất thiên nhiên hoang dã. Ở vùng đất hoang sơ này có nhiều loài thú dữ và những mối nguy hiểm luôn luôn rình rập con ngƣời, đòi hỏi họ phải có kỹ năng và sức mạnh để vƣợt qua.
Chính thiên nhiên hoang sơ đã tạo ra tâm trạng sợ hãi trên bƣớc đƣờng phiêu bạt tìm cha của cậu bé An trong phim Đất Phương Nam. An đã trải qua biết bao cảm giác sợ hãi trƣớc thiên nhiên hoang sơ, bí ẩn nơi đây. Sự hoang sơ dữ dội của thiên nhiên Nam Bộ đƣợc đạo diễn khắc họa trong lăng kính hình ảnh thông qua hành trình của cậu bé An; An đã gặp biết bao trở ngại của thiên nhiên nhƣ phải đối mặt với nỗi sợ hãi của chính mình: nào rắn, đỉa, cá sấu...và tất cả những khắc nghiệt của thiên nhiên phƣơng Nam luôn luôn đe dọa đối với cuộc sống của con ngƣời.
35
Trƣớc hết phải kể đến sự nguy hiểm của cá sấu. Vì đặc thù điều kiện tự nhiên nhiều kênh rạch, đầm lầy, đám lá, nên nơi đây là nơi cƣ trú của nhiều loại cá sấu. Có những con cá sấu lên đến trăm năm tuổi và “vô cùng to lớn”. Để có đƣợc sự trù phú của mảnh đất phƣơng Nam nhƣ ngày nay, con ngƣời nơi đây đã phải đổ biết bao mồ hôi, xƣơng máu. Đồng thời hệ sinh thái nơi đây có rất nhiều giống loài khác, đa dạng, phong phú;ngoài hùm beo thú dữ, cá sấu to lớn nguy hiểm đáng sợ, còn có loài cũng to lớn nhƣng lại rất thân thiện, nhƣ loài trăn...
Trong tập 7 của phim Đất Phương Nam, đạo diễn cho khán giả thấy đƣợc sự nguy hiểm của cá sấu ở phân đoạn: Ông Ba bắt Rắn quyết định đƣa An và Cò về U Minh sinh sống; trên đƣờng đến gặp Tƣ Tòng (Võ Tòng) An và Cò thấy một con trăn to dài đến vài mét, nên hai bạn mải đuổi theo con trăn vì nó rất thân thiện...Tuy nhiên qua một đoạn trong sình lầy thì con trăn bị con cá sấu nuốt chửng, may mắn An và Cò đƣợc chú Tƣ Tòng ngăn cản kịp thời. [Tập 7 –
17p 4’’](Hình 1.6)
36
Vì lẽ, cá sấu luôn phục sẵn ở kênh rạch, chờ ghe xuồng đi qua là đớp ngƣời: “Trong tập 8 của phim ở cảnh Võ Tòng đi săn c sấu hại người qua thoại của Võ Tòng diễn tả con cá sấu da cứng như sắt và để săn được con cá sấu phải
đốt đèn bằng mỡ người vì cá sấu bắt hơi người t xa [Tập 8 – 19p45’’]. Ở phân
đoạn này đạo diễn chủ yếu sử dụng góc máy thấp, đặt máy lƣng chừng với mặt nƣớc, máy chuyển động chứ không cố định để thấy đƣợc sự nguy hiểm đang rình rập, cũng nhƣ sự gan dạ của Tƣ Tòng khi chỉ một mình với cây giáo mà đối mặt với con cá sấu lớn đã từng nuốt bao nhiêu ngƣời, bằng chứng là khi mổ bụng con cá sấu có rất nhiều vòng vàng và chuỗi ngọc (Hình 1.7 + Hình 1.8).
Hình 1.7. Nhân vật Võ Tòng săn c Sấu Hình 1.8 Những món trang sức khi mổ bụng cá Sấu
Chƣa hết, thiên nhiên vùng đất phƣơng Namcòn có các loài rắn độccũng luôn là nỗi ám ảnh. Đủ các loại rắn: hổ mây, hổ mang, mái gầm…Có thể nói bên cạnh “rừng thiêng nƣớc độc” những mối hiểm họa từ thiên nhiên – rất tự nhiên, phần nào đe dọa cuộc sống con ngƣời buổi ban sơ. Khiến con ngƣời vùng đất này nhƣ trở nên nhỏ bé trƣớc thiên nhiên; và muốn tồn tại trƣớc thử thách khắc nghiệt, con ngƣời buộc phải trở nêncan đảm, mạnh mẽ, kiên cƣờng, nghị lực để
37
chinh phục thiên nhiên,dám đƣơng đầu với thú dữ. Đây cũng là điều kiện tôi luyện nên tính cách gan dạ, can trƣờng của ngƣời Nam Bộ - những con ngƣời luôn vƣơn lên với ý chí sẵn sàng đƣơng đầu trƣớc khó khăn thử thách để chinh phục thiên nhiên, biến nơi đây thành vùng đất trù phú, thơ mộng; đạo diễn đã thể hiện đƣợc việc đƣa những chi tiết “đắt” vào phim nhƣ: Cảnh ông Ba Rắn trở về mang theo các loại rắn v a bán v a cho cho những người dân, Ông Ba Rắn tặng con rắnVảy cóc cho ông Ba Ngù và ông Ba Ngù quàng con rắn lên cổ. Hay cảnh An vượt qua nỗi sợ hãi của mình khi bị vợ chồng Tư Mắm truy sát trong ruộng
bắp, An đã không la hét khi con rắn trườn qua người mình…Những chi tiết đƣợc
đƣa vào phim thể hiện rõ sự am tƣờng của đạo diễn về đất và ngƣời Nam Bộ,lột tả đƣợc nét thiên nhiên hoang sơ, dữ dội. Chính điều này cho thấy năng lực quan sát cũng nhƣ khả năng xây dựng tình huống tài tình của đạo diễn. (Hình 1.9)
38