Nghệ thuật sử dụng âm nhạc trong phim

Một phần của tài liệu Văn hóa – con người nam bộ trong phim truyền hình điện ảnh, trường hợp phim đất phương nam và con nhà nghèo (Trang 76)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.Nghệ thuật sử dụng âm nhạc trong phim

Âm nhạc luôn là một phần không thể thiếu trong một tác phẩm điện ảnh, với những bộ phim truyền hình hay điện ảnh thì nhạc phim luôn là yếu tố vô cùng quan trọng. Trong một bộ phim khi âm nhạc vang lên ở những thời điểm hợp lý, ở những phân cảnh cần thiết thì âm nhạc sẽ giúp các nhân vật thể hiện đƣợc chiều sâu tâm lý rõ ràng, dẫn dắt cảm xúc ngƣời xem một cách tự nhiên, góp phần gia tăng ấn tƣợng, tình cảm của khán giả đối với bộ phim.

Nếu nhƣ trong phim Con nhà nghèo đạo diễn Hồ Ngọc Xum sử dụng chủ yếu là nhạc không lời, đạo diễn sử dụng âm nhạc nhƣ một thứ gia vị làm tăng hình thức minh họa bằng âm hƣởng. Để khi âm nhạc cộng hƣởng cùng nghệ thuật diễn xuất và nghệ thuật tạo hình sẽ làm sáng tỏ đƣợc nội dung mà tác giả muốn truyền đạt, đồng thời cũng thể hiện thái độ của nhà làm phim. Âm nhạc trong phim không chiếm tỉ trọng lớn về dung lƣợng phim, những bản nhạc không lời sử dụng trong phim chủ yếu là sử dụng nhạc cụ dân tộc.

73

Trái ngƣợc với phimCon nhà nghèo, trong phim Đất phương Nam đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn lại sử dụng âm nhạc một cách tinh tế và chiếm một vị trí nổi bật về dung lƣợng ở trong phim. Âm nhạc đƣợc sử dụng trong phim thƣờng là những câu hò điệu lý và cả Đờn ca tài tử, sân khấu Cải lƣơng, tất cả đƣợc sử dụng xen kẽ ở các phân đoạn và các tập phim khác nhau. Cùng với đó bài hát chủ đề của phim cũng đƣợc đạo diễn sử dụng ở nhiều phân đoạn, nhiều tập cùng các bài hát khác. Những bài hát, điệu lý… đƣợc đạo diễn sử dụng trong phim nhƣ cách đạo diễn hun đúc những tƣ tƣởng sâu xa mà đạo diễn muốn truyền đạt đến khán giả.

Cƣ dân vùng Nam Bộ trong những buổi đầu khai hoang mở cõi đều là các lƣu dân tứ xứ tụ về. Chính vì vậy những con ngƣời bần cùng phải đi tha hƣơng để tìm phƣơng sinh kế, họ trốn tránh những luật lệ hà khắc của bản quan mà ra đi tìm cuộc sống tự do. Bởi thế sự cởi mở, phóng khoáng không câu nệ lễ tiết đã trở thành một nét đặc thù trong văn hóa ứng xử của ngƣời dân Nam Bộ. Họ cởi mở trong hành xử, phóng khoáng trong ngôn từ, họ sẵn sàng bộc bạch tâm tƣ tình cảm của mình, không giấu giếm, nhƣ một cách chia sẻ và thấu hiểu nhau giữa những ngƣời bạn bè. Chính vì vậy mà những dòng chảy văn hóa cũng theo chân những ngƣời di cƣ quần tụ về nơi đây không biết bao nhiêu là phong tục, nếp ăn, nếp nghĩ mà còn có cả những vốn liếng văn nghệ mang đậm chất diễn xƣớng nhƣ: Hò, Lý, Hát ru, Vè, nói Thơ, nói Tuồng, Bóng rỗi, hát Bội, Cải lƣơng… Tất cả những hình thức diễn xƣớng ấy giống nhƣ thứ gia vị đặc biệt tan vào đời sống của ngƣời dân và cũng trở thành những mạch ngầm truyền thống trong tâm thức ngƣời dân Nam Bộ.

Trong phim Đất phương Nam bạn có thể bắt gặp câu Hò điệu Lý ở tập phim thứ ba trong trƣờng đoạn diễn ra màn cƣớp kinh điển, khi cô gái dụ anh

74

chèo ghe hò Đối đ p, thừa lúc mọi chuyện sơ hở mà áp sát cƣớp ghe hàng. Những điệu hò trong trƣờng đoạn này đa phần là hò Chèo ghe, ngoài ra còn có một số đoạn hòĐồng th p ở những câu có chữ Ngó qua…/Hó qua… . Bên cạnh những điệu Hò còn có những điệu Lý nhƣ bài Lý cây ổi ở phân đoạn Út Lục Lâm dẫn An đi ăn trộm xoài. Hay trong tập thứ sáu xuất hiện nhiều chất liệu Diễn xƣớng Nam Bộ, cảnh gánh hát của thầy giáo Bảy xuôi dòng sông di chuyển, khán giả xem phim đƣợc thƣởng thức hai bài Lý, là bài: Lý Bập bòong

boong Lý trống chầu đều mô phỏng tiếng trống.

Bên cạnh các điệu Hò và điệu Lý thì trong phim đạo diễn còn sử dụng hình thức Nói thơ, Nói tuồng để giúp bày tỏ nỗi niềm của các nhân vật cũng nhƣ tăng cảm xúc cho mạch kể chuyện hay thông báo một sự kiện gì đó. Nếu nhƣ Hò, Lý đƣợc cho là hò hát Dân gian thì Nói thơ, Nói tuồng đƣợc xem là hình thức Diễn xƣớng tự sự và Trữ tình của những con ngƣời Nam Bộ. Thông qua những tiết tấu đặc trƣng và thanh âm của vần chữ khi kết hợp với nhau, thi thoảng có thêm vào giai điệu, Nói thơ, Nói tuồng. Hình thức Nói thơ, Nói tuồng trong phim đƣợc đạo diễn đặt vào trong những nhân vật lớn tuổi nhƣ bác Tám Luông, ông ba Ngù hay thỉnh thoảng là những nhân vật ngoài hình. Ở tập bốn, ông Ba Ngù Nói thơ Lục Vân Tiên; cảnh gây ấn tƣợng đặc biệt đó là cảnh ông Tám Luông Nói thơ Lục Vân Tiên trƣớc khi tử tự. Có thể nói, thông qua các nhân vật, đạo diễn đã cho khán giả thấy đƣợc ngƣời Nam Bộ đã thổi hồn vào những câu thơ, những giai điệu đặc trƣng và từ đó Nói thơ Lục Vân Tiên trở thành đặc sản của đất phƣơng Nam.

Tuy nhiên có lẽ gây ấn tƣợng nhất, kịch tính nhất, bi thảm và hận thù nhất chính là cảnh anh em nhà Mƣời Chức đổ máu trên cánh đồng Nọc Nạng, bởi quân sát nhân cƣớp đất, cƣớp lúa... chúng là bọn thực dân Pháp và bọn điền chủ

75

ác bá. Câu chuyện xảy ra tại huyện Giá Rai thuộc tỉnh Bạc Liêu thuở ấy, nên đạo diễn đã đƣa điệu Nói thơ Bạc Liêu vào đúng chỗ. Phần giai điệu do đờn tranh thể hiện bằng thủ pháp nén từng tiếng nhạc nghe tức tƣởi, dồn nén, ấm ức. Nét nhạc lƣu không do tất cả dàn nhạc diễn tấu gây căng thẳng, đe dọa, tạo tƣơng phản giữa cái thiện và cái ác. Sau khi cánh đồng Nọc Nạng đã thấm máu thì giọng ca của ca sĩ Đào Đức nổi lên thảm thiết qua ca khúc Trời cao có thấu đƣợc phát triển từ Nói thơ Bạc Liêu: Ngó lên trời… trời cao có thấu/ Mà ngó xuống đất… thấy đất rộng thinh thinh/ Tai bay vạ gió thình lình/ Cả nhà Mười Chức tan tành tại ai?/ Ác nhân là lũ cướp ngày…

Điều đặc biệt nhất về việc sử dụng âm nhạc cho phim, đó là đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn đã đƣa sân khấu Cải lƣơng vào phim. Đạo diễn sử dụng đến bốn Trích đoạn Cải lƣơng trong các tập sáu, bảy. Trích đoạn thứ nhất trong tập năm, trích đoạn Dự Nhượng đả long bào , đây là trích đoạn có những bài nhƣ

Duyên kỳ ngộ, Phú lục, Xàng xê, Đảo ngũ cung…Trích đoạn thứ hai ở trong tập

sáu là trích đoạn tuồng Cải lƣơng Lục Vân Tiên , cảnh chàng Vân Tiên đánh Phong Lai để cứu Kiều Nguyệt Nga, trích đoạn này có những bài: Thủy đoản,

Thu hồ, Kim tiền Huế, Hành vân…Trích đoạn tuồng Bao công , trích đoạn này

có những bài:Thu hồ, Tây thi, Vọng cổ nhịp tư, Tứ đại o n. Trích đoạn thứ tƣ là trích đoạn tuồng iọt m u chung tình , đây là trích đoạn xúc động và là một đoạn hay của phim Đất phương Nam.

Ở phân đoạn này cô Năm, vợ thầy Bảy, cô là đào hát chính của đoàn bị ông Hội đồng bắt về hát và phục vụ quan lớn. Cô đào Năm xin một thanh kiếm, một bàn hƣơng án và một mảnh khăn tang để hát Giọt m u chung tình, bày tỏ tấm lòng thủy chung sắt son của Bạch Thu Hà khi khóc chồng là Võ Đông Sơ thiệt mạng ngoài chiến trƣờng, khiến khán giả xem phim không tránh khỏi cảm

76

giác thƣơng tâm và xót xa cho mảnh đời khổ đau vô cùng tận của con ngƣời thấp cổ bé họng. Hát đến câu cuối cùng, cũng là lúc cô Năm dùng thanh kiến tự kết liễu cuộc đời của mình.

Song song với các loại hình kể trên đạo diễn còn sử dụng nhạc không lời và ca khúc chủ đề của phim cũng góp phần tạo nên sự thành công cho bộ phim

Đấtphương Nam, đó là ca khúc Bài ca đất phương Nam . Dạo đầu bài hát là

những câu hò mang âm hƣởng đặc sắc của các giọng hò trên sông nƣớc và những điệu hò trên cạn của đất Nam Bộ. Cấu trúc bài hát đƣợc chia làm hai đoạn, ở đoạn thứ nhất cách hát chậm rãi, tình cảm mang hơi thở điệu Oán với điệu Nam, nhịp điệu mô phỏng âm hƣởng tiết tấu trong nhạc Tài tử Nam Bộ, lời và giai điệu gắn kết Nhắn ai đi về miền đất phương Nam… . Còn ở đoạn hai của bài hát âm hƣởng phấn chấn, nhanh, vận dụng điệu thức Bắc với lời ca thổn thức

còn đâu đây tiếng vó ngựa phi, mà ngỡ con tàu vỗ sóng bờ xa, nỉ non sao tiếng

nhạn kêu chiều. Buồm xuôi vô phương Nam phiêu bạt theo thủy triều… . Đáng

chú ý là Lý con sáoLý ngựa ô trở thành biểu tƣợng của sự khát khao tự do, sự hiên ngang bất khuất cùng với đoàn ngƣời lặn lội về phƣơng Nam khẩn hoang lập nghiệp. Thấm nhuần ý nghĩa sâu xa ấy, nhà thơ Lê Giang đã cho thâm nhập vào lời ca một cách bất ngờ nhƣng cũng rất tự nhiên mà sâu sắc.

3.3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật

3.3.1. Thế giới nhân vật phong phú, đa dạng

Trong phim Đất phương Nam đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn cho khán giả thấy đƣợc thế giới nhân vật rất đa dạng và phong phú. Đạo diễn đã xây dựng đƣợc nhiều tầng lớp, nhiều lứa tuổi, nhiều ngành nghề, nhiều kiểu ngƣời. Qua đó, hiện lên với đầy đủ các nét đặc trƣng tính cách, phẩm chất, lối sống, sinh hoạt của họ. Có thể nói đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn tuy không phải là một ngƣời

77 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

con đƣợc sinh ra ở vùng đất Nam Bộ nhƣng đạo diễn đã thể hiện đƣợc vốn hiểu biết phong phú của mình cũng nhƣ những tình cảm với mảnh đất Nam Bộ, nên đạo diễn đã tạo ra một thế giới các nhân vật hết sức phong phú.

Trong phim Con nhà nghèo cũng vậy, đạo diễn Hồ Ngọc Xum cũng đã xây dựng một hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng với đầy đủ các thành phần xuất thân từ những ngƣời nông dân “chân lấm tay bùn”, đến những ngƣời làm những nghề khác nhau nhƣ: Ba Cam làm lái xe, Quan kinh lý hay cả hệ thống hƣơng chức hội tề làng xã xƣa… Qua từng nhân vật, đạo diễn đã đƣa khán giả đến với vùng đất Nam Bộ với những con ngƣời đôn hậu, chất phác, giàu lòng nhân ái.

Điện ảnh phản ánh hiện thực cuộc đời. Chính vì vậy, ngƣời đạo diễn phải có sự am hiểu sâu sắc về hiện thực cuộc đời thì mới có thể có đƣợc những tác phẩm sống mãi cùng với thời gian. Xem phim của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn và đạo diễn Hồ Ngọc Xum, khán giả đƣợc tiếp xúc với những ngƣời Nam Bộ đủ các thành phần, hạng ngƣời, nghề nghiệp: Giàu sang, nghèo khó, trí thức, địa chủ, nông dân…Cả hai tác giả đều am hiểu nhiều ngành nghề mang tính đặc thù của vùng sông nƣớc Nam Bộ. Con ngƣời Nam Bộ cũng đƣợc hai tác giả xây dựng hết sức đa dạng phong phú, mang trong mình những nét tính cách rất đặc trƣng của ngƣời Nam Bộ. Đó là những con ngƣời mƣu trí dũng cảm trong công cuộc chinh phục thiên nhiên. Những con ngƣời yêu nƣớc sẵn sàng hi sinh vì lý tƣởng độc lập của dân tộc. Ngƣời nông dân cần cù giản dị mà giàu lòng nhân ái.

Trong phim Đất phương Nam, hình ảnh ông già Nam Bộ xuất hiện với tần suất cao. Những ông già Nam Bộ là những ngƣời sống từng trải có kinh nghiệm. Họ là những ngƣời nông dân hiền lành chất phác, giàu tình yêu thƣơng, cuộc sống của họ đã trải qua nhiều gian truân của cuộc đời cũng nhƣ những cay đắng,

78

nên họ biết cách đối nhân xử thế. Thông qua những nhân vật này, đạo diễn đã thể hiện đƣợc những triết lý nhân sinh của cuộc sống. Đó là nhân vật ông Tám Luông, Ông Ba Ngù, Ông Ba Rắn, Bác Ba Phi…Họ đều là những con ngƣời có những phong cách đáng kính, giàu lòng nhân ái, trọng nghĩa khinh tài, bao dung độ lƣợng. Họ sẵn sàng cƣu mang, dạy bảo cậu bé An thành ngƣời.

Sự khéo léo của ngƣời đạo diễn khi xây dựng những kiểu nhân vật ông già Nam Bộ trong phim, đó là đạo diễn chú trọng vào việc xây dựng ngôn ngữ và hành động của nhân vật, sao cho đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất. Đạo diễn đã đặt những trách nhiệm, những trọng trách là những ngƣời giữ gìn phong tục, tập quán và những giá trị tốt đẹp của con ngƣời Nam Bộ. Tuy nhiên với tài năng nghệ thuật cùng vốn sống, kinh nghiệm của một ngƣời đạo diễn, đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn đã khéo léo tránh, không biến nhân vật trở thành một cái máy phát ngôn, mà nhân vật trong phim rất chân thực, sinh động. Những nhân vật là những con ngƣời đời thực gắn bó với mọi ngƣời; họ là những con ngƣời mộc mạc, giản dị, thẳng thắn. Bởi vậy khi xem phim của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn khán giả cảm thấy gắn bó và gần gũi hơn.

Những sáng tạo của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn và đạo diễn Hồ Ngọc Xum đã khái quát đƣợc bức tranh hiện thực sinh động về xã hội Nam Bộ, nhờ vào việc xây dựng đƣợc một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng. Cuộc sống sinh hoạt của con ngƣời Nam Bộ hiện lên chân thực, sinh động qua từng hình ảnh của các đạo diễn. Mỗi một nhân vật trong phim của hai đạo diễn đều đọng lại những ấn tƣợng sâu đậm trong lòng khán giả. Qua đó ta thấy đƣợc sự tài tình của hai đạo diễn trong việc xây dựng hình tƣợng nhân vật.

79

Lựa chọn ngoại hình và quy định hành động cho nhân vật là một nghệ thuật quan trọng trong việc thể hiện nhân vật của đạo diễn. Nó không chỉ làm cho nhân vật có đƣợc dáng vẻ và hành động bên ngoài mà còn là phƣơng tiện để nhân vật bộc lộ tính cách. Có thể nói ngoại hình và hành động của nhân vật là nét đặc trƣng đƣợc đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn và đạo diễn Hồ Ngọc Xum sử dụng và khai thác triệt để trong phim của mình. Không giống nhƣ các đạo diễn khác là đi sâu vào khai thác những diễn biến tâm lý của nhân vật. Cả hai đạo diễn đều tập trung diễn tả ngoại hình và hành động của nhân vật. Bởi nó phù hợp với tính cách của con ngƣời Nam Bộ, ƣa hành động, bộc trực, thẳng thắn, không suy tính thiệt hơn bao giờ.

Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn xây dựng vẻ ngoại hình cho các nhân vật trong phim của mình nhƣ ông Tám Luông, có vóc dáng khỏe khoắn, gƣơng mặt phúc hậu, Út Trong với đôi mắt trong veo, mái tóc dài thể hiện sự ngây thơ, trong sáng của cô gái miền Tây Nam Bộ, chúng ta không thể quên đƣợc hình ảnh thật đẹp khi Út Trong gội đầu bên cầu ao và cậu bé An múc nƣớc giúp Út Trong xả tóc, khi quay phim lấy góc rộng ra cảnh toàn, trên mặt nƣớc với đầy những hoa sen nở rộ, một hình ảnh rất đẹp khiến khán giả nhớ mãi. Với những nhân vật chính diện, đạo diễn luôn chú trọng đến việc xây dựng vẻ ngoài cũng nhƣ quy định hành động của họ khiến khán giả thấy rõ nhân vật hiện lên với đầy đủ dáng vẻ thần thái cũng nhƣ tính cách của ngƣời dân Nam Bộ xƣa. Đó là những con ngƣời mang trong mình vẻ đẹp riêng của một vùng quê sông nƣớc, không lẫn với hình ảnh của những ngƣời nông dân trên các vùng miền khác của đất nƣớc. Đó là hình ảnh đặc trƣng của ngƣời nông dân Nam Bộ với chiếc áo bà ba đen cùng với chiếc khăn rằn. Đạo diễn đã xây dựng một hình ảnh đẹp giản dị, mộc mạc của những ngƣời nông dân Nam Bộ trong phim của mình.

80

Các cụ xƣa có câu “Nhìn mặt mà bắt hình dong”. Vì vậy, chỉ cần nhìn hình ảnh những ngƣời nông dân trong phim Đất phương NamCon nhà nghèo, những con ngƣời mộc mạc, dung dị là ta có thể thấy đƣợc họ là những con ngƣời vất vả, trải qua những năm tháng gian nan, cơ cực của cuộc sống. Khuôn mặt là

Một phần của tài liệu Văn hóa – con người nam bộ trong phim truyền hình điện ảnh, trường hợp phim đất phương nam và con nhà nghèo (Trang 76)