Tinh thần dũng cảm, kiên cường chống cường hào và giặc ngoạ

Một phần của tài liệu Văn hóa – con người nam bộ trong phim truyền hình điện ảnh, trường hợp phim đất phương nam và con nhà nghèo (Trang 50)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Tinh thần dũng cảm, kiên cường chống cường hào và giặc ngoạ

xâm.

Trước hết phải kể đến những người phụ nữ Nam Bộ: không giống nhƣ những hình ảnh dũng cảm, khảng khái của chị Út Tịch trong Người Mẹ Cầm Súng của Nguyễn Thi. Hình ảnh những ngƣời phụ nữ trong hai bộ phim Đất

Phương NamCon Nhà Nghèo lại là những ngƣời phụ nữ có tính cách khác

nhau: Một người mẹ là bà Tám vợ ông Tám Luông (do nghệ sĩ Ánh Hoa thủ vai), là một người mẹ nhân t , hiền hậu, khắc khổ và cam chịu nhiều bất công trong xã hội bấy giờ, nhưng Bà Tám Luông sẵn sàng đón nhận An là một thành viên trong gia đình mình, khi con g i bị ức hiếp, chồng bị đổ oan ăn cắp lúa, bà cũng không dám nói lên tiếng nói của mình mà chỉ biết nghe theo sự sắp xếp của ông Tám là đưa Út Trong đi đến nhà c c con đang khai khẩn dưới U Minh để lánh nạn hà hiếp của ông Hội đồng. Rồi đến khi sống cùng các con ở vùng đất mới, gia đình của bà vẫn không thoát kh i sự áp bức bóc lột của kẻ ỷ thế cậy quyền, những người con của bà người chết, người bị bắt ở Đồng Nọc Nạng. Cho đến khi Tư Tòng kịp xuất hiện thì không thể ngờ, trước mắt là cảnh tượng những ngôi mộ v a đắp xong. Một bà già và một đứa trẻ bên cạnh những ngôi mộ

47

ấy,khi đó ca khúc nói thơ Bạc Liêu vang lên, thật chua xót... khiến người xem nước mắt rơi đến nghẹn cả cổ...

Hình 2.5. Bà Tám Luông trong cảnh các con bị giặc Tây giết cướp đất, cướp lúa

Đối lập với nhân vật bà Tám Luông là nhân vật bà Tƣ Ù, một ngƣời có ngoại hình phốp pháp và cách nói chuyện khá chanh chua. Tuy nhiên nhân vật này là một ngƣời phụ nữ thẳng thắn, mang đậm tính cách phúc hậu, giàu lòng thƣơng ngƣời, lòng nhân hậu của con ngƣời Nam Bộ, một kiểu “khẩu xà tâm Phật”. Bà Tƣ Ù hào hiệp và sẵn sàng cƣu mang những ngƣời thất cơ lỡ vận: Khi ông Ba Ngù dẫn An đến gặp bà Tư Ù để xin bà nuôi An, mặc dù nói An nh bé nhưng khi ông Ba Ngù nói Nước chảy ra thì thương cha thương mẹ - Nước chảy vào thì thương kẻ mồ côi bà Tư Ù đã nhận An vào nuôi dù cuộc sống của bà cũng chả kh hơn là mấy. Con người bà Tư Ù giống như câu nói của ông Ba Ngù nói với An lúc đi bắt Cúm Núm rằng Bà Tư Ù vẻ bề ngoài vậy thôi chứ bên

trong bà hiền giống như củ khoai . Hoàn cảnh gia đình bà Tƣ Ù cũng thật đáng

48

theo Cách mạng và quán ăn của bà chính là địa điểm giao liên để những chiến sĩ Cách mạng hoạt động và gửi tài liệu. Chính vì điều này mà bà bị đôi vợ chồng giả Tƣ Mắm, tay sai của lính Tây đốt quán.

Một trong những nhân vật nữ cần phải nhắc đến nữa đó là Út Trong, con gái ông Tám Luông. Út Trong ở trong phim là một cô gái mang những nét đặc trƣng của cô gái miền Tây sông nƣớc. Út Trong mang vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng nhƣng lại rất kiên cƣờng, cô rất mạnh mẽ khi là một cô gái tay không tấc sắt nhƣng dám đứng lên chống lại bọn thực dân Pháp tàn ác khi chúng đến cƣớp đất, cƣớp lúa nơi mà các anh chị của cô gia đình Mƣời Chức) đã phải khổ cực để khẩn hoang mới có. Nhân vật Út Trong ban đầu là cô gái ngây thơ dành tình yêu trong sáng cho thầy giáo Chung bằng hai câu thơ hượng còn ẩn bóng cây

tùng, thuyền quyên chỉ đợi anh hùng mà thôi . Nhƣng thầy giáo Chung tham gia

cách mạng bị thực dân xử bắn ngay ở chợ. Cô đã đau khổ chôn giấu tình yêu của mình trong chiếc khăn tay thêu hai câu thơ trên. Rồi khi lƣu lạc đến vùng đất U Minh, trải qua bao nhiêu là nguy hiểm, cuối cùng cô cũng tìm đƣợc gia đình các anh chị của mình, thì tình cờ cô gặp lại An; và ở đây, Út Trong cũng gặp đƣợc Võ Tòng,... lâu ngày, cô đã cảm mến tình cảm với Võ Tòng bởi tính trƣợng nghĩa của anh. Lúc này Út Trong đã có sự biến đổi về tính cách, cô chủ động trong tình cảm và hạnh phúc của mình với Võ Tòng. Tuy nhiên sự yên bình chƣa đƣợc bao lâu thì biến cố gia đình xảy ra, cô đã dũng cảm, một mình đƣơng đầu với bọn cƣờng hào và giặc Tây. Hình ảnh Út Trong bị bắt lên tàu của kẻ thù có lẽ là hình ảnh khiến khán giả tiếc nuối và ngậm ngùi nhất (Hình 2.6).

49

Hình 2.6. Ánh mắt cương nghị của Út Trong trước kẻ thù.

Một nét tính cách đặc trƣng của ngƣời Phụ nữ Nam Bộ đó là tính cách trọng nghĩa đƣợc thể hiện một cách rất rõ nét trong nhân vật Tƣ Lựu, em gái cai tuần Bƣởi. Tƣ Lựu vốn là cô gái mới mƣời bảy tuổi, cô trổ mã, đẹp gái và rất có duyên nhƣng cô đã bị Hai Nghĩa con của điền chủ tấn công cho đến mang thai. Vì thân phận nhỏ bé, bị ức hiếp, Lựu phải theo anh chị đến ở nhờ quê vợ anh Hai. Đƣợc sự giúp đỡ của Ba Rạng cuộc sống gia đình cai tuần Bƣởi dần ổn định và khi Tƣ Lựu đƣợc anh hai hỏi về hôn nhân, tuy là thân phận nhỏ bé trƣớc bọn cƣờng hào ác bá, nhƣng cô đã trả lời anh Hai: Em biết đạo làm vợ là lo giúp đỡ chồng những việc trong nhà. Nhưng mà vợ chồng phải có cái tình thì ở với nhau mới được. C i c ch chú Hương Thân Chiểu nói đó thì chú không có tình chi hết. Chú cưới vợ là kiếm người giữ con, nấu cơm coi nhà cho chú mà thôi. Lấy chồng

như vậy thì vui vẻ gì đó mà ham. Rồi anh hai hỏi lại Tƣ Lựu: Tình là cái gì? vậy

50

nhau vậy. Tƣ Lựu trảo lời anh Hai: Sao lại không có tình. Mà dầu anh với chị

hai không có tình thì cũng có nghĩa. Có thể thấy đây là nét tính cách đặc trƣng

của những con ngƣời Nam Bộ, những tâm hồn giản dị, chân chất, trọng nghĩa trọng tình.

Bên cạnh hình ảnh về những ngƣời Phụ nữ Nam Bộ đƣợc xây dựng trong bộ phim còn có thế hệ những ông già Nam Bộ anh hùng. Ngƣời xem chắc vẫn không thể quên đƣợc hình ảnh của ông Tám Luông, một con ngƣời nhân nghĩa, khẳng khái, ông đã cƣu mang An, an táng cho mẹ An, dạy An cách nghe cá trò truyện. Tính cách khẳng khái, thật thà của ông đã khiến ông bị đỗ tội ăn trộm lúa,ông Tám đã nói “Tụi bây đ ng vu oan cho tao, tao còn mặt mũi nào nhìn

chòm xóm”. Thế rồi sự hà hiếp của lũ cƣờng hào đã bức ông Tám Luông phải tự

tử. Khi để vợ con đi rồi, ông Tám khoác áo dài khăn đóng, dọn dẹp nhà cửa, thả trâu, kính cẩn đốt nhang mồ mả, bàn thờ tổ tiên, an nhiên ngâm thơ Lục Vân Tiên rồi treo cổ. Đó chính là nét tính cách thể hiện khí khái của ngƣời Nam Bộ thuở khẩn hoang.

Ông Ba Rắn lại là ngƣời hiện lên vẻ phóng khoáng, tự tin của con ngƣời sống tự do và từng trải. Một ngƣời đàn ông, một đứa con trai và một chú chó lênh đênh đi đến các vùng để bắt rắn. Khi việc làm ăn khó khăn ông lại cùng con trai đến U Minh khai hoang, dẫu khó khăn đấy nhƣng ông vẫn nhận thêm cậu bé An và đƣa đi cùng, khi nào ổn định sẽ giúp An tìm cha. Câu chuyện của ông với Tƣ Tòng Võ Tòng) kết nghĩa anh em, mang phảng phất màu sắc của yếu tố huyền thoại. Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn đã tài tình khi kết hợp yếu tố cổ điển phƣơng Tây và cổ điển phƣơng Đông, con ngƣời phƣơng Nam cũng giống nhƣ mảnh đất nơi đâyvừa đƣợc khai phá, đất hoang, chim trời cá nƣớc mênh mông,

51

ngƣời nông dân ở đây không chịu đƣợc cảnh giống nhƣ chị Dậu. Con ngƣời nơi đây họ có nhiều tự do hơn. Đặc biệt là chi tiết ông Ba Rắn trả thù cho Võ Tòng khi Võ Tòng bị quân giặc giết hại. Trƣớc kẻ thù ông Ba Rắn thể hiện tinh thần chống trả quyết liệt, thể hiện tinh thần với bạn bè, họ là những con ngƣời gắn bó thủy chung, hào hiệp và phóng khoáng giống nhƣ những anh hùng hay những ngƣời hiệp sĩ (Hình 2.7).

Hình 2.7. Ông Ba Rắn, trả thù cho Võ Tòng

Bác Ba Phi, một nhân vật vốn rất quen thuộc trong đời sống văn hóa của ngƣời dân khắp các tỉnh miền Tây. Đây là một nhân vật vô cùng quen thuộc trong những câu chuyện vui đƣợc mọi ngƣời kể cho nhau nghe hàng ngày. Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn đã rất khéo léo khi xây dựng hình tƣợng bác Ba phi thông qua những câu chuyện vui, mang lại cho khán giả xem phim những tiếng cƣời sảng khoái, những âm sắc trào lộng rất đặc trƣng của thƣơng hiệu bác Ba Phi. Bên trong những câu chuyện vui đó nó ẩn chứa tính hào hùng của lớp ngƣời

52 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đi mở đất, một nét tính cách rất đặc trƣng của ngƣời Nam Bộ, đó là lòng yêu thiên nhiên và con ngƣời.

Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn đã khắc họa hình ảnh những ông già Nam Bộ trong phim một cách rất tài tình, mỗi ngƣời mỗi vẻ nhƣng lại rất đặc biệt, tất cả các nhân vật đều mang trong mình những nét phẩm chất cao đẹp của ngƣời Nam Bộ, bởi khí phách hiên ngang anh dũng. Ông già Ba Ngù với hình ảnh ở trong phim luôn có cái áo vắt vai, những câu đối thoại ngất ngƣỡng hài hƣớc, nửa tỉnh, nửa say nhƣng con ngƣời ông tràn đầy nghĩa tình, luôn sẵn sàng cƣu mang ngƣời khác và ông cũng là ngƣời tham gia hoạt động cách mạng cùng với dì Tƣ Ù. Có thể nói những nhân vật ông già Nam Bộ ở trong phim Đất phươg Nam đƣợc tác giả dành một phần thời lƣợng lớn trong phim của mình, dƣờng nhƣ họ là những nhân vật song hành với nhân vật An trong cuộc hành trình lƣu lạc. Họ là những con ngƣời đã lớn tuổi, đã trải qua mọi niềm vui nỗi buồn, đắng cay của cuộc sống nên họ thƣờng khuyên răn, dạy bảo con cháu trong cuộc sống.

Những thanh thiếu niên anh hùng của vùng đất Nam Bộ: Trong hai bộ phim Đấtphương NamCon nhà nghèo chúng ta bắt gặp những ngƣời thanh niên yêu nƣớc, vì nƣớc quên mình. Họ là những con ngƣời có tinh thần yêu nƣớc nồng nàn, luôn nêu cao, phát huy đƣợc truyền thống anh dũng của dân tộc, sự đoàn kết một lòng trong đấu tranh đánh đuổi kẻ thù xâm lƣợc. Đặc biệt tính cách của những con ngƣời Nam Bộ đƣợc thể hiện rõ là những ngƣời trọng nghĩa khinh tài. Đó là hình ảnh của thầy giáo Trung, thầy giáo Bảy, Ba của An, Võ Tòng…

Khán giả xem phim sẽ không thể nào quên đƣợc hình ảnh đầy xúc động từ những tập phim đầu tiên của phim Đất phương Nam, đó là cảnh thầy giáo Bảy

53

(do nghệ sĩ ưu tú Thanh Điền thủ vai) nói chuyện với An. Sự xúc động trong

cảnh phim này không phải là sự chia ly đau khổ, mà sự xúc động ở đây chính là những lời khuyên đanh thép nhƣng đầy tình cảm của thầy khi chứng kiến An bị đuổi học do có cha bị nghi ngờ là một tay Cộng sản nguy hiểm, rồi bị các bạn học ăn hiếp. Thầy không ngờ con tệ bạc quá. Tụi nó làm nhục con mà con chỉ biết khóc lóc như một con th đế hèn nhát. Mình không gây sự, nhưng phải biết chống trả. Trước khác, bây giờ khác, bây giờ con không chỉ là thằng An, con còn thay mặt ba con đang ở xa. Họ đuổi con ở trường để con đứng về phía ba con.

Đ ng để ai khinh thường con của một người đang làm quốc sự . Có thể nói

những lời chia sẻ của thầy giáo Bảy không chỉ đơn giản là những lời nói dành cho trò An, mà còn gián tiếp thể hiện sự cứng rắn, kiên cƣờng của những ngƣời dân yêu nƣớc trong thời cuộc loạn lạc, thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ. Tinh thần của thầy giáo Bảy. Tinh thần này xuyên suốt cả bộ phim đƣợc truyền tải qua cuộc hành trình của An.

Đến khi gặp lại An lƣu lạc, thầy giáo Bảy lúc này là chủ một gánh hát, dù ngƣời thu tiền vé cầm hết tiền bỏ trốn, gánh hát khó khăn nhƣng thầy vẫn cƣu mang An. Khi gánh hát đến vùng đất mới, thầy giáo Bảy quyết định biểu diễn miễn phí cho dân nghèo, nhƣng lại từ chối biểu diễn riêng cho ông Hội Đồng. Chính vì vậy mà bọn tay sai đã lẻn đến giết ngƣời trong gánh hát và bắt cô Năm Xuân đào hát – vợ của thầy Bảy về nhà ông Hội đồng để phục vụ cho quan lớn, nhƣng cô cũng quyết hy sinh chứ không chịu khuất phục.

Ngoài thầy giáo Bảy còn có thầy giáo Chung, Võ Tòng... họ đều là những ngƣời mà Út Trong thƣơng. Giáo Chung tham gia Cách mạng bị địch bắt và vu khống cho là ăn cƣớp để xử bắn ngoài chợ. Khi xử bắn giáo Chung không muốn

54

bị bịt mắt và nói với bà con Thưa bà con, tôi là Hai Chung, xin gửi lời vĩnh biệt

bà con. Đánh giặc Tây dù tôi chết cũng không ân hận, bà con ở lại mạnh gi i .

Còn Võ Tòng thì giết giặc Tây để trả thù cho nhà Út Trong. Dẫu biết là Võ Tòng chẳng thể thắng nổi một binh đoàn giặc Pháp đƣợc trang bị vũ khí đầy đủ, nào là lựu đạn nào là súng máy tối tân... nhƣng máu huyết anh hùng, sự căm phẫn đã bị đẩy lên đến tột độ, nên Võ Tòng muốn bọn giặc Tây và bè lũ tay sai không đƣợc đụng đến mảnh đất và con ngƣời nơi đất U Minh này và muốn vùng đất đó đƣợc yên bình. Chỉ với những mũi tên tự chế, Võ Tòng đã giết chục tên giặc và sự hi sinh anh dũng của anh là một niềm tự hào lớn của ngƣời dân xứ này.

Không có quá nhiều kĩ xảo ở phân đoạn đó, không có những cảnh quay quá hoành tráng, hình ảnh Võ Tòng không mỹ miều, sáo rỗng, đôi mắt thì luôn cƣơng nghị, bộ râu thì xồm xoàm nhƣng anh đã trở thành một anh Hùng trong lòng An, Cò, Út Trong và những ngƣời dân nơi đây, cũng nhƣ những khán giả xem phim, đồng thời nét tính cách đó trở thành một chuẩn mực của cái mà ngƣời Miền Nam gọi là “Anh hùng hảo hớn”.

Trong phim Đất phương Nam đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn còn khắc họa những tấm gƣơng anh hùng Nam Bộ thông qua thế hệ thiếu niên yêu nƣớc. Đó là cậu bé An, An đã rất dũng cảm và gan dạ, thông minh khi ứng phó với những tình huống bất ngờ khó khăn. Trong những tình huống mà An gặp, phải kể đến tình huống chạm trán với vợ chồng Tƣ Mắm, hay khi ứng phó cho tía nuôi của mình (ông Ba Rắn) khi em phóng mũi tên vào kẻ thù để trả thù cho chú Võ Tòng. Bên cạnh An còn có Cò, một con ngƣời gan dạ, nhanh trí cũng là một thiếu niên dũng cảm. Có thể nói thế hệ thiếu niên anh hùng là thế hệ đại diện cho tƣơng lai của đất nƣớc. Các em là đại diện cho những em nhỏ Nam Bộ gan dạ,

55

dũng cảm trong cuộc chiến chống quân xâm lƣợc cùng với các nhân vật khác nhƣ ông già Nam Bộ, thì nhân vật thiếu niên đƣợc đạo diễn khá tập trung và chú ý khắc họa. Có thể nói để phản ánh đƣợc đời sống, con ngƣời Nam Bộ rất tỷ mỉ trong bộ phim thì ngƣời đạo diễn là một ngƣời có hiểu biết rộng cùng một tình cảm đặc biệt dành cho vùng đất Nam Bộ mới làm đƣợc một bộ phim hay nhƣ vậy, mặc dù đạo diễn không phải là ngƣời sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ.

2.2.3. Con người đôn hậu chất phát, cần cù, giàu tình thương, trọng nghĩa khinh tài

Những ngƣời dân Nam Bộ vốn là những cƣ dân từ “tứ xứ” khắp mọi miền

Một phần của tài liệu Văn hóa – con người nam bộ trong phim truyền hình điện ảnh, trường hợp phim đất phương nam và con nhà nghèo (Trang 50)