6. Cấu trúc luận văn
3.3.2. Ngoại hình và hành động của nhân vật
79
Lựa chọn ngoại hình và quy định hành động cho nhân vật là một nghệ thuật quan trọng trong việc thể hiện nhân vật của đạo diễn. Nó không chỉ làm cho nhân vật có đƣợc dáng vẻ và hành động bên ngoài mà còn là phƣơng tiện để nhân vật bộc lộ tính cách. Có thể nói ngoại hình và hành động của nhân vật là nét đặc trƣng đƣợc đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn và đạo diễn Hồ Ngọc Xum sử dụng và khai thác triệt để trong phim của mình. Không giống nhƣ các đạo diễn khác là đi sâu vào khai thác những diễn biến tâm lý của nhân vật. Cả hai đạo diễn đều tập trung diễn tả ngoại hình và hành động của nhân vật. Bởi nó phù hợp với tính cách của con ngƣời Nam Bộ, ƣa hành động, bộc trực, thẳng thắn, không suy tính thiệt hơn bao giờ.
Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn xây dựng vẻ ngoại hình cho các nhân vật trong phim của mình nhƣ ông Tám Luông, có vóc dáng khỏe khoắn, gƣơng mặt phúc hậu, Út Trong với đôi mắt trong veo, mái tóc dài thể hiện sự ngây thơ, trong sáng của cô gái miền Tây Nam Bộ, chúng ta không thể quên đƣợc hình ảnh thật đẹp khi Út Trong gội đầu bên cầu ao và cậu bé An múc nƣớc giúp Út Trong xả tóc, khi quay phim lấy góc rộng ra cảnh toàn, trên mặt nƣớc với đầy những hoa sen nở rộ, một hình ảnh rất đẹp khiến khán giả nhớ mãi. Với những nhân vật chính diện, đạo diễn luôn chú trọng đến việc xây dựng vẻ ngoài cũng nhƣ quy định hành động của họ khiến khán giả thấy rõ nhân vật hiện lên với đầy đủ dáng vẻ thần thái cũng nhƣ tính cách của ngƣời dân Nam Bộ xƣa. Đó là những con ngƣời mang trong mình vẻ đẹp riêng của một vùng quê sông nƣớc, không lẫn với hình ảnh của những ngƣời nông dân trên các vùng miền khác của đất nƣớc. Đó là hình ảnh đặc trƣng của ngƣời nông dân Nam Bộ với chiếc áo bà ba đen cùng với chiếc khăn rằn. Đạo diễn đã xây dựng một hình ảnh đẹp giản dị, mộc mạc của những ngƣời nông dân Nam Bộ trong phim của mình.
80
Các cụ xƣa có câu “Nhìn mặt mà bắt hình dong”. Vì vậy, chỉ cần nhìn hình ảnh những ngƣời nông dân trong phim Đất phương Nam và Con nhà nghèo, những con ngƣời mộc mạc, dung dị là ta có thể thấy đƣợc họ là những con ngƣời vất vả, trải qua những năm tháng gian nan, cơ cực của cuộc sống. Khuôn mặt là điểm nhận biết đầu tiên khi ngƣời ta tiếp xúc với nhau, khuôn mặt cũng là nơi bộc lộ tâm trạng, cảm xúc và tâm lý nhân vật. Hình ảnh ông Ba Rắn do Nghệ sĩ Ƣu tú Đoàn Mạnh Dung thể hiện) trong phim là ngƣời có khuôn mặt khoáng đạt, dễ mến, làn da rám nắng tuy nhiên không quá già, ở khóe mắt và trên vầng trán cao có xếp mấy đƣờng nhăn, tóc dài búi đằng sau, râu ông không quá dày, đôi mắt sâu thể hiện sự từng trải…đạo diễn đã rất chú ý thể hiện những chi tiết một cách tỉ mỉ và trực diện khuôn mặt của ngƣời nông dân Nam Bộ hiền lành lƣơng thiện. Ngoại hình của ông Ba Rắn còn cho khán giả thấy đƣợc dáng vẻ chung của ngƣời nông dân Nam Bộ lam lũ, vất vả.
Bên cạnh hình ảnh của ông Ba Rắn đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn còn cho khán giả thấy đƣợc hình ảnh của Tƣ Tòng Võ Tòng), với vóc dáng to khỏe, gƣơng mặt tròn bầu bĩnh, đôi mắt nhỏ nhƣng cƣơng nghị bất phàm, mái tóc rối bời dính bùn kết lại với nhau, hàng râu xồm không đƣợc tỉa gọn gàng, đôi tay rắn chắc… Võ Tòng là nhân vật thể hiện cho ƣớc mơ về sức mạnh cũng nhƣ tinh thần hào hiệp của ngƣời Nam Bộ. Hay hình ảnh ông Ba Ngù một ngƣời nhỏ bé, gƣơng mặt nhăn nheo, mái tóc dài thƣa, hình ảnh một ông già Nam Bộ khắc khổ cơ hàn, không có tài sản gì ngoài căn chòi vậy mà ông sẵn sàng cƣu mang cậu bé An, vì việc nghĩa không suy tính thiệt hơn… Và tất cả những hành động của các nhân vật trong phim đều thể hiện bản tính của ngƣời Nam Bộ là thẳng thắn, bộc trực, ít suy tính.
81
Ngoài những nhân vật chính diện thì còn có các nhân vật phản diện cũng đƣợc đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn xây dựng cho nét ngoại hình và quy định hành động để bộc lộ rõ nhất bản chất xảo trá của chúng. Khi xây dựng các nhân vật phản diện, đạo diễn không sử dụng những nét lớn và đậm, tác giả phác họa nhân vật bằng những nét… Chính vì thế khi tiếp xúc với các nhân vật, khán giả đã thấy đƣợc nhân vật là một ngƣời xấu. Ví dụ nhƣ cặp vợ chồng Tƣ Mắm là một kiểu điển hình cho nhân vật này: Dáng dấp của hai vợ chồng dong dỏng cao, nƣớc da trắng hơi xanh, đôi mắt bé và sắc, lạnh lùng, tròng mắt đảo liên tục… Chỉ cần nhìn vào cặp mắt bé, sắc lạnh và đảo đi đảo lại,khiến ngƣời khác không dám nhìn, đã cho thấy đây là một đôi vợ chồng xấu, không đứng đắn.
Trong phim Con nhà nghèo, đạo diễn Hồ Ngọc Xum lại chú ý miêu tả ngoại hình, cử chỉ, hành động, nhất là ngôn ngữ của nhân vật để thể hiện thành công tính cách bộc trực thẳng thắn của con ngƣời vùng đất Nam Bộ. Thông qua cách nói hoặc nội dung lời nói, có thể nhận ra tính cách của con ngƣời. Ngƣời nông dân Nam Bộ bộc trực thẳng thắn... do đó nói năng ít văn chƣơng, rào đón. Họ nghĩ sao nói vậy hay còn nói là “thẳng nhƣ ruột ngựa”, không thích che đậy giấu giếm cho nên mới có câu “ruột để ngoài da”.
Có thể nói đạo diễn Hồ Ngọc Xum đã có sự quan sát rất tỉ mỉ về cách ăn cũng nhƣ nếp ở của ngƣời nông dân. Đạo diễn đã chú ý miêu tả từ cái dáng vẻ bên ngoài qua lớp trang phục của từng loại ngƣời một. Ngƣời nông dân sống rất bình dị, không cầu kỳ kiểu cách, lại càng không xa hoa. Cái bình dị ấy thể hiện ngay trong cách ở, cách mặc và cả cách ăn của họ.
Cuộc sống khó khăn, điều kiện vật chất thiếu thốn, lại biết “liệu cơm gắp mắm”, ngƣời nông dân Nam Bộ sống rất bình dị, không cầu kỳ kiểu cách, lại càng không xa hoa. Cái bình dị ấy thể hiện ngay trong cách ở, cách mặc và cả
82
cách ăn của họ nữa, nhƣ cảnh nhà Mƣời Chức, trong phimĐấtphương Nam mọi ngƣời cứ ai nấy bới tô cơm rồi cầm trái dƣa leo lên cắn ăn chứ không cần dọn mâm bàn hay xắt dƣa ra cho cầu kỳ, mà họ vừa bƣng tô cơm ăn vừa nói chuyện, thể hiện sự bận rộn tới nơi, lúa chín tràn đồng, ăn nhanh nhanh để còn đi gặt... còn trong phimCon nhà nghèo thì những ngƣời nông dân thƣờng mặc những bộ trang phục màu đen, đầu đội khăn rằn, chân đi guốc hoặc đi chân đất. Trái ngƣợc lại với những ngƣời nông dân nghèo khổ thì những ngƣời giàu thƣờng mặc đồ lụa trắng, đầu đội khăn màu, chân mang giầy, cổ và tay đeo hột xoàn.
Khi nhìn vào thế giới nhân vật ở hai phim Đất phương Nam và Con nhà
nghèo, khán giả xem phim có thể dễ dàng nhận thấy đƣợc những nét đặc trƣng
riêng của từng nhân vật. Tuy nhiên ở mỗi nhân vật đó, dù ở lứa tuổi nào, tầng lớp nào, giới tính nào thì vẫn mang trong mình những đặc điểm chung, nét chung của ngƣời nông dân Nam Bộ cơ cực, nghèo khổ, lam lũ, vất vả, nhƣng thẳng thắn, bộc trực và giàu lòng yêu thƣơng. Có thể nói khi thể hiện những nét ngoại hình cũng nhƣ việc quy định hành động của nhân vật ở trong phim, cả hai đạo diễn đã không sao chụp một cách máy móc chân dung các nhân vật của mình, hai đạo diễn chỉ dùng một vài nét chấm phá điểm qua nhƣng lại mang một ý nghĩa hàm xúc, vừa có giá trị về mặt tạo hình cho nhân vật, vừa tái hiện đƣợc một cách chân thực, sinh động tính cách con ngƣời Nam Bộ. Điều đó thể hiện đƣợc tài năng của cả hai vị đạo diễn.
3.3.3. Đặc tả tính cách bộc trực, hồn hậu, nghĩa khí, phưu lưu của người Nam Bộ
Tính cách con ngƣời Nam Bộ đƣợc thể hiện trong hai bộ phim Đất
phươngNam và Con nhà nghèo thông qua những lời nói, nhận xét ở một phƣơng
83
nhân vật ở trong phim. Tính cách nhân vật đƣợc bộc lộ qua hành động, lời nói và ứng xử với con ngƣời và thiên nhiên. Đó là những con ngƣời giàu lòng nhân ái, trọng nghĩa khinh tài, cƣơng trực thẳng thắn.
Nét tính cách đƣợc đạo diễn quan tâm và dụng tâm xây dựng đó là lòng yêu nƣớc nồng nàn. Việt Nam vốn là một dân tộc có truyền thống yêu nƣớc nồng nàn. Những con ngƣời Nam Bộ trong công cuộc khai khẩn cũng nhƣ trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, họ đều thể hiện lòng yêu nƣớc sâu sắc. Họ không cúi đầu khom lƣng trƣớc phi nghĩa, họ là những con ngƣời sống ngang tàn, coi trọng nghĩa khí. Trong phim Đất phương Nam, đạo diễn đã phản ánh rất rõ điều này qua các nhân vật nhƣ: ông Ba Ngù, ông Ba Rắn hay Võ Tòng, họ đều là những ngƣời nông dân nghèo khổ, cơ cực nhƣng khi có giặc đến thì ý chí, lòng yêu nƣớc và lòng căm thù giặc của họ trỗi dậy mãnh liệt, bất chấp sự hy sinh. Võ Tòng sử dụng những mũi tên tự chế để giết giặc.
Còn trong phim Con nhà nghèo, đạo diễn Hồ Ngọc Xum lại đi vào đặc điểm tính cách của ngƣời nông dân Nam Bộ, họ thƣờng đối đãi với nhau bằng tình làng nghĩa xóm thật cao đẹp. Ít bị lọc lừa, toan tính hay mƣu lợi. Mà ở trong phim nếu có đi nữa nhƣ nhân vật Thị Tố thì đó cũng chỉ là sự tính toán thƣờng tình của con ngƣời, ở đời ai cũng mong có cái lợi cho mình. Điều đáng nói ở đây là nếu có tính toán thì cũng không làm hại ngƣời. Họ là những con ngƣời sống rất chân thật. Đạo diễn Hồ Ngọc Xum nhận rõ bản tính hiền lành thật thà của ngƣời nông dân Nam Bộ. Ông đã xây dựng những con ngƣời đầy lòng vị tha, nhiều rộng lƣợng bao dung, có cốt cách hiền lành nhƣ nhân vật Cƣ. Trong lòng những ngƣời nông dân đó gần nhƣ không có chứa đựng sự hận thù cháy bỏng. Đôi khi họ quá thiệt thà không hiểu rõ lòng dạ kẻ nhà giàu gian ác. Họ cả tin, hy vọng vào lời hứa suông mà cứ ngỡ là lòng tốt của địa chủ.
84
Những nét tính cách của những con ngƣời Nam Bộ rất đặc biệt. Tuy là sống trong cùng một đất nƣớc Việt Nam nhƣng do điều kiện tự nhiên, môi trƣờng khác nhau mà con ngƣời nơi đây đã hình thành nên những nét riêng về tính cách của mình. Tính cách của họ mang những đặc trƣng văn hóa của xứ sở miền sông nƣớc, tạo nên sự da dạng, phong phú và hết sức độc đáo.
3.4. Hệ thống biểu tượng mang đậm Văn hóa Nam Bộ
Trên thế giới có nhiều cách, kiểu khác nhau về biểu tƣợng, biểu tƣợng cũng là một trong những khái niệm đƣợc đẩy mạnh nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, biểu tƣợng có thể đƣợc khái quát là những hình ảnh của sự vật, hiện tƣợng của thế giới xung quanh, đƣợc hình thành trên cơ sở của cảm giác và tri giác đã xảy ra trƣớc đó và đƣợc lƣu lại trong ý thức hay hình ảnh mới, đƣợc hình thành trên cơ sở những hình ảnh đã có trƣớc đó. Biểu tƣợng không phải hoàn toàn là thực tế mà nó đƣợc xây dựng lại thực tế sau khi đƣợc tri giác. Tuy nhiên những hình ảnh đó cũng không hoàn toàn là kết quả chủ quan xuất phát từ những hành động tâm trí của chủ thể.
Theo T điểnThuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi) chủ biên theo nghĩa hẹp: “Biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói, biểu tượng có quan hệ gần gũi với ẩn dụ, hoán dụ. Giống với hoán dụ, ẩn dụ, biểu tượng được hình thành trên cơ sở đối chiếu, so sánh các hiện tượng, đối tượng có những phương diện, khía cạnh, những đặc điểm gần gũi, tương đồng, nhằm làm nổi bật bản chất, tạo ra một ý niệm cụ thể, sáng t về hiện
tượng hay đối tượng đó” 29; tr.24).
Mỗi một thời kì văn hóa lại gắn với một biểu tƣợng riêng, trong ca dao tục ngữ có cây đa, bến nƣớc, sân đình, việc xây dựng đƣợc hệ thống biểu tƣợng
85
riêng là khẳng định tài năng nghệ thuật của ngƣời đạo diễn. Hệ thống biểu tƣợng trong phimĐất phương Nam và Connhà nghèo của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn và Hồ Ngọc Xum, gắn liền với đời sống sinh hoạt của ngƣời dân Nam Bộ. Nó mang đậm dấu ấn văn hóa Nam Bộ. Mà văn hóa thì có văn hóa vật thể (trong đó có biểu tƣợng) và phi vật thể (âm nhạc...)
Chiếc áo bà ba, đó là biểu tƣợng mà ngƣời mặc nó thì đi đến đâu cũng dễ nhận thấy nhất và dễ nhận biết nhất về biểu tƣợng Văn hóa Nam Bộ; nếu nhƣ nhắc đến chiếc áo tứ thân, chiếc khăn mỏ quạ, chiếc nón quai thao thì ngƣời ta liên tƣởng ngay đến những cô gái ở vùng Kinh Bắc thƣớt tha trong những làn điệu dân ca Quan họ trữ tình. Nhƣng khi nói đến chiếc áo bà ba ngƣời ta lại liên tƣởng đến vẻ đẹp thuần hậu, mộc mạc, dịu dàng của những cô gái vùng đất Nam Bộ. Trong cuốn sách Nghi thức và Lễ bái của người Việt Nam, nhà văn Sơn Nam đã có giải thích rằng: ngƣời Nam Bộ thích mặc kiểu áo vải đen của ngƣời Bà – ba nên gọi là áo bà ba.
Áo bà ba có thể nói là loạitrang phục đơn giản nhất, không cầu kỳ nhƣ nhiều loại trang phục khác, nhƣng nó lại là biểu tƣợng, là tâm hồn, là kết tinh của quê hƣơng xứ sở, là hồn của ngƣời dân từ thuở khai hoang mở đất phƣơng Nam. Sự giản đơn, không cầu kỳ của chiếc áo bà ba rất phù hợp với quan điểm sống của con ngƣời nơi vùng đất phƣơng Nam luôn đề cao sự giản dị, nhƣng chân thành và phóng khoáng. Đã có biết bao thi nhân, nhạc sĩ đến với vùng đất phƣơng Nam, để rồi họ dệt nên những vầng thơ, những nốt nhạc với cung bậc nhẹ nhàng trầm bổng, ca ngợi về chiếc áo bà ba và bóng hình của ngƣời phụ nữ Nam Bộ.
86
Từ bao đời nay chiếc áo bà ba đã gắn liền với hình ảnh của ngƣời phụ nữ Nam Bộ. Hình ảnh đó rất dịu dàng, đôn hậu nhƣng cũng rất mạnh mẽ, trung kiên, nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Và có biết bao chiếc áo bà ba ấy đã thấm đẫm mồ hôi và cả máu của những ngƣời phụ nữ anh hùng, đã chiến đấu và hi sinh cho Tổ quốc.
Bên cạnh chiếc áo bà ba khi nhắc đến vùng đất Nam Bộ, chúng ta không thể không nhắc đến biểu tƣợng văn hóa là chiếc khăn rằn, chiếc khăn rằn đã là biểu tƣợng đồng hành qua bao tháng năm với ngƣời dân vùng đất Nam Bộ. Khăn rằn vốn là vật dụng đƣợc sử dụng phổ biến trong đời sống lao động, sinh hoạt hàng ngày. Qua thời gian, chiếc khăn rằn đã trở thành nét đẹp văn hóa trong trang phục của ngƣời dân miền sông nƣớc. Chiếc khăn rằn không chỉ gắn bó mật thiết với ngƣời dân lao động lam lũ, mà cả những điền chủ, ngƣời giàu có, ngƣời lớn, trẻ em cũng sử dụng loại khăn này.
Trong phong trào Đồng Khởi, Đội quân tóc dài với áo Bà ba và chiếc Khăn rằn đã bao phen gây khiếp đảm cho quân thù “áo bà ba khăn rằn tay không bắt giặc”, khăn là “đồng đội” đƣợc sử dụng nhƣ một ám hiệu trong chiến đấu, là vật đánh dấu “phe mình”. Chiếc khăn rằn cùng chiếc áo bà ba đã trở thành hình ảnh gần gũi với mọi ngƣời, làm nên đặc điểm trang phục của đồng bào Nam Bộ. Cụ thể hơn, nó là biểu tƣợng cho ngƣời Phụ nữ vùng đất Nam Bộ cần cù, mộc mạc