Biểu diễn nhóm đối xứng, nhóm thay phiên

Một phần của tài liệu 27977_1712202001837415LuanvanTranQuang (Trang 50)

3.5.1. Nhóm đối xứng, nhóm thay phiên.

Cho T là một tập hợp. Khi đó, tập S(T) gồm tất cả các song ánh trên T cùng với phép hợp thành các ánh xạ lập nên một nhóm. Phần tử đơn vị của S(T) là ánh xạ đồng nhất idT trên T. Phần tử nghịch đảo của phần tử α ∈ S(T) chính là ánh xạ ngược α−1.

Định nghĩa 3.5.1.1. [4]

Nhóm S(T) được gọi là nhóm đối xứng trên tập hợp T. Mỗi nhóm con của S(T) được gọi là một nhóm các phép thế trên T.

Đặc biệt, nếu T = {1,2, ..., n} thì S(T) được kí hiệu đơn giản là Sn và được gọi là nhóm đối xứng trên n phần tử.

Mệnh đề 3.5.1.2. [4] Sn là nhóm hữu hạn và |Sn| = n!. Với n≥ 2, ta đặt ∆n = Y 1≤i<j≤n (j−i) ∈ Z Xét phép thế α ∈ Sn, ta định nghĩa α(∆n) = Y 1≤i<j≤n (α(j)−α(i)) ∈ Z

Khi đó, kí số (hoặc dấu) của phép thế α, kí hiệu là sgn(α), là số sau đây:

sgn(α) = α(∆n)

∆n ∈ {1,−1} Nếu sgn(α) = 1 thì α được gọi là phép thế chẵn.

Mệnh đề 3.5.1.3. [4] Tập gồm tất cả các phép thế chẵn của Sn là một nhóm con chuẩn tắc của nhóm Sn, kí hiệu là An và được gọi là nhóm thay phiên trên n phần tử. Nhóm An có cấp n2!.

Định nghĩa 3.5.1.4.

i. Giả sử x1, x2, ..., xk là các phần tử đôi một khác nhau trong {1,2, ..., n}. Ta kí hiệu (x1, x2, ..., xk) là phép thế được định nghĩa như sau

x1 7→x2, x2 7→x3, ..., xk−1 7→ xk, xk 7→x1

Khi đó, (x1, x2, ..., xk) được gọi là một xích với độ dài k trên tập nền {1,2, ..., n}.

ii. (x1, x2, ..., xk) được goi là một xích của phép thế α ∈ Sn nếu α tác động giống như (x1, x2, ..., xk) trên các phần tử x1, x2, ..., xk.

Định lý 3.5.1.5. [4]

Mọi phép thế α ∈ Sn đều là tích của tất cả các xích khác nhau của nó. Các tập nền của các xích này là tập con rời nhau của tập (1,2,...,n).

Quy ước: Để cho gọn, khi viết mỗi phép thế thành tích các xích, ta sẽ bỏ qua các xích có đội dài bằng 1. Chẳng hạn phép thế

α =   1 2 3 4 5 6 4 1 6 2 5 3  

có thể viết thành các xích như sau α = (5)(3,6)(1,4,2) = (3,6)(1,4,2). 3.5.2. Biểu diễn nhóm đối xứng Sn ( n≤ 4 )

Với n = 2, ta có S2 ∼= C

Với n = 3, nhóm S3 có ba lớp liên hợp, được đại diện bởi các phần tử e, (1,2) và (1,2,3). Vậy S3 có ba biểu diễn bất khả quy đôi một không đẳng cấu với nhau. Mặt khác, S3 có hai biểu diễn cấp một là biểu diễn tầm thường χ1 và biểu biễn signature χ2 định nghĩa như sau

χ2(σ) = sgn(σ), σ ∈ S3.

Biểu diễn bất khả quy thứ ba χ3 có cấp bằng p|S3| − 12 −12 = 2. Nó được xác định bởi phương trình χ1 +χ2 + 2χ3 = rS3, trong đó rS3 là đặc trưng của biểu diễn chính quy của S3.

Ta có bảng các đặc trưng bất khả quy của S3 như sau

1 3 2 e (1,2) (1,2,3) χ1 1 1 1 χ2 1 -1 1 χ3 2 0 -1 Với n = 4: Ta có [S4, S4] = A4.

Thật vậy, với ∀a, b ∈ Sn, [a, b] = a−1b−1ab là một hoán vị chẵn. Cho nên [S4, S4] ⊂ A4.

Mặt khác, với mọi bộ ba hoán vị (i, j, k) ∈ A4 thì (i, j, k) sinh ra A4

(i, j)(i, k)(i, j)−1(i, k)−1 = (i, j)(i, k)(i, j)(i, k) = (i, j, k)

Do đó, A4 ⊂[S4, S4]. Vậy [S4, S4] = A4.

Từ đó ta suy ra số biểu diễn bất khả quy cấp một không đẳng cấu với nhau của S4 là [S4 : [S4, S4]] = 2. Ta lại có hai biểu diễn bất khả quy cấp một không đẳng cấu với nhau của S4 là biểu diễn tầm thường χ1 và biểu diễn signature χ2.

Nhóm S4 có 5 lớp liên hợp được đại diện bởi các phần tử e, (1,2), (1,2)(3,4), (1,2,3) và (1,2,3,4). Gọi S3 là nhóm con của S4 gồm các phép thế giữ cố định phần tử 4. Khi đó S4 là tích nửa trực tiếp của S3 bởi nhóm con chuẩn tắc H = [A4, A4]. Nghĩa là ta có:

H / S4, H ∩S3 = {e}, S4 = H.S3

Gọi ρ là một biểu diễn của S3.

Khi đó, vì ρ(h.s) = ρ(s) với ∀h ∈ H, s ∈ S3 nên ρ được mở rộng thành một biểu diễn của S4, cũng kí hiệu là ρ.

Bằng cách đó, ta thu được 3 biểu diễn bất khả quy của S4 có cấp tương ứng là 1, 1 và 2.

S4 đẳng cấu với nhóm con của SO(3) giữ ổn định khối lập phương với tâm tại gốc tọa độ R3. Đẳng cấu này xác định một biểu diễn của S4 trong R3. Cụ thể, S4 được đồng nhất với nhóm con gồm phần tử đơn vị và các phép quay khối lập phương các góc π2, π, −2π xung quanh một trong 3 trục nối tâm của các mặt đối diện, các phép quay các góc 23π,−32π xung quanh một trong 4 trục nối các cặp đỉnh xuyên tâm đối, và các phép quay góc π xung quanh một trong 6 trục nối các cặp cạnh xuyên tâm đối. Mỗi phép quay góc α nói trên có ma trận dạng sau đậy trong một hệ tọa độ phù hợp:

     cosα −sinα 0 sinα cosα 0 0 0 1      Phép quay này có cấp bằng |2π α| và có vết bằng 1 + 2cosα. Do đó, nếu kí hiệu đặc trưng của biểu diễn cấp ba trên là χ4, thì giá trị tường minh của χ4 trên các lớp liên hợp được cho trong bảng bên dưới.

Theo Định lí 2.2.3.1, ta có: hχ4, χ4i = 1

24

h

nên χ4 là một đặc trưng bất khả quy của S4.

Cuối cùng, tích tenxơ của các biểu diễn trên với biểu diễn signature một chiều χ2 cũng là một biểu diễn bất khả quy cấp 3 với đặc trưngχ5 = χ2.χ4. Từ đó, tất cả các đặc trưng bất khả quy đôi một khác nhau của S4 được cho trong bảng sau:

1 6 3 8 6 e (1,2) (1,2)(3,4) (1,2,3) (1,2,3,4) χ1 1 1 1 1 1 χ2 1 -1 1 1 -1 χ3 2 0 2 -1 0 χ4 3 -1 -1 0 1 χ5 3 1 -1 0 -1

3.5.3. Biểu diễn nhóm thay phiên A4.

Nhóm thay phiên A4 gồm 12 hoán vị chẵn trên bốn phần tử 1,2,3,4. Theo Mệnh đề 1.2.2.4, nhóm A4 có 4 lớp liên hợp, được đại diện bởi các hoán vị e, (1,2)(3,4), (1,2,3) và (1,3,2).

Vậy A4 có tất cả 4 biểu diễn bất khả quy đôi một không đẳng cấu với nhau. Nhóm các giao hoán tử [A4, A4] gồm bốn phần tử

[A4, A4] = {e,(1,2)(3,4),(1,3)(2,4),(1,4)(2,3)}

có chỉ số bằng 3 trongA4. Vì thế, A4 có đúng ba biểu diễn bất khả quy cấp một. Cấp của biểu diễn bất khả quy thứ 4 của A4 bằng p|A4| − 3.12 = 3.

Phần tử a = (1,2,3) sinh ra nhóm cyclic cấp ba K = e, a, a2 .

Đặt H = [A4, A4], ta thấy A4 là tích nữa trực tiếp của K bởi H theo nghĩa sau đây:

Mỗi đặc trưng cấp một χ của K được mở rộng thành một đặc trưng của A4 bằng cách đặt χ(h.k) = χ(k), với ∀h ∈ H,∀k ∈ K. Từ đó, ba đặc trưng cấp một của K ∼= C

3 cho ta 3 đặc trưng cấp một là χ1, χ2, χ3 của A4. Đặc trưng bất khải quy thứ tư χ4 được tìm bằng cách sử dụng phương trình trong Hệ quả 2.2.4.2

χ1 +χ2 +χ3 + 3χ4 = rA4

trong đó rA4 là đặc trưng của biểu diễn chính quy của nhóm A4. Bẳng sau đây mô tả đặc trưng của tất cả các biểu diễn bất khả quy của A4, trong đó w = e2πi/3: 1 3 4 4 e (1,2)(3,4) (1,2,3) (1,3,2) χ1 1 1 1 1 χ2 1 1 w w2 χ3 1 1 w2 w χ4 3 -1 0 0 3.6. Biểu diễn nhóm D3 ×C2 và nhóm A4 ×C2 3.6.1. Biểu diễn nhóm D3 ×C2

Theo Hệ quả 1.2.2.7, nhóm G= D3 ×C2 có 6 lớp liên hợp là {e},a, a−1 ,b, ab, a2b ,

{c},ac, a−1c ,bc, abc, a2bc

Do đó, G có 6 biểu diễn bất khả quy đôi một không đẳng cấu với nhau. Từ bảng đặc trưng của nhóm cyclic tổng quát đã xây dựng từ mục 3.2, ta áp dụng với n = 2 thì có bảng đặc trưng của nhóm cyclic C2 =< c > như sau:

e c

χ1 1 1

χ2 1 -1

Ta nhắc lại bảng đặc trưng của nhóm D3

e a b

ψ1 1 1 1

ψ2 1 1 -1

ψ3 1 2 0

Áp dụng Định lý 2.2.4.10, từ bảng đặc trưng nhóm D3 và C2, ta có bảng đặc trưng của G như sau:

e a b c ac bc ψ1 ×χ1 1 1 1 1 1 1 ψ2 ×χ1 1 1 -1 1 1 -1 ψ3 ×χ1 2 2 0 1 2 0 ψ1 ×χ2 1 1 1 -1 -1 -1 ψ2 ×χ2 1 1 -1 -1 -1 1 ψ3 ×χ2 2 2 0 -1 -2 0 3.6.2. Biểu diễn nhóm A4 ×C2

Theo Hệ quả 1.2.2.8, ta có nhóm G= A4 ×C2 có 8 lớp liên hợp là {e},{a, b, ba},{c, ca, cb, cba},c2, c2a, c2b, c2ba ,

{x},{ax, bx, bax},{cx, cax, cbx, cbax},c2x, c2ax, c2bx, c2bax

Do đó, G có 8 biểu diễn bất khả quy đôi một không đẳng cấu với nhau. Ta nhắc lại bảng đặc trưng của nhóm A4

1 3 4 4 e (1,2)(3,4) (1,2,3) (1,3,2) χ1 1 1 1 1 χ2 1 1 w w2 χ3 1 1 w2 w χ4 3 -1 0 0 Áp dụng Định lý 2.2.4.10, từ bảng đặc trưng nhóm A4 và C2, ta có bảng đặc trưng của G như sau:

(e,e) (u;e) ((123),e) ((132),e) (e,c) (u,c) ((123),c) ((132),c)

ψ1 ×χ1 1 1 1 1 1 1 1 1 ψ2 ×χ1 1 1 w w2 1 1 w w2 ψ3 ×χ1 1 1 w2 w 1 1 w2 w ψ4 ×χ1 3 -1 0 0 3 -1 0 0 ψ1 ×χ2 1 1 1 1 -1 -1 -1 -1 ψ2 ×χ2 1 1 w w2 -1 -1 -w -w2 ψ3 ×χ2 1 1 w2 w -1 -1 -w2 -w ψ4 ×χ2 3 -1 0 0 -1 1 0 0 trong đó u = (12)(34).

KẾT LUẬN

Luận văn “BIỂU DIỄN NHÓM HỮU HẠN VÀ ỨNG DỤNG” đã thực hiện được mục tiêu đề ra, cụ thể là thu thập và đọc hiểu những tài liệu về biểu diễn nhóm hữu hạn, từ đó trình bày lại các vấn đề sau:

1. Trình bày tóm tắt lý thuyết biểu diễn nhóm hữu hạn, cùng những kết quả liên quan.

2. Ứng dụng lý thuyết biểu diễn nhóm hữu hạn để biểu diễn một số nhóm hữu hạn quen biết, cụ thể là các nhóm cyclic, nhóm dihedral, nhóm quaternion, nhóm đối xứng, nhóm thay phiên, nhóm D3 ×C2 và A4 ×C2. Hy vọng rằng nội dung của luận văn còn tiếp tục được hoàn thiện và mở rộng hơn nữa, nhằm chứng tỏ tính hiệu quả của biểu diễn nhóm hữu hạn đối với bài toán xác định nhóm hữu hạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Nguyễn Tự Cường (2003), Đại số hiện đại, Nhà xuất bản Đại Học Quốc gia Hà Nội.

[2] Trần Trọng Huệ (2001), Đại số đại cương, Nhà xuất bản Đại Học Quốc gia Hà Nội.

[3] Nguyễn Hữu Việt Hưng (2000), Đại số tuyến tính, Nhà xuất bản Giáo Dục.

[4] Nguyễn Hữu Việt Hưng (2004), Đại số đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[5] Hoàng Xuân Sính (1998), Đại số đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục. [6] Trần Danh Tuyên (2009), “Một số ứng dụng của lý thuyết biểu diễn

nhóm hữu hạn”, luận văn thạc sỹ khoa học, ĐH Thái Nguyên. Tiếng Anh

[7] Edward L. Green (1997), “Trends in the Representation Theory of Fi- nite Dimensional Algebras”, Birge Huisgen.

[8] Jean-Pierre Serre (1977), “Linear Representations of Finite Groups”, Springer-Verlag New York.

[9] G. Michler, C. M. Ringel (1991), “Representation Theory of Finite Groups and Finite-Dimensional Algebras” Birkh¨auser Basel.

[10] Gordon James, Martin W. Liebeck (2001), “Representations and Char- acters of Group”, Cambridge University Press.

[11] O. Golberg, S. Hensel, T. Liu, A. Schwendner, D. Vaintrob (2011), “In- troduction to Representation theory”, Student Mathematical Library

(textbook).

[12] Pavel Etingof (2011), “Introduction to Representation Theory”, Amer- ican Mathematical Society.

[13] Raymundo Bautista, Roberto Martínez (1996), “Representation Theory of Algebras and Related Topics”, American Mathematical Society. [14] Roe Goodman, Nolan R. Wallach (2009), “Symmetry, Representations,

and Invariants”, Springer-Verlag New York.

[15] William Fulton, Joe Harris (2004), “Representation Theory”, Springer- Verlag New York.

Một phần của tài liệu 27977_1712202001837415LuanvanTranQuang (Trang 50)