6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.1. Lý thuyết cây nghề nghiệp
a) Nội dung lý thuyết cây nghề nghiệp (LTCNN)
Sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của mỗi người đóng vai trò 𝐺𝑇1, … , 𝐺𝑇𝑛 → 𝐾𝐿1, 𝐾𝐿2, … , 𝑎, … , 𝐾𝐿𝑚
𝐺𝑇1, … , 𝐺𝑇𝑛 → 𝐾𝐿1, 𝐾𝐿2, … , 𝑏, … , 𝐾𝐿𝑚
Bước 5: Một dòng được chứng minh nếu tồn tại chung một mệnh đề ở cả hai vế.
Bước 6:
+ Bước 6a: Một vấn đề được giải quyết trọn vẹn nếu mọi dòng dẫn xuất biểu diễn ở dạng chuẩn được chứng minh.
+ Bước 6b: Nếu một dòng không còn dấu liên kết “˅, ˄” và cả hai vế không có chung mệnh đề nào thì dòng đó không được chứng minh.
rất quan trọng trong việc chọn hướng học, chọn nghề phù hợp và nó được coi là phần “Rễ” của cây nghề nghiệp. Rễ có khỏe thì cây mới khỏe và ra hoa, kết trái như mong muốn của người trồng cây. Vì vậy, muốn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, trước hết phải hiểu rõ sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân và phải dựa vào chính những hiểu biết này để lựa chọn nghề nghiệp. Nói cách khác là phải chọn nghề theo “rễ” vì đây là yếu tố có ảnh hưởng mang tính quyết định tới sự kết trái của cây nghề nghiệp. Thực tế đã chứng minh, những người quyết tâm chọn nghề và theo đuổi nghề phù hợp với “rễ” sẽ có nhiều khả năng thu được những “quả ngọt” trong hoạt động nghề nghiệp như: Có cơ hội việc làm cao, được nhiều người tôn trọng, lương cao, công việc ổn định... Tuy nhiên, trong quá trình tư vấn hướng nghiệp, cần lưu ý các yếu tố định kiến và khuôn mẫu giới trong quá trình hình thành các “rễ” cây nghề nghiệp của HS [4], [8].
Hình 1.12. Mô hình LTCNN
b) Ý nghĩa lý thuyết cây nghề nghiệp
LTCNN là lý thuyết quan trọng nhất trong hướng nghiệp vì lý thuyết này đã chỉ ra rằng, công việc đầu tiên cần làm trong công tác giáo dục hướng nghiệp (GDHN) là phải giúp cho HS nhận thức đầy đủ về bản thân để các em chọn được nghề phù hợp với “rễ”, tránh được tình trạng chọn nghề theo “quả”, chọn nghề theo cảm tính, theo ý kiến của người khác hoặc chọn nghề theo trào lưu chung.
Trong trường phổ thông, việc GDHN cho HS dựa vào LTCNN rất quan trọng. Phần lớn HS khi được hỏi: “Vì sao em học ngành này hay thích nghề này?” câu trả lời thường là: “Vì công việc này hiện đang được xem là nóng trên thị trường lao động” hay “Vì cơ hội việc làm của công việc này cao” hoặc “Công việc này trả
lương tương đối cao so với các việc khác”… Những câu trả lời trên cho thấy những HS đó đã chọn nghề theo “quả”, không chọn nghề theo “rễ” của cây nghề nghiệp. Điều này là không nên bởi những “quả ngọt” của cây nghề nghiệp chỉ có được khi các em được làm công việc phù hợp với sở thích và khả năng của bản thân hay còn gọi là “gốc rễ” của cây nghề nghiệp. Một công việc có thể được xem là rất thịnh hành không có nghĩa là ai học nó ra cũng có việc làm tốt. Doanh nghiệp chỉ tuyển dụng những người lao động có đam mê và khả năng phù hợp với vị trí công việc chứ không tuyển dụng người nào đó chỉ vì họ đã tốt nghiệp ở ngành nghề “hot”. Việc học và tốt nghiệp một ngành nào đó không đủ để chứng minh là người đó có khả năng làm việc tốt ở vị trí tuyển dụng. Trong thực tế đã có không ít trường hợp người lao động bị cho thôi việc sau thời gian thử việc do không chứng minh được sở thích nghề nghiệp, khả năng của bản thân ở vị trí công việc được giao.
Hiện nay, hoạt động giáo dục nghề phổ thông (HĐGDNPT) được chính thức đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nhằm tạo cơ hội cho HS được thử sức mình trong một nghề cụ thể, qua đó giúp HS hiểu rõ hơn sở thích nghề nghiệp, khả năng của bản thân để có cơ sở chọn nghề tương lai phù hợp. Vì vậy, một trong những yêu cầu mà giáo viên dạy nghề phổ thông (NPT) cần quan tâm thực hiện ngay từ khi bắt đầu tổ chức HĐGDNPT cho đến khi kết thúc khóa học là giúp HS xác định được và hiểu rõ sở thích nghề nghiệp, khả năng của bản thân thông qua việc thực hiện những nội dung nghề cụ thể trong chương trình [4], [8].