Xây dựng các chức năng

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG HỆ CHUYÊN GIA XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ TƯ VẤN TUYỂN SINH CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TỐN QUẢNG NGÃI (Trang 67)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Xây dựng các chức năng

Theo phân tích ở chương 2, hệ thống hỗ trợ TVTS được xây dựng cho 4 nhóm người dùng: Học sinh, thí sinh, chuyên gia và quản trị viên. Theo dữ liệu thu thập được, có 1 ngành bậc Cao học và 8 ngành bậc ĐH được nhập liệu vào bảng ngành nghề; có 11 môn thi: Toán, Ngữ văn, Anh văn, Lý, Hóa, Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh), Khoa học xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân).

Đối với nhóm người dùng là HS, sử dụng các chức năng: Xem danh sách các ngành đào tạo theo bậc, tư vấn chọn ngành nghề tại ĐH TCKT theo LTCNN hoặc theo lý thuyết mã Holland. Để được tư vấn theo LTCNN, HS thực hiện trả lời cho 4 câu hỏi: 1) Bạn thuộc nhóm cá tính/tính cách nào sau đây? 2) Sở thích của bạn thuộc nhóm nào sau đây? 3) Bạn có khả năng trong lĩnh vực nào sau đây? 4) Bạn có khả năng ở các môn học nào? Để được tư vấn theo lý thuyết mã Holland, HS cần trả lời cho 3 câu hỏi sau: 1) Bạn thuộc nhóm cá tính/tính cách nào sau đây? 2) Sở thích của bạn thuộc nhóm nào đây? 3) Bạn muốn làm việc trong nhóm lĩnh vực nào sau đây? Sau khi trả lời câu hỏi bằng cách nhấp chọn câu trả lời và nhấn nút “Tư vấn”, hệ thống sẽ so sánh câu trả lời của HS trong từng câu hỏi với bảng tiêu chí và các luật đã xây dựng tương ứng cho từng loại hình tư vấn và trả kết quả về là các ngành phù hợp với HS đó.

Đối với nhóm người dùng là thí sinh, có thể sử dụng các chức năng: Xem danh sách các ngành đào tạo theo bậc, tư vấn chọn ngành nghề theo điểm thi hoặc kết hợp tư vấn dựa trên điểm thi và LTCNN hoặc theo lý thuyết mã Holland. Để được tư vấn dựa trên điểm thi, thí sinh cần cung cấp điểm số của các môn đã dự thi. Để được tư vấn kết hợp điểm số và lý thuyết chọn nghề thì ngoài việc cung cấp điểm số, thí sinh cần trả lời các câu hỏi tương ứng với từng loại lý thuyết như đối với đối tượng là HS. Sau đó hệ thống sẽ kiểm tra điều kiện về điểm số và tiêu chuẩn từng ngành cũng như dựa vào các yếu tố cá tính, sở thích , khả năng, ... của thí sinh để đưa ra kết quả tư vấn phù hợp với thí sinh đó.

Đối với người sử dụng hệ thống là quản trị viên, cần thông qua bước đăng nhập để xác định quyền truy cập. Quản trị viên có quyền cao nhất đối với hệ thống, ngoài việc có thể sử dụng các chức năng như một học sinh hoặc một thí sinh. Quản trị viên còn có thể thực hiện các thao tác trên hệ thống như cập nhập dữ liệu về ngành nghề, điểm chuẩn, tiêu chí ngành, tạo và cập nhật tài khoản cho chuyên gia...

Đối với người sử dụng hệ thống với vai trò là chuyên gia, sau khi đăng nhập thành công vào hệ thống, chuyên gia có quyền thêm và cập nhật các luật cho hệ thống.

3.3. ế q ả ử ng m

3 3 Thiết kế cơ sở dữ liệu

Như đã đề cập ở chương 2, chương trình cần có các bảng để lưu trữ dữ liệu về: Câu hỏi, loại tư vấn, ngành học, khối thi có tổ chức. Từ năm 2016 trở lại đây, chương trình thi tốt nghiệp và chọn ngành nghề được gôm thành một đợt, vì thế việc xét điểm chỉ thông qua việc lấy tổ hợp các môn thi phổ thông trung học.

Từ năm 2017, trường ĐH TCKT đã sử dụng xét học bạ như một hình thức xét tuyển bổ sung trong kế hoạch tuyển sinh hàng năm ở nhà trường. Vì vậy tôi đã thiết kế lại bảng Co_Khoi_Thi, bổ sung thêm trường điểm chuẩn 1, dùng để xét học bạ của học sinh khi đăng ký dự tuyển vào trường.

Hình 3.2. Bảng dữ liệu câu hỏi

Hình 3.3. Một số cửa sổ trong thiết kế cơ sở dữ liệu

3 3 Xây dựng các luật dựa trên các thủ tục lưu trữ nội của SQL Server

Để thực hiện thêm mới - chỉnh sửa các luật vào ứng dụng, tôi đã thực hiện dựa trên các thủ tục lưu trữ nội của Sql Server. Hiện tại, tôi đã soạn thảo được 13 luật dựa trên các lý thuyết chọn nghề nghiệp, lý thuyết mã Holland và dựa trên điểm chuẩn từng ngành.

Hình 3.4. Sử dụng các thủ tục lưu trữ nội để xây dựng tập luật

Hình 3.5. Giao diện ứng dụng soạn thảo Visual Studio

Hiện tại, do chương trình đào tạo ở nhà trường có nhiều chuyên ngành chưa đưa vào đào tạo, Trường hiện tại chỉ là một trường chuyên ngành về kinh tế - kế toán - tài chính. Do vậy, trong quá trình sử dụng các kiến thức từ hệ chuyên gia, Tôi chưa xây dựng được nhiều tập luật, ngành đào tạo, khối thi để phục vụ hết từng đối tượng nghề nghiệp dựa trên sở thích.

3 3 3 Thiết kế giao diện dựa trên phần mềm Visual Studio

a) Giao diện màn hình chính

Trên giao diện màn hình chính, người dùng có thể xem thông tin tuyển sinh, xem danh sách các ngành tuyển sinh và góp ý trên thanh thực đơn ngang. Từ cửa sổ màn hình chính, nếu là quản trị viên hoặc chuyên gia thì có thể nhập tên đăng nhập và mật khẩu để đăng nhập vào quản trị hệ thống. Các thí sinh và học sinh muốn tư vấn có thể chọn các chức năng tư vấn cho từng nhóm đối tượng này trên thanh thực đơn dọc

bên trái.

Hình 3 6. Giao diện hệ thống tư vấn tuyển sinh

Giao diện màn hình dành cho người dùng có tài khoản đăng nhập: quản trị viên hoặc chuyên gia. Đối với quản trị viên thì thực hiện các chức năng ở thanh thực đơn phải: quản trị người dùng, thêm và cập nhật ngành đào tạo cũng như các thao tác trên điểm chuẩn ngành như thêm hoặc cập nhật điểm chuẩn. Đối với chuyên gia thì được quản trị viên cấp cho một tài khoản. Sau khi đăng nhập, chuyên gia có thể thêm hoặc cập nhật luật.

b) Giao diện Quản trị người dùng

Giao diện quản trị người dùng có các chức năng thêm mới một tài khoản người dùng (quản trị viên hoặc chuyên gia), cập nhật thông tin của người dùng - cập nhật mật khẩu và họ và tên đối với người dùng được lấy từ danh sách chọn; để đơn giản cho việc quản lý, tôi chỉ chọn phương án cập nhập mật khẩu trực tiếp (reset).

c) Giao diện cập nhật và thêm mới ngành học

Hình 3.8. Giao diện thêm mới ngành nghề

Giao diện cập nhật ngành học cho phép quản trị viên thêm một ngành mới vào chương trình đào tạo của Nhà trường, cập nhật thông tin cho ngành học đã có.

d) Giao diện cập nhật điểm chuẩn

e) Giới thiệu giao diện tư vấn dựa trên điểm các môn tổ hợp.

Hình 3.10. Giao diện tư vấn tuyển sinh dựa theo điểm

Giao diện tư vấn tuyển sinh dựa theo điểm có chức năng tư vấn cho học sinh với từng khối thi cụ thể mà trường đang xét tuyển, sau khi học sinh chọn một khối thi sẵn có, chương trình sẽ hiển thị yêu cầu thí sinh nhập vào thông tin điểm của ba môn xét tuyển tương ứng. Ví dụ: Khi thí sinh chọn khối thi là A00 thì điểm các môn tương ứng sẽ hiển thị là Điểm môn toán, vật lý và hóa học. Sau khi nhập đủ 3 cột điểm, thí sinh cần phải xác định là môn dự tuyển nhập vào có phải là môn thi trung học phổ thông hay không? Nếu không chọn, mặc định là điểm học bạ. Sau đó tiến hành nhấn vào nút Thực hiện truy vấn.

Việc thực hiện truy vấn sẽ kiểm tra xem số điểm ứng với khối thi, ngành thi (nếu có). Việc kiểm tra này sẽ thông qua luật 1 - đã được quy định ở chương 2. Nếu việc kiểm tra hoàn thành, thí sinh đạt đủ chỉ tiêu về điểm - khối - ngành, chương trình sẽ gửi lời chúc mừng đối với thí sinh và hướng dẫn một số thao tác bổ sung sau đó. Nếu thí sinh không đạt khi duyệt truy vấn, chương trình sẽ đề xuất thí sinh chọn một khối thi khác có tổng các tổ hợp môn cao hơn. Sau khi đạt được yêu cầu xét tuyển, thí sinh sẽ được đề xuất bổ sung một số thông tin cá nhân để tiện cho việc liên hệ sau đó đồng thời cũng đưa đến trang giới thiệu một số ngành học hiện có ứng với số điểm mà thí sinh đạt được.

Hình 3.11. Giới thiệu giao diện trắc nghiệm chọn ngành nghề

Dựa trên lý thuyết cây nghề nghiệp và lý thuyết mã Holland, tôi đã tiến hành xây dựng giao diện tiện ích trắc nghiệm nghề nghiệp dựa trên sở thích - sở trường của học sinh.

Hình 3.12. Màn hình giao diện TNNN dựa trên Holland

Dựa trên kiến thức về 6 nhóm sở thích của con người ứng với 6 môi trường làm việc khác nhau. Tôi đã xây dựng ra tập hợp gồm 54 câu hỏi tương ứng với 6 nhóm sở thích, tính cách và hoạt động và được chia làm 6 nhóm riêng được đánh số từ 1 đến 6. Học sinh có thể vào chọn một trong 6 phân trang để trả lời hoặc có thể trả lời tất cả với thang điểm 4: từ 0 điểm cho đến 3 điểm ứng với không phù hợp cho đến rất phù hợp. Những câu không trả lời hoặc những câu trả lời sai khuôn mẫu sẽ được cho bằng 0.

Sau khi hoàn thành câu trả lời, chương trình sẽ tính tổng điểm của 6 nhóm loại người và tư vấn nghề nghiệp phù hợp với họ. Tất cả đã có đề cập từ những luật về sở thích đã có ở chương 2.

3.4. Tổng kế c ương

Chương trình được xây dựng dựa trên kiến thức chuyên gia về lý thuyết cây nghề nghiệp và lý thuyết mã Holland. Trong quá trình xây dựng tôi đã xây dựng ra được 13 luật lựa chọn nghề nghiệp từ 6 tính cách tương ứng với 8 chuyên ngành đang đào tạo tại Trường ĐH TCKT. Chương trình đã đảm bảo hoạt động chính xác từ những dữ liệu đầu vào; nó cũng đề xuất học sinh có thêm một số lựa chọn mới dựa trên những điểm thành phần; ngành nghề yêu thích.

Việc tư vấn tuyển sinh dựa trên kiến thức hệ chuyên gia là có cơ sở khoa học - thực tiễn, cùng với đó là sự diễn giải một cách chi tiết về cách chọn nghề sẽ giúp các em đỡ bỡ ngỡ hơn trong quá trình chọn nghề. Đây là một kênh quan trọng, giúp ích rất nhiều trong việc chọn trường của học sinh cuối cấp 3; đồng thời sẽ giúp Trường có một kênh hỗ trợ tức thời cho thí sinh muốn nộp đơn vào trường nhưng lại có rất ít thông tin.

ẾT LUẬN VÀ HƯ NG PHÁT TRIỂN

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Ứng dụng hệ chuyên gia xây dựng hệ thống hỗ trợ tư vấn tuyển sinh cho Trường Đại học Tài chính - Kế toán tại Quảng Ngãi”. Tôi đã đúc kết được rất nhiều điều trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc thực tế của bản thân. Việc nghiên cứu và tìm hiểu về hệ chuyên gia giúp tôi có nhiều kiến thức khoa học trong quá trình xử lý công việc, nghiệp vụ trong cơ quan. Từ kiến thức về lý thuyết cây nghề nghiệp, lý thuyết mã Holland tôi đã tiến hành xây dựng 13 tập luật phù hợp với điều kiện tuyển sinh trong nhà trường. Do đặc thù là một trường chuyên ngành kinh tế, vì thế việc xây dựng các tập luật có phần bị hạn chế do mức độ tương đối của các ngành nghề là gần nhau.

Hệ thống tư vấn tuyển sinh trực tuyến dựa trên kiến thức hệ chuyên gia sẽ giúp cho các em học sinh có một kiến thức chắc chắn trong việc chọn ngành phù hợp với bản thân. Hệ thống có trợ giúp diễn giải chi tiết giúp cho các em yên tâm với những gì mà phần mềm mang lại; tránh đi tình trạng sai ngành - sai nghề như trong thời gian qua. Phần mềm cũng có ích rất nhiều đối với sinh viên đang theo học tại trường, đặc biệt là sinh viên năm 1 và năm 2 (vì ở đó các em có thể chọn lựa lại nghề phù hợp hơn). Lý thuyết chọn nghề nghiệp cũng chỉ ra rằng, không nhất thiết rằng với tính cách, sở thích, hoạt động đó là nên theo một ngành được định trước mà chúng ta có thể thay đổi theo cách hoạt động của mình. Ví dụ: người thích máy móc, cơ khí nhưng học ngành quản trị kinh doanh thì anh ấy vẫn có thể làm kinh doanh bên ngành cơ khí…

Tuy đã cố gắng trong việc nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức về lý thuyết và lập trình nhưng do kinh nghiệm làm việc với ngôn ngữ còn nhiều hạn chế, vì vậy sản phẩm làm ra vẫn còn những nhược điểm cần phải được cải tiến để có thể ứng dụng vào thực tế. Việc xây dựng ứng dụng chỉ dựa vào hai lý thuyết nghề nghiệp cơ bản, ứng dụng cần được bổ sung nhiều tri thức hơn nữa để có thể hoạt động tốt đối với những câu trả lời phức tạp. Cần nghiên cứu một số tập luật dành riêng cho các trường có nhóm ngành nhỏ như ngành kinh tế. Cần bổ sung thêm lịch công việc để các tập luật được hoạt động hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU TH HẢO

T ếng v

[1] Phan Huy Khánh (2004), Giáo trình Hệ chuyên gia, Đại học Bách khoa Đà Nẵng. [2] Hoàng Kiếm, Đinh Nguyễn Anh Dũng, Giáo trình Trí tuệ nhân tạo, Đại Học Quốc

Gia TPHCM.

[3] Phạm Minh Tuấn (2014), Trí tuệ nhân tạo nâng cao, Đại học Bách khoa Đà Nẵng. [4] Tổ chức VVOB Việt Nam (2013), Giáo dục hướng nghiệp qua hoạt động giáo dục

nghề phổ thông, Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội.

[5] Trường ĐH Tài chính - Kế toán (2018), Quyển thông tin tuyển sinh 2018.

T ếng n

[6] Gottfredson, G., & Holland (1996), Dictionary of Holland occupational codes, 3rd ed, Odessa, FL: PAR.

[7] Ho, P. (October 2012), Career Tree, RMIT University Viet Nam, Career Center. [8] Keirsey, D (1998), Please Understand Me II: Temperament, Character, Intelligence.

Del Mar, CA: Prometheus Nemesis Book Company. ISBN 1-885705-02-6. [9] Ladley, J. (1997), A Flexible Approach To Developing a Data Warehouse,

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG HỆ CHUYÊN GIA XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ TƯ VẤN TUYỂN SINH CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TỐN QUẢNG NGÃI (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)