Thuật toán Vương Hạo

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG HỆ CHUYÊN GIA XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ TƯ VẤN TUYỂN SINH CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TỐN QUẢNG NGÃI (Trang 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.4. Thuật toán Vương Hạo

Thuật toán Vương Hạo được trình bày theo các bước sau:

Đầ vào Mệnh đề logic cần chứng minh

Đầ ra Kết quả trả về là đúng hay sai.

Bước 4: Xây dựng một mệnh đề mới bằng cách tuyển một cặp mệnh đề trong danh sách các mệnh đề ở bước 2, nếu mệnh đề mới có các biến mệnh đề đối ngẫu thì những biến đó được loại bỏ.

Ví dụ:

(p   q), (q  r)

(p  q)  (q  r)

(p  q  q  r)

(p  r)

Bước 5: Bổ sung mệnh đề mới vào danh sách và loại bỏ hai mệnh đề cũ vừa tạo thành mệnh đề mới ra khỏi danh sách.

Bước 6: Nếu không xây dựng thêm mệnh đề mới nào và trong danh sách các mệnh đề không có hai mệnh đề nào đối ngẫu nhau thì vấn đề phát biểu ở dạng chuẩn bước 1 là Sai.

Bước 1: Phát biểu lại giả thuyết và kết luận của bài toán dưới dạng chuẩn sau:

GT1, GT2,..,GTn KL1, KL2,…, KLm

Trong đó các GTi và KLj được xây dựng từ các biến mệnh đề và các phép toán: , , .

Bước 2: Chuyển vế các GTi và KLj có dạng phủ định.

Bước 3: Thay phép toán  ở GTi và phép toán  ở KLj bằng dấu “,”. Bước 4: Nếu dòng hiện hành có một trong hai dạng sau:

+ Dạng 1: GT1,…,avb,…,GTnKL1, KL2,…, KLm thành 𝐺𝑇1, … , 𝑎, … , 𝐺𝑇𝑛 → 𝐾𝐿1, … , 𝐾𝐿𝑚

𝐺𝑇1, … , 𝑏, … , 𝐺𝑇𝑛 → 𝐾𝐿1, … , 𝐾𝐿𝑚

Ví dụ: - Các công thức cơ bản - Công thức 1: p  q  p  - Công thức 2: (p  q)  p  q - Công thức 3: (p  q)  p  q - Chứng minh rằng: pq, qr suy ra pr. (p  q, q  r)  (p  r) (p  q, q  r)  (p  r) (p  q, q  r)  (p, r) (p  q, q  r, p)  (r) (p, q  r, p)  (r) (1) (q, q  r, p)  (r) (2) + Từ (1) ta có: (p, q  r, p)  (r) + (q  r, p)  (r, p) + Từ (2) ta có: (q,q  r, p)  (r) (q, q, p)  (r) (21) (q, r, p)  (r) (22) + Từ (21) ta có: (q, q, p)  (r)

+ Vậy: p q, q  r  p  r  được chứng minh.

1.4. Lý ế c ọn ng ề ng p

1.4.1. Lý thuyết cây nghề nghiệp

a) Nội dung lý thuyết cây nghề nghiệp (LTCNN)

Sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của mỗi người đóng vai trò 𝐺𝑇1, … , 𝐺𝑇𝑛 → 𝐾𝐿1, 𝐾𝐿2, … , 𝑎, … , 𝐾𝐿𝑚

𝐺𝑇1, … , 𝐺𝑇𝑛 → 𝐾𝐿1, 𝐾𝐿2, … , 𝑏, … , 𝐾𝐿𝑚

Bước 5: Một dòng được chứng minh nếu tồn tại chung một mệnh đề ở cả hai vế.

Bước 6:

+ Bước 6a: Một vấn đề được giải quyết trọn vẹn nếu mọi dòng dẫn xuất biểu diễn ở dạng chuẩn được chứng minh.

+ Bước 6b: Nếu một dòng không còn dấu liên kết “˅, ˄” và cả hai vế không có chung mệnh đề nào thì dòng đó không được chứng minh.

rất quan trọng trong việc chọn hướng học, chọn nghề phù hợp và nó được coi là phần “Rễ” của cây nghề nghiệp. Rễ có khỏe thì cây mới khỏe và ra hoa, kết trái như mong muốn của người trồng cây. Vì vậy, muốn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, trước hết phải hiểu rõ sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân và phải dựa vào chính những hiểu biết này để lựa chọn nghề nghiệp. Nói cách khác là phải chọn nghề theo “rễ” vì đây là yếu tố có ảnh hưởng mang tính quyết định tới sự kết trái của cây nghề nghiệp. Thực tế đã chứng minh, những người quyết tâm chọn nghề và theo đuổi nghề phù hợp với “rễ” sẽ có nhiều khả năng thu được những “quả ngọt” trong hoạt động nghề nghiệp như: Có cơ hội việc làm cao, được nhiều người tôn trọng, lương cao, công việc ổn định... Tuy nhiên, trong quá trình tư vấn hướng nghiệp, cần lưu ý các yếu tố định kiến và khuôn mẫu giới trong quá trình hình thành các “rễ” cây nghề nghiệp của HS [4], [8].

Hình 1.12. Mô hình LTCNN

b) Ý nghĩa lý thuyết cây nghề nghiệp

LTCNN là lý thuyết quan trọng nhất trong hướng nghiệp vì lý thuyết này đã chỉ ra rằng, công việc đầu tiên cần làm trong công tác giáo dục hướng nghiệp (GDHN) là phải giúp cho HS nhận thức đầy đủ về bản thân để các em chọn được nghề phù hợp với “rễ”, tránh được tình trạng chọn nghề theo “quả”, chọn nghề theo cảm tính, theo ý kiến của người khác hoặc chọn nghề theo trào lưu chung.

Trong trường phổ thông, việc GDHN cho HS dựa vào LTCNN rất quan trọng. Phần lớn HS khi được hỏi: “Vì sao em học ngành này hay thích nghề này?” câu trả lời thường là: “Vì công việc này hiện đang được xem là nóng trên thị trường lao động” hay “Vì cơ hội việc làm của công việc này cao” hoặc “Công việc này trả

lương tương đối cao so với các việc khác”… Những câu trả lời trên cho thấy những HS đó đã chọn nghề theo “quả”, không chọn nghề theo “rễ” của cây nghề nghiệp. Điều này là không nên bởi những “quả ngọt” của cây nghề nghiệp chỉ có được khi các em được làm công việc phù hợp với sở thích và khả năng của bản thân hay còn gọi là “gốc rễ” của cây nghề nghiệp. Một công việc có thể được xem là rất thịnh hành không có nghĩa là ai học nó ra cũng có việc làm tốt. Doanh nghiệp chỉ tuyển dụng những người lao động có đam mê và khả năng phù hợp với vị trí công việc chứ không tuyển dụng người nào đó chỉ vì họ đã tốt nghiệp ở ngành nghề “hot”. Việc học và tốt nghiệp một ngành nào đó không đủ để chứng minh là người đó có khả năng làm việc tốt ở vị trí tuyển dụng. Trong thực tế đã có không ít trường hợp người lao động bị cho thôi việc sau thời gian thử việc do không chứng minh được sở thích nghề nghiệp, khả năng của bản thân ở vị trí công việc được giao.

Hiện nay, hoạt động giáo dục nghề phổ thông (HĐGDNPT) được chính thức đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nhằm tạo cơ hội cho HS được thử sức mình trong một nghề cụ thể, qua đó giúp HS hiểu rõ hơn sở thích nghề nghiệp, khả năng của bản thân để có cơ sở chọn nghề tương lai phù hợp. Vì vậy, một trong những yêu cầu mà giáo viên dạy nghề phổ thông (NPT) cần quan tâm thực hiện ngay từ khi bắt đầu tổ chức HĐGDNPT cho đến khi kết thúc khóa học là giúp HS xác định được và hiểu rõ sở thích nghề nghiệp, khả năng của bản thân thông qua việc thực hiện những nội dung nghề cụ thể trong chương trình [4], [8].

1.4.2. Lý thuyết mã Holland

a) Nội dung lý thuyết mã Holland

Lý thuyết mã Holland (Holland codes) được phát triển bởi nhà tâm lý học John Holland (1919-2008). Ông là người nổi tiếng và được biết đến rộng rãi nhất qua nghiên cứu lý thuyết lựa chọn nghề nghiệp. Ông đã đưa ra lý thuyết RIASEC dựa trên 8 giả thiết, trong đó có 5 giả thiết cơ bản và một số luận điểm rất có giá trị trong hướng nghiệp như sau [7]:

- Bất kỳ ai cũng thuộc vào một trong 6 kiểu người đặc trưng sau đây:

+ Realistic (R) - tạm dịch là người thực tế/nhóm kỹ thuật (KT); Investigative (I) tạm dịch là nhà nghiên cứu/nhóm nghiên cứu (NC); Artistic (A) - Nghệ sĩ/nhóm nghệ thuật (NT); Social (S) - tạm dịch là người công tác xã hội/nhóm xã hội (XH); Enterprising (E) - tạm dịch là người dám làm/nhóm quản lý (QL); Conventional (C) - tạm dịch là người tuân thủ/nhóm nghiệp vụ (NV). Sáu chữ cái của sáu kiểu người đặc trưng hợp lại thành RIASEC. Những người thuộc cùng một kiểu người có sở thích tương đối giống nhau: Người mang mã XH (code S) rất thích tiếp xúc với

người khác và thấy khó khăn khi tiếp xúc với vật thể; người mã QL (code E) thì thích tiếp xúc với dữ liệu và người khác, trong khi kiểu người có mã NC (code I) lại thích tiếp cận với ý tưởng và vật thể; người mã NV (code C) thích tiếp xúc với dữ liệu và vật thể; người mã NT (code A) thích tiếp xúc với ý tưởng và người; người mã KT (code R) thích tiếp xúc với vật thể.

+ Có sáu loại môi trường tương ứng với sáu kiểu người nói trên. Môi trường tương ứng với kiểu người nào thì kiểu người ấy chiếm đa số trong số người thành viên của môi trường ấy. Ví dụ: Môi trường có hơn 50% số người có mã XH (code S) trội nhất thì đó là môi trường loại XH.

+ Ai cũng tìm được môi trường phù hợp cho phép mình thể hiện được kỹ năng, thái độ và hệ thống giá trị của mình.

+ Thái độ ứng xử của con người được quy định bởi sự tương tác giữa kiểu người của mình với các đặc điểm của môi trường. Ví dụ, người mang mã NT (code A) được tuyển chọn vào môi trường NT (A) sẽ dễ dàng cảm thông với người xung quanh, mau chóng bắt nhịp với công việc, được đồng nghiệp tin yêu và có nhiều cơ hội thành công trong công việc

+ Mức độ phù hợp giữa một người với môi trường có thể được biểu diễn trong mô hình lục giác Holland

Hình 1.13. Mô hình lục giác Holland

+ Có 4 mức phù hợp giữa kiểu người và loại môi trường: Kiểu người nào làm việc trong môi trường ấy là mức phù hợp cao nhất, ví dụ như kiểu người NT làm việc trong môi trường NT; người nào làm việc trong môi trường cận kề với kiểu người của mình (cùng một cạnh của lục giác), ví dụ như KT-NC (người kiểu KT làm việc trong môi trường NC) là mức độ phù hợp thứ nhì; người nào làm việc trong môi trường cách 1 đỉnh của lục giác, ví dụ NC-NV (kiểu người NC làm việc trong loại môi trường NV) sẽ có mức phù hợp thứ 3; còn kiểu ít phù hợp nhất là khi kiểu người và loại môi

Kỹ thuật Ngh thuật

Xã hội Nghi p vụ

Quản lý

trường nằm ở 2 đỉnh đối xứng trong lục giác Holland, ví dụ KT-XH hay QL-NC hay NT-NV.

- Từ những giả thiết của lý thuyết mã Holland trên, có thể rút ra 2 kết luận: +Một là, hầu như ai cũng có thể được xếp vào 1 trong 6 kiểu tính cách và có 6 môi trường hoạt động tương ứng với 6 kiểu tính cách, đó là: Nhóm kỹ thuật (KT); nhóm nghiên cứu (NC); nhóm nghệ thuật (NT); nhóm xã hội (XH); nhóm quản lý (QL); nhóm nghiệp vụ (NV).

+Hai là, nếu một người chọn được công việc phù hợp với tính cách của họ, thì họ sẽ dễ dàng phát triển và thành công trong nghề nghiệp. Nói cách khác: Những người làm việc trong môi trường tương tự như tính cách của mình, hầu hết sẽ thành công và hài lòng với công việc.

Trong thực tế, tính cách của nhiều người không nằm gọn trong một nhóm tính cách mà thường là sự kết hợp của 2 nhóm tính cách, có khi còn nhiều hơn. Ví dụ: NC KT, NT XH... Do đó, khi tìm hiểu bản thân có thể phải xem xét ở nhiều hơn một nhóm tính cách [4], [7].

b) Ý nghĩa lý thuyết mã Holland

Lý thuyết mã Holland có liên quan rất chặt chẽ với LTCNN vì sử dụng lý thuyết mã Holland là một trong những cách giúp HS biết được sở thích và khả năng nghề nghiệp của bản thân và những nghề nghiệp phù hợp nhanh nhất, dễ làm nhất.

Vì lẽ đó, trước khi tổ chức cho HS học NPT, nhà trường và giáo viên dạy NPT nên tổ chức cho HS làm trắc nghiệm tìm hiểu sở thích và khả năng nghề nghiệp của bản thân theo lý thuyết mã Holland. Kết quả tìm hiểu bản thân là cơ sở quan trọng để các em dựa vào đó lựa chọn NPT theo học cho phù hợp.

Ví dụ: Những HS có kết quả làm trắc nghiệm thuộc nhóm Tin học - kỹ thuật, bản thân lại có mơ ước trở nhà quản lý thì có thể đăng ký học nghề Hệ thống thông tin; những HS có kết quả làm trắc nghiệm thuộc nhóm nghiệp vụ và nhóm xã hội, bản thân lại có mơ ước trở thành thư ký văn phòng thì có thể đăng ký học nghề tin học văn phòng hoặc quản trị văn phòng, quản trị kinh doanh…

Các trường hợp đặc biệt:

Một người thuộc cả 6 nhóm: Là những người sau khi làm trắc nghiệm thấy mình có sở thích và khả năng rộng, trải đều cả 6 nhóm. Thông thường những người có đặc điểm này phải mất một thời gian dài mới tìm được công việc mình thực sự yêu thích. Cũng có trường hợp, họ sẽ làm một số công việc cùng một lúc.

Một người không thuộc về nhóm nào: Là những người thấy mình có sở thích và khả năng rất thấp ở tất cả các nhóm, gần như không nổi trội ở nhóm nào. Thông

thường, những người có đặc điểm này cần phải có cơ hội trải nghiệm thêm ở những môi trường hoạt động khác nhau trước khi hiểu được bản thân hơn. Có những trường hợp, HS có các khả năng trong mỹ thuật, âm nhạc và thủ công mỹ nghệ nhưng không được gia đình khuyến khích hoặc chưa bao giờ có cơ hội tiếp cận với những lĩnh vực này thì khó mà biết được những sở thích và khả năng nghề nghiệp của mình.

Một người thuộc về hai nhóm sở thích và khả năng nghề nghiệp đối lập nhau: Là những người có sở thích và khả năng nghề nghiệp ở các nhóm đối lập nhau. Ví dụ như NV và NT; XH và KT; QL và NC. Thông thường những người có đặc điểm này thường cảm thấy mâu thuẫn với chính bản thân vì các đặc điểm của hai nhóm đối lập rất khác nhau. Những người này sau khi hiểu được bản thân và học được cách kết hợp, dung hòa giữa hai nhóm sẽ tìm được câu trả lời cho mục tiêu nghề nghiệp của đời mình.

Khi gặp các trường hợp trên thì người tư vấn không nên cho HS một câu trả lời khẳng định. Điều quan trọng là người tư vấn hoặc người hướng dẫn cần hiểu rằng, trắc nghiệm, đặc biệt là trắc nghiệm trong nghiên cứu tự định hướng nghề nghiệp là công cụ để giúp HS bắt đầu tự hỏi về bản thân, về thế giới nghề nghiệp. Nếu các HS cảm thấy lo lắng thì đó là dấu hiệu tốt. Vì vậy, người làm công tác tư vấn cần hiểu rõ lý thuyết mã Holland và dùng nó để hướng dẫn, tư vấn về việc chọn ngành học, trường học và nghề nghiệp tương lai cho HS một cách tốt nhất [4], [7].

1.4.3. Trắc nghiệm MBTI

a) Nội dung trắc nghiệm MBTI

MBTI (Myers-Briggs Type Indication - Chỉ số phân loại Myers-Briggs): Phân loại tính cách là phương pháp sử dụng những câu hỏi trắc nghiệm tâm lý để xác định tính cách của con người, dựa vào đó chúng ta hiểu chính mình hơn, nếu biết được tính cách của người khác chúng ta có thể đoán được suy nghĩ, hành động của họ. MBTI được ứng dụng nhiều trong việc: Xây dựng đội ngũ nhân viên, quản lý và đào tạo, đối phó với căng thẳng, giải quyết xung đột, đàm phán, hướng dẫn nghề nghiệp, xây dựng các mối quan hệ cá nhân tốt hơn.

Phương pháp kiểm kê tính cách này khởi nguồn từ các lý thuyết phân loại trong cuốn Psychological Types của Carl Gustav Jung xuất bản năm 1921 và được phát triển bởi Katharine Cook Briggs cùng con gái của bà, Isabel Briggs Myers, từ khoảng Chiến tranh thế giới thứ hai. Các câu hỏi tâm lý ban đầu đã phát triển thành Chỉ số phân loại Myers-Briggs và được công bố vào năm 1962.

nhau, không ai giống ai vì vậy MBTI tập trung vào các đối tượng dân số bình thường và nhấn mạnh vào sự khác biệt tự nhiên của mỗi người. Ngày nay MBTI đang trở nên phổ biến và được sử dụng như một phương pháp phân loại tính cách khá chính xác, giúp con người hiểu rõ bản thân và những người xung quanh hoặc tìm được công việc phù hợp...

MBTI phân loại tính cách dựa trên 4 nhóm cơ bản, mỗi nhóm là một cặp lưỡng phân của 8 yếu tố chức năng, nhận thức:

- Xu hướng Tự nhiên: Hướng ngoại (Extroversion) - Hướng nội (Introversion)

- Tìm hiểu và Nhận thức Thế giới: Giác quan (Sensing) - Trực giác (INtution)

- Quyết định và chọn lựa: Lý trí (Thinking) - Tình cảm (Feeling)

- Cách thức và Hành động: Nguyên tắc (Judgment) - Linh hoạt (Perception) Mỗi yếu tố của 4 nhóm trên kết hợp với nhau tạo thành 16 nhóm tính cách MBTI:

Bảng 1.3. Giá trị phân nhóm trong trắc nghiệm MBTI

ISTJ: Thanh tra viên (Inspector) ISFJ: Nhà tư vấn (Counselor)

INTJ: Cố vấn chiến lược (Mastermind) INFP: Người hòa giải (Healer)

ISTP: Thợ thủ công (Crafter) ISFP: Nhạc sĩ (Composer)

INFJ: Người che chở (Protector) INTP: Kiến trúc sư (Architect)

ESTJ: Người giám sát (Supervisor) ESFJL: Nhà cung cấp (Provider)

ENTJ: Nguyên soái (Field marshal) ENFP: Nhà vô địch (Champion)

ESTP: Nhà sáng lập (Promoter) ESFP: Người trình diễn (Performer)

ENFJ: Giáo viên (Teacher) ENTP: Nhà phát minh (Inventor)

b) Ý nghĩa trắc nghiệm MBTI:

Thuật ngữ của MBTI bị phê phán là "mơ hồ và chung chung", do đó cho phép bất cứ hành vi nào cũng phù hợp với bất cứ loại tính cách nào, điều có thể dẫn đến hiệu ứng Forer, khi người ta chọn những lời mô tả tích cực mà được mặc định là áp

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG HỆ CHUYÊN GIA XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ TƯ VẤN TUYỂN SINH CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TỐN QUẢNG NGÃI (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)