hòe
Ảnh hƣởng của tỉ lệ rắn/lỏng đến quá trình trích ly chất màu từ nụ hoa hòe thực hiện trong điều kiện thí nghiệm:
Thể tích dung môi: 100 mL nƣớc Nhiệt độ trích ly: 900C
Thời gian trích ly: 30 phút
Khối lƣợng nụ hoa hòe: 5 g − 25 g
Kết quả ảnh hƣởng của tỉ lệ rắn/lỏng đến mật độ quang của các dịch chiết từ nụ hoa hòe đƣợc trình bày ở Bảng 3.2 và Hình 3.3.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ rắn/lỏng đến mật độ quang của các dịch chiết
Khối lƣợng nụ hoa hòe (g) Abs
5 3,472
10 3,936
15 4,053
20 4,365
25 4,267
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỉ lệ rắn/lỏng đến mật độ quang của các dịch chiết
3,472 3,936 4,053 4,365 4,267 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5 5 10 15 20 25 Abs
Kết qủa Bảng 3.2 cho thấy, khối lƣợng nụ hoa hòe thay đổi từ 5 g đến 20 g thì giá trị mật độ quang tăng và đạt cao nhất tại 20 g, nếu tăng từ 20 g đến 25 g thì giá trị mật độ quang giảm, nghĩa là hiệu suất chiết cũng giảm dần. Điều này đƣợc giải thích nhƣ sau: ứng với một thể tích nƣớc, khi tăng khối lƣợng nguyên liệu, lƣợng chất màu trong nụ hoa hòe tách ra càng nhiều. Tuy nhiên khi tăng lƣợng hoa hòe vƣợt quá mức tối ƣu mà lƣợng dung môi không đổi thì bề mặt tiếp xúc giữa nguyên liệu và dung môi giảm hay lƣợng dung môi sẽ không đủ để hòa tan các hợp chất mang màu trong nụ hoa hòe. Do đó chọn khối lƣợng nụ hoa hòe là 20 g/100 mL nƣớc để khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng tiếp theo.
3.2.3. Ảnh hƣởng của thời gian đến quá trình trích ly chất màu từ nụ hoa hòe
Ảnh hƣởng của thời gian đến quá trình trích ly chất màu từ nụ hoa hòe thực hiện trong điều kiện thí nghiệm:
Khối lƣợng nụ hoa hòe: 20 g Thể tích dung môi: 100 mL nƣớc Nhiệt độ trích ly: 900C
Thời gian trích ly: 90 phút − 240 phút .
Kết quả ảnh hƣởng của thời gian đến mật độ quang của các dịch chiết từ nụ hoa hòe đƣợc trình bày ở Bảng 3.3 và Hình 3.4.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thời gian đến mật độ quang của các dịch chiết
Thời gian (phút) Abs
90 3,945 120 3,982 150 4,754 180 10,004 210 10,003 240 10,001
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian đến mật độ quang của các dịch chiết
Kết quả Bảng 3.3 cho thấy khi thời gian trích ly càng tăng thì lƣợng chất màu tách ra càng tăng và đạt cao nhất ở 180 phút. Nếu tiếp tục tăng thời gian thì lƣợng chất màu vẫn không đổi. Thời gian trích ly phụ thuộc vào nguyên liệu, dung môi và nhiệt độ chiết. Khi thời gian trích ly càng dài thì hiệu suất trích ly càng cao. Tuy nhiên đến một ngƣỡng thời gian nhất định việc tăng thời gian trích ly không làm tăng hiệu quả trích ly mà còn ảnh hƣởng đến chất lƣợng chất màu và gây tốn kém thời gian, năng lƣợng. Vì vậy, 180 phút là khoảng thời gian đủ để hòa tan hoàn toàn