Thực trạng triển khai quản lý chất lượng Bệnh viện theo quy định của Bộ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chất lượng dịch vụ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an (Trang 52 - 54)

Y tế

- Về cơ sở pháp lý thực hiện Quản lý chất lượng: Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an thực hiện quản lý chất lượng trên cơ sở khung pháp lý sau:

Luật Dược (Luật số 34/2005/QH11, ngày 14/6/2005);

Luật phòng chống HIV/AIDS (Luật số 64/2006/QH11, ngày 29/6/2006); Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm (Luật số 03/2007/QH12, ngày 21/11/2007);

41

Nghị định số 87/2011/NĐ-CP, ngày 27/9/2011 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (Chương V về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quản lý chất lượng và tổ chức chứng nhận chất lượng);

Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT, ngày 19/9/1997 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế Bệnh viện;

Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT, ngày 21/01/2008 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc;

Quyết định số 06/2007/QĐ-BYT ngày 19/01/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế truyền máu.

- Về Tiêu chuẩn hóa quản lý chất lượng: Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công an thực hiện tiêu chuẩn hóa quản lý chất lượng theo quy định sau:

Tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng Bệnh viện (TCXD 365:2007) và Quyết định số 362/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống Bệnh viện Y học cổ truyền toàn quốc giai đoạn 2014 – 2015;

Danh mục thuốc thiết yếu (theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 26/12/2013 về việc ban hành danh mục thuốc thiết yếu);

Danh mục trang thiết bị y tế (theo quy định tại Quyết định 437/QĐ-BYT, ngày 20/02/2002);

Phân hạng Bệnh viện (theo quy định tại Thông tư số 23/2005/TT-BYT, ngày 25/8/2005);

Danh mục kỹ thuật và phân tuyến kỹ thuật (theo quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BYT, ngày 11/12/2013 quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).

Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an luôn xác định nguyên tắc “lấy người bệnh là trung tâm” trong việc tổ chức thực hiện quản lý chất lượng Bệnh viện. Ban lãnh đạo Bệnh viện đặt mục tiêu quản lý chất lượng là nhiệm vụ quan trọng để cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đáp ứng nhu cầu ngày càng cao phục vụ công tác chiến đấu của ngành, CBCS và của nhân dân. Tuy nhiên, quá trình thực hiện mới chỉ đạt hiệu quả ở khâu phổ biến, quán triệt các cơ sở pháp lý, quy

42

chuẩn trên đến toàn đơn vị chứ chưa công bố được chính sách chất lượng cụ thể để áp dụng.

- Về khung tổ chức quản lý chất lượng: Bệnh viện chưa xây dựng Kế hoạch tổ chức quản lý chất lượng. Chưa có báo cáo đánh giá định kỳ về chất lượng bệnh viện. Chưa thiết lập các chuẩn an toàn và ngưỡng (môi trường, phòng cháy, kiểm soát nhiễm khuẩn). Điều tra khảo sát mức độ hài lòng người bệnh đã triển khai thực hiện nhưng chưa thường xuyên, liên tục. Học hỏi liên tục phải đưa vào mục tiêu kế hoạch Bệnh viện, triển khai có chiều sâu để nâng cao chất lượng về kỹ thuật của nhân viên. Chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá chất lượng. Kinh phí cho hoạt động quản lý chất lượng là chưa có.

Quá trình triển khai quản lý chất lượng chưa có sự tham gia đầy đủ mà là hoạt động mang tính chất cục bộ, chưa có sự lan tỏa đến từng thành viên của đơn vị. Tính cập nhật chính sách chất lượng chưa kịp thời, nhanh chóng. Chưa có bảng mô tả công việc rõ ràng.

- Về nguồn lực quản lý chất lượng: Chưa có nhân lực chuyên trách về quản lý chất lượng. Chưa có nhóm theo dõi, giám sát ở phạm vị bệnh viện, khoa. Văn hóa chất lượng chưa sẵn có, cách tiếp cận giải quyết sai sót còn nặng về quy trách nhiệm cá nhân, chưa nhìn nhận lỗi thuộc về hệ thống. Chưa nhận rõ trách nhiệm từ quản lý, vai trò của cả hệ thống tổ chức. Bài học kinh nghiệm từ những sai sót còn thiếu, chưa thường xuyên.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chất lượng dịch vụ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an (Trang 52 - 54)