5. Kết cấu của đề tài
3.3.3. Giải pháp thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành đối với các nhà cung
nhà cung cấp dịch vụ.
- Doanh nghiệp lữ hành và các nhà cung cấp dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, các doanh nghiệp vận chuyển cần ký kết các điều khoản hợp tác một cách công khai, minh bạch và công bằng. Xây dựng một quy trình thanh toán rõ ràng và hợp lý với các nhà cung ứng dịch vụ.
- Trong trường hợp xảy ra những tình huống không mong muốn trong quá trình thực hiện chương trình du lịch, doanh nghiệp lữ hành và các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ lẫn nhau cùng giải quyết vấn đề, đảm bảo cho khách hàng vẫn được hướng dẫn chu đáo, an toàn và đảm bảo quyền lợi của cả khách hàng và quyền lợi hai bên.
79
- Yêu cầu đối tác, nhà cung ứng dịch vụ có những báo cáo rõ ràng về chất lượng và quy trình sản phẩm dịch vụ. Doanh nghiệp nên tìm hiểu sâu hơn về các quy trình và cách thức làm việc của đối tác để đảm bảo họ tạo ra những sản phẩm an toàn và chấp hành pháp luật.
- TNXH của doanh nghiệp là đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng vì vậy cần thu thập ý kiến của khách hàng về chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ trong CTDL và định kỳ kiểm tra chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ. Doanh nghiệp có lữ hành có thể trực tiếp đánh giá hoặc thuê một bên thức ba kiểm tra chất lượng dịch vụ của đối tác để đảm bảo tính khách quan và chính xác.
- Doanh nghiệp lữ hành thực hiện CTDL đều có sự cung cấp dịch vụ của các đối tác là nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển,…vì vậy, doanh nghiệp lữ hành thực hiện TNXH cần có sự ủng hộ và thực hiện TNXH của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Doanh nghiệp lữ hành nên thỏa thuận với các nhà cung cấp về việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp, trong đó các nhà cung ứng dịch vụ cũng cần cam kết về việc bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy văn hóa địa phương, hỗ trợ cộng đồng địa phương và khách du lịch.