Quy định, chính sách nghiêm ngặt đối với các doanh nghiệp nước ngoài

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của môi TRƯỜNG CHÍNH TRỊ đến HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của hm tại TRUNG QUỐC và bài học KINH NGHIỆM CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 27 - 31)

hội chủ nghĩa khiến cho những quy định, chính sách của quốc gia này mang những đặc thù nhất định vừa là thuận lợi nhưng đồng thời cũng là rào cản lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế khi tiến vào thị trường tỷ dân này.Những điểm sáng còn tồn tại trong chính sách của Trung Quốc

2.2.2.1: Những điểm sáng trong chính sách của Trung Quốc

Năm 2018 và năm 2019, Trung Quốc liên tục được xếp vào top 10 nền kinh tế có mức độ cải thiện môi trường kinh doanh lớn nhất thế giới; xếp hạng môi trường kinh doanh trên toàn cầu tăng từ vị trí thứ 78 năm 2018 lên vị trí 31 năm 2019 và 31 vào năm 2020.

Năm

DB Score

Xếp hạng

Bảng2.1. Điểm số và thứ hạng của Trung Quốc trong bảng xếp hạng nền kinh tế

có mức độ cải thiện môi trường kinh doanh lớn nhất thế giớigiai đoạn 2017-2020

Nguồn: World Bank

Báo cáo của World Bank đã chỉ ra thành công trong cải cách môi trường kinh doanh của Trung Quốc do: (i) thay đổi nhận thức của lãnh đạo cấp cao; (ii) khuyến khích chính quyền địa phương áp dụng các biện pháp cải cách riêng biệt, phù hợp với tình hình thực tế và phổ biến rộng rãi kinh nghiệm thành công; (iii) xây dựng cơ chế

khích lệ và truy cứu trách nhiệm ở cả cấp trung ương và địa phương, hệ thống điều phối lợi ích của các bên liên quan, tích hợp nhiệm vụ cải cách của các bộ, ban, ngành một cách hiệu quả; (iv) sự tham gia tích cực và kết nối hiệu quả của các doanh nghiệp tư nhân; (v) vận dụng rộng rãi công nghệ số và dịch vụ chính phủ điện tử; (vi) học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm tiên tiến của thế giới.

Ngày 15/3/2019, Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc khóa XIII đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài của nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc (viết tắt Luật ĐTNN). Đáng chú ý, Trung Quốc khẳng định quan điểm đối xử bình đẳng với mọi chủ thể

thị trường, trong đó có các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, phá bỏ các rào cản và hạn chế

không hợp lý, tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh. Về tiếp cận thị trường, sẽ tiếp tục nới lỏng điều kiện tiếp cận thị trường, đồng thời ban hành danh mục thống nhất về các lĩnh vực, ngành nghề hạn chế đầu tư, kinh doanh; các chủ thể thị trường đều có quyền tiếp cận bình đẳng các lĩnh vực ngoài danh mục này. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cam kết mang đến cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong và ngoài nước các điều kiện công bằng trong tiếp cận nguồn nhân lực, vốn, đất đai, thuế, cấp phép…, thông qua việc hoàn thiện các dịch vụ công, nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ công chức

phục vụ doanh nghiệp và người dân.

2.2.2.2: Nhiều khó khăn, hạn chế cho doanh nghiệp nước ngoài

Tại Trung Quốc, các quy định về điều kiện kinh doanh được nhà nước này quan tâm rất sát sao, đưa ra nhiều quy định tại các đạo Luật có hiệu lực cao như: Luật Công ty năm 2005, Luật Cấp phép kinh doanh năm 2004 và các đạo luật chuyên ngành khác đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải đáp ứng những điều kiện kinh doanh trước, trong và sau khi hoạt động tại đây. Không dừng lại ở đó, trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải xin phép cơ quan chuyên ngành quản lý lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh để sở hữu giấy phép kinh doanh tạm thời trước khi có được giấy phép chính thức. Những điều kiện đối với doanh nghiệp nước ngoài cũng khó khăn hơn so với các doanh nghiệp trong nước như yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp kinh doanh phải bán sản phẩm xuất xứ Trung Quốc hay có nguyên vật liệu xuất xứ Trung Quốc...

Ông James McGregor - chủ tịch hãng tư vấn APCO Worldwide tại Trung Quốc nhận định: “Các công ty nước ngoài ở Trung Quốc chưa bao giờ thấy tình trạng ảm đạm và bi đát như lúc này. Họ không dám kiện và cũng chẳng dám công khai lên tiếng bởi sợ bị trả đũa mạnh mẽ”. Kết quả cuộc khảo sát các công ty thành viên của Phòng Thương mại Mỹ AmCham tại Trung Quốc cũng đã chỉ ra “cách diễn giải bất nhất đối với những quy định không rõ ràng” là thách thức lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh của họ. Bên cạnh đó, nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, chi phí lao động cao hơn và những rào cản đối với việc tiếp cận thị trường, khó khăn trong việc cạnh tranh với các công ty địa phương cũng đang là thách thức rất lớn.

Ông Davide Cucino, Chủ tịch Phòng thương mại EU tại Trung Quốc kêu gọi chính phủ Trung Quốc ngừng mọi can thiệp chính trị trong kinh doanh. Ông cảnh báo, tự do thương mại đã không còn ở đất nước đông dân nhất thế giới này và các doanh nghiệp nhà nước luôn được thiên vị. Đặc biệt, Trung Quốc đang không ngừng gia tăng điều tra tham nhũng và làm giá tại các công ty dược phẩm và sữa của nước ngoài sau vụ GlaxoSmithKline và Fonterra, trong khi đó, cho đến nay, chưa có một công ty dược nào của Trung Quốc bị điều tra. Điều này đã khiến lòng kiên nhẫn của các đầu tư nước ngoài đã bắt đầu giảm dần cùng với những hạn chế lâu nay về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong mọi lĩnh vực, từ công nghiệp ô tô cho đến ngân hàng.

Những chính sách bảo hộ chặt chẽ về mọi mặt cho doanh nghiệp nội địa, mà cụ thể hơn là doanh nghiệp nhà nước, cùng với rất nhiều những quy định được đặt ra trong hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài đã làm cho rất nhiều họ rơi vào thế bị động: Nếu không tuân thủ được những quy định, kiểm soát chặt chẽ, gắt gao đến từ phía Chính phủ Trung Quốc, doanh nghiệp chắc chắn thất bại.

CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ ĐẾN VỤ

VIỆC H&M BỊTẨY CHAY TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của môi TRƯỜNG CHÍNH TRỊ đến HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của hm tại TRUNG QUỐC và bài học KINH NGHIỆM CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w