Người Trung Quốc nghĩ vụ việc bông Tân Cương là một phần trong âm mưu của phương Tây với sự phát triển của Trung Quốc. "Vào thời điểm này, họ gần như đang bị thúc: 'Hãy chọn nước Mỹ làm thị trường hoặc chọn Trung Quốc làm thị trường của bạn'", bà Nicole Bivens Collinson, nhà vận động hành lang đại diện cho các hãng quần áo lớn tại công ty luật Sandler, Travis & Rosenberg (Mỹ), bình luận. Nhiều công ty đa quốc gia
làm ăn ở Trung Quốc đang đứng giữa hai lựa chọn vì vấn đề Tân Cương: hoặc giữ
thị trường Bắc Mỹ và châu Âu, hoặc giữ thị trường Trung Quốc. Ngày càng khó để họ
làm hài lòng cả phương Tây và Bắc Kinh.
Theo đó, Chính quyền Donald Trump đã ra lệnh cấm nhập khẩu tất cả sản phẩm bông và cà chua xuất xứ Tân Cương (Trung Quốc) với cáo buộc 'sử dụng lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ'. Động thái có thể ảnh hưởng tới 20% nguồn cung bông toàn cầu. CBP sẽ tịch thu các lô hàng nghi ngờ và chỉ cho xuất kho nếu doanh nghiệp chứng minh được sản phẩm của mình không có nguồn gốc từ Tân Cương. Nhà xuất khẩu cũng có thể chọn bốc dỡ hàng hóa khỏi lãnh thổ Mỹ và chuyển sang thị trường khác để giảm thiệt hại. "Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là buộc Trung Quốc phải chấm dứt các hành vi kinh khủng của họ", ông Ken Cuccinelli, một quan chức cấp cao thuộc Bộ An ninh nội địa Mỹ, nhấn mạnh. Washington đã nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh "cưỡng bức lao động" những người thiểu số Duy Ngô Nhĩ, đẩy họ vào các "trại cải tạo" ở Tân Cương.
Tuy nhiên, Trong cuộc họp báo ngày 13-1, khi được hỏi về việc Mỹ sắp cấm nhập khẩu bông Tân Cương, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gọi lý do của Washington là "ngụy tạo và dối trá". Ông Triệu Lập Kiên nhấn mạnh không có "lao động cưỡng bức" ở Tân Cương, rằng tất cả lao động đều tự nguyện và được trả lương đầy đủ.
Nếu không loại bông Tân Cương ra khỏi chuỗi cung ứng của mình, các công ty thời trang này sẽ gặp rắc rối pháp lý từ Mỹ do lệnh cấm nhập khẩu của Washington. Các nhà hoạt động cũng sẽ cáo buộc các công ty này đồng lõa trong việc ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ.
Nhưng không sử dụng bông Tân Cương lại kéo theo những rắc rối lớn tại Trung Quốc như bị quay lưng, khi người tiêu dùng của đất nước tỷ dân lên án đây là một phần trong âm mưu của phương Tây nhằm phá hoại sự phát triển của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho tới nay đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ cáo buộc “bóc lột lao động” trong hoạt động sản xuất bông ở khu tự trị Tân Cương. Bộ này khẳng định những báo cáo do truyền thông phương Tây lan truyền đều là “ngụy tạo từ những đối tượng chống phá chính quyền”. Quan chức Tân Cương hồi đầu tuần tiếp tục cảnh báo "kỷ nguyên bắt nạt"
Trung Quốc đã qua, thêm rằng Bắc Kinh hy vọng các doanh nghiệp như H&M sẽ sáng suốt hơn và biết phân biệt đúng sai.