Trung Quốc là thị trường lớn thứ tư của H&M khi có tới 520 cửa hàng của nhà bán lẻ thời trang này, đứng thứ 2 sau Mỹ với 593 cửa hàng. Trước thông báo của H&M, dư luận Trung Quốc ngay lập tức dậy sóng và một làn sóng tẩy chay, bỏ việc ở H&M diễn ra.
Theo hãng tin Bloomberg, ngày 26/3 có ít nhất 6 cửa hiệu H&M ở khu tự trị Tân
Cương, khu tự trị Ninh Hạ, tỉnh Cát Lâm và Giang Tô đã bị chủ cho thuê mặt bằng yêu cầu đóng cửa. Hàng loạt biển quảng cáo của thương hiệu thời trang đến từ Thụy Điển bị gỡ bỏ. Hàng chục ngôi sao của Trung Quốc đã tuyên bố cắt hợp đồng hoặc cắt quan hệ với H&M.
Cửa hiệu H&M trên các website thương mại điện tử của Trung Quốc bị xóa sổ. Trên các ứng dụng bản đồ ở Trung Quốc như Apple Maps hay Baidu Maps, các cửa hiệu H&M cũng hoàn toàn biến mất.
Các sản phẩm của H&M đã bị bỏ khỏi hầu hết các nền tảng thương mại điện tử lớn ở Trung Quốc như JD, Taobao và Pinduoduo. Ngày 24/3, khi tìm kiếm sản phẩm của H&M trên những nền tảng này, người dùng không nhận được kết quả nào.
Đến ngày 31/3, sau tuyên bố mới nhất của H&M khẳng định tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc, tình hình kinh doanh của thương hiệu này tại Trung Quốc vẫn không có dấu hiệu khả quan (Times T. I., 2021). Khoảng 20 cửa hàng sau khi bị tẩy chay ở Trung Quốc. Vào 5h30 sáng cùng ngày theo giờ Việt Nam, cổ phiếu của H&M đã giảm
2.4%.
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CHO H&M VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM