Nghiên cứu nhóm bệnh hại gốc rễ gây héo rũ và chết cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số bệnh chính do nấm hại lá lạc tại huyện gia lâm, hà nội năm 2015 (Trang 25 - 30)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Nghiên cứu nhóm bệnh hại gốc rễ gây héo rũ và chết cây

CÂY

2.3.1. Bệnh héo rũ gốc mốc đen trên cây lạc do nấm Aspergillus niger gây ra

Bệnh héo rũ gốc mốc đen hại lạc được báo cáo chính thức lần đầu tiên vào năm 1926 ở Sumatra và Java (Allen and Lenne, 1998). Thực tế bệnh đã được ghi nhận từ năm 1920, do bệnh gây biến màu vỏ và hạt lạc. Cho đến nay, bệnh thối gốc mốc đen vẫn là một bệnh quan trọng ở hầu hết các vùng trồng lạc chính trên thế giới. Thiệt hại về năng suất lạc đã được ghi nhận cụ thể ở Malawi, Senegal, Sudan v.v... Ở Ấn Độ, bệnh héo rũ gốc mốc đen là một trong những nhân tố quan trọng gây nên năng suất thấp, với tỷ lệ nhiễm khoảng từ 5 – 10%. Nếu nhiễm trong khoảng 50 ngày sau gieo sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng và có thể gây chết tới 40% số cây. Ở Mỹ, bệnh héo rũ gốc mốc đen ngày càng trở nên quan trọng từ đầu những năm 1970, khi việc xử lý hạt bằng thuốc hóa học có chứa thuỷ ngân bị cấm và nó đã trở thành một vấn để ở Florida đầu những năm 1980 (Dubey et al., 1995).

Nấm A. Niger gây hại trên rất nhiều họ thực vật, trong đó có khoảng trên 90 loại cây trồng và trên 11 ký chủ dại, trong đó đáng chú ý nhất phải kể đến lạc, ngô, hành tỏi, xoài, đậu đỗ, điều.v.v… Nấm A. niger là loài nấm tồn tại trong đất, gây

bệnh héo rũ lạc đồng thời là loài nấm hại hạt điển hình (Damicone, 1999). Trên thế giới, đã có rất nhiều những nghiên cứu vế nấm A. niger, người ta đã phân lập được 37 loài gây hại trên thực vật. Nấm A. niger không chỉ gây hại trên cây trồng mà chúng còn được quan tâm như là một nguyên nhân gây bệnh cho người và động vật. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng như một nguồn vi sinh vật cho sản xuất một số loại enzyme của ngành công nghệ chế biến.

Trên lạc, nấm A. Niger gây thối hạt, thối mầm và chết héo ở các giai đoạn sau. Dạng tồn tại của nấm A. Niger (chủ yếu là bào tử) phổ biến trong hệ nấm đất và hệ nấm không khí ở những vùng khí hậu nóng. Vì vậy giai đoạn mầm có thể bị nhiễm từ đất, từ không khí hoặc từ nguồn bệnh ban đầu trên hạt (Allen and Lenne, 1998).

Khi theo dõi và quan sát trên hạt nhiễm bệnh trồng trên đất đã khử trùng trong điều kiện nhà lưới thấy sự nhiễm bệnh đầu tiên là ở trụ dưới lá mầm và lá mầm. Sợi nấm phát triển từ lá mầm vào trong vùng cổ thắt của lá mầm. Giai đoạn đầu của quá trình xâm nhiễm vết bệnh thối ướt nhưng ở giai đoạn sau vết thối khô, mô bệnh nứt nẻ. Vết thối ướt có thể tiến triển nhanh, xuyên từ trụ dưới lá mầm hoặc vùng cổ lá mầm gây nên sự teo quắt và chết. Ở nhiệt độ trên 300C, sự nhiễm bệnh của trụ dưới lá mầm và rễ của mầm gây hiện tượng thối cổ rễ hay còn gọi là thối vòng. Khởi đầu trụ lá mầm trở nên mọng nước sau đó có màu nâu sáng rồi cành bào tử phân sinh màu đen xuất hiện rõ (Damicone, 1999).

A. niger tồn tại trong đất, trên hạt giống, nấm bệnh truyền qua đất và có khả

năng phát triển mạnh trong điều kiện biến động lớn của độ ẩm đất, chất lượng hạt giống kém và tỷ lệ sát thương cao. Độc tố do nấm sản sinh gây ra ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây như rễ quăn xoắn, biến dạng ngọn, thậm chí cả các axit béo tự do trong hạt cũng chứa độc tố.

Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Bích Hảo (2004) về bệnh hại lạc cho biết nấm A. niger lây nhiễm trên nhiều hạt giống như: Đậu đỗ, lạc, ngô, với tỷ lệ hạt bị nhiễm tới trên 30%. Theo tác giả Nguyễn Thị Ly (1993) đã xác định có khoảng 30 – 85% số mẫu lạc kiểm tra có khả năng sản sinh độc tố Aflatoxin do nấm Aspergillus

flavus gây ra. Nguyễn Mai Chi và cs. (2005) cho biết, khi nghiên cứu về thành

phần bệnh hại lạc trên đồng ruộng vụ thu đông tại đồng bằng sông Hồng từ năm 2002-2004 đã phát hiện 20 loại bệnh hại lạc được ghi nhận tại 8 tỉnh. Trong đó 17 bệnh do nấm gây ra, 1 bệnh do vi khuẩn, 1 bệnh do virus và một bệnh do Mycoplasma. Hai bệnh héo rũ gốc mốc trắng (S. rolfsii) và héo gốc mốc đen (A. niger) là những bệnh xuất hiện phổ biến nhất.

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Như Cương (2004), tại một số vùng sinh thái ở tỉnh Thừa Thiên Huế có 6 loại bệnh héo rũ lạc là: Lở cổ rễ (R. solani), Thối gốc mốc đen (A. niger), héo rũ gốc mốc trắng (S. rolfsii), héo rũ vàng (Fusarium sp.), héo rũ tái xanh (Ralstonia solanacearum), héo do tuyến trùng (Meloidogyne sp.). Tại Việt Nam, hiện nay đã tìm thấy 4 loài Fusarium gây bệnh cho lạc là: F. oxysporum, F. solani, F.

roseum và F.tricinetum (Nguyễn Kim Vân và cs., 2001).

2.3.2. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên cây lạc do nấm Sclerotium rolfsii Sacc gây ra gây ra

Nấm Sclerotium rolfsii đã được Peter Henry Rolfsii phát hiện và nghiên cứu

trên nhiều loại cây trồng thuộc nhiều họ thực vật ở khắp các vùng sinh thái nông nghiệp trên thế giới.

Bệnh héo rũ gốc mốc trắng là loại bệnh hại chủ yếu trên cây lạc, gây hại phổ biến ở vùng trồng lạc trên thế giới. Thiệt hại về năng suất do bệnh này gây ra ước tính khoảng 25 - 80%.

Nấm Sclerotium rolfsii là một nấm đa thực, có phổ ký chủ rất rộng, chúng có khả năng xâm nhiễm trực tiếp qua biểu bì hoặc qua vết thương cơ giới, loài nấm này có khả năng xâm nhiễm trên 500 loài cây ký chủ thuộc lớp một lá mầm và 2 lá mầm, đặc biệt trên những cây thuộc các họ đậu đỗ, bầu bí và một số loại rau (Dubey

et al., 1995).

Sclerotium rolfsii có sợi nấm màu trắng, phát triển rất mạnh trên vết bệnh, từ

sợi nấm hình thành nên hạch nấm. Hạch nấm lúc đầu có màu trắng, về sau chuyển thành màu nâu, có thể hình tròn đường kính 1- 2 mm (Purseglove, 1968). Hạch nấm có thể tồn tại từ năm này sang năm khác ở tầng đất mặt (Aycook , 1966). Nấm sử dụng chất hữu cơ làm dinh dưỡng, sản sinh ra axit oxalic và enzyme phân huỷ mô ký chủ. Nấm này thuộc loại háo khí ưa ẩm và nhiệt độ cao 300C. Nhiều nghiên cứu cho thấy Sclerotium rolfsii có khả năng sản sinh ra một lượng lớn acid oxalic, độc tố này xâm nhập làm biến đổi màu ở trên hạt lạc và gây nên những đốm chết hoại trên lá ở giai đoạn đầu phát triển của bệnh.

Triệu chứng gây hại: giai đoạn cây con nấm thường xâm nhập vào bộ phận cổ rễ, gốc thân sát mặt đất tạo thành vết bệnh màu nâu đen, trên vết bệnh mọc ra lớp nấm trắng xốp như bông bao quanh gốc và lan ra mặt đất xung quanh làm mô cây thối mục, cây khô chết (Gulshan, 2000).

Nấm có thể gây bệnh trên cây lạc từ giai đoạn cây con đến khi thu hoạch, khi gặp điều kiện thuận lợi nấm bệnh phát triển và lây lan từ cây này sang cây khác, vết bệnh thường xuất hiện trên thân chính, lúc đầu vết bệnh có màu nâu nhạt đến nâu đen, sau đó lan dần làm cho cây bị héo, chuyển màu vàng và chết, đôi khi có hiện tượng cây chết khô và tạo thành vết đốm, ở rìa mép lá có màu trắng, đâm tia ở gốc thân, thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.

Theo Đỗ Tấn Dũng (2006), bệnh héo rũ gốc mốc trắng là một trong những loại bệnh hại phổ biến trên nhiều loại cây trồng khác nhau ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Tác hại chủ yếu của bệnh là gây hiện tượng héo rũ, chết cây làm ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất. Bệnh thường xuất hiện sau trồng từ 16-23 ngày trở đi, bệnh có xu hướng tăng dần khi cây bắt đầu ra hoa – hình thành quả.

Cũng theo tác giả Đỗ Tấn Dũng (2006) bệnh lở cổ rễ phát sinh gây hại trên nhiều loại cây trồng cạn khác nhau, bệnh thường xuất hiện trên đồng ruộng từ sau gieo một tuần trở đi, bệnh có xu hướng tăng dần vào giai đoạn tiếp theo và đạt tỷ lệ bệnh cao nhất vào thời điểm 28-35 ngày sau gieo. Bệnh gây hại phổ biến trên cây con.

2.3.3. Bệnh héo vàng do nấm Fusarium oxysporum

Nấm Fusarium oxysporum có phạm vi ký chủ rộng, xuất hiện ở các nước thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, gây hại trên nhiều loại cây trồng, cây cảnh và cỏ dại...gây ra các triệu chứng khác nhau. Đây là loại nấm bệnh nguy hiểm, gây thiệt hại lớn cho lạc, rau quả, củ ở nhiều nước như Trung Quốc, Mỹ, Ý, Anh, Nam Phi, Ấn Độ, Úc...

Trên thân lạc, nấm Fusarium oxysporum xâm nhiễm làm cho cây non, rễ và trụ dưới lá mầm bị biến mầu xám, mọng nước. Cây con bị bệnh sẽ bị ức chế sinh trưởng, chóp rễ bị hoá nâu, dẫn đến bị thối khô. Khi cây đã trưởng thành F.oxysporum gây hiện tượng thối rễ làm cho cây héo từ từ hoặc héo rũ, lá cây chuyến sang màu vàng hoặc xanh xám (Kokalis et al., 1997).

Trên quả lạc, nấm Fusarium oxysporum gây ra triệu chứng thối quả, làm cho vỏ quả xù xì, dẫn tới màu vỏ quả. Ở Libya, nấm F.solani và nấm F. scirpi đã được xác định là nguyên nhân chính gây thối quả. Tản nấm Fusarium sp. Có màu trắng kem, sợi nấm đa bào mảnh và xốp, có thể hình thành nhiều bào tử phân sinh khi có mặt của giọt nước. Biện pháp phòng trừ bệnh héo vàng do nấm Fusarium oxysporum. Chủ yếu là làm ải và luân canh cây trồng cho hiệu quả cao .

Theo Lê Lương Tề (1977) ở nước ta bệnh héo rũ chết cây chủ yếu do:

Pseudomonas solanacearum, Sclerotium rolfsii, Macrophomina phaseolina, Aspergillus niger. Ngoài ra còn có các hiện tượng thối rũ, thối gốc do Rhizoctonia solani và Fusarium oxysporum.

Theo Nguyễn Thị Ly và cs. (1995) thành phần bệnh chết héo hại lạc ở miềm bắc Việt Nam có 10 bệnh, trong đó bệnh lở cổ rễ gây hại nặng, các bệnh héo gốc mốc đen ( A. niger), bệnh mốc vàng ( A. flavus), bệnh héo gốc mốc trắng (S. rolfsii), bệnh héo xanh (Pseudomonas solanacearum) gây hại ở mức trung bình còn các bệnh khác gây hại ở mức độ nhẹ. Hầu hết các mẫu hạt thu được ở các vùng trồng lạc đều nhiễm nấm A. flavus.

Theo Nguyễn Xuân Hồng và Nguyễn Thị Yến (1991), trong những năm qua, tại Việt Nam bệnh héo xanh được nghiên cứu một cách có hệ thống nhưng những nghiên cứu về bệnh héo do A. niger, S. rolfsii gây ra mới chỉ dừng lại ở việc thông

báo triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh, chứ chưa đi vào việc khảo sát các biện pháp phòng trừ.

Nhiều kết quả nghiên cứu trong nước gần đây cho thấy: Aspegillus flavus

thường tấn công vào lạc từ khi còn trên đồng ruộng. Ngay sau khi thu hoạch đã có tới hơn 66% mẫu thu thập bị nhiễm bệnh. Trong đó, lạc thu hoạch vụ đông xuân nhiễm bệnh nặng hơn lạc thu và lạc thu hoạch muộn có tỷ lệ bệnh cao hơn lạc thu hoạch sớm.

A. niger hại lạc gây ra bệnh thối đen cổ rễ, là một trong 3 tác nhân gây bệnh héo rũ chết cây rất phổ biến và có tác hại nghiêm trọng ở những vùng trồng lạc (Đỗ Tấn Dũng, 2001).

Nhiều kết quả nghiên cứu trong nước gần đây cho thấy: Aspegillus flavus

thường tấn công vào lạc từ khi còn trên đồng ruộng. Ngay sau khi thu hoạch đã có tới hơn 66% mẫu thu thập bị nhiễm bệnh. Trong đó, lạc thu hoạch vụ đông xuân nhiễm bệnh nặng hơn lạc thu và lạc thu hoạch muộn có tỷ lệ bệnh cao hơn lạc thu hoạch sớm.

A. niger hại lạc gây ra bệnh thối đen cổ rễ, là một trong 3 tác nhân gây bệnh héo rũ chết cây rất phổ biến và có tác hại nghiêm trọng ở những vùng trồng lạc (Đỗ Tấn Dũng, 2001).

2.3.4. Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani Kuhn

Nấm Rhizoctonia solani có phạm vi ký chủ rất rộng, gây bệnh trên 32 họ cây trồng khác nhau và 20 loài cỏ dại thuộc 11 họ ở các vùng sinh thái khác nhau. Chỉ riêng ở Mỹ đã có khoảng 550 loài cây khác nhau thuộc phạm vi ký chủ của

Rhizoctonia solani.

Trong những năm gần đây, bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra tương đối nguy hiểm đối với các vùng trồng lạc trên thế giới. Ở miền Nam nước Mỹ, lở cổ rễ lạc đã trở thành một vấn đề cấp bách. Hàng năm ở Geogia (Mỹ) thiệt hại do bệnh gây ra ước tính khoảng hơn 1 tỷ USD (Kokalis et al., 1997).

Triệu chứng thường thấy của bệnh là sau khi cây con mọc nấm bắt đầu xâm nhiễm, gây hại. Tại gốc sát mặt đất chỗ bị bệnh có vết màu thâm đen hoặc màu nâu nhạt bao quanh làm cho mô tế bào cây bị hủy hoại mềm nhũn. Giai đoạn cây con từ 2 lá mầm và 1-2 lá thật cây thường bị gãy gục và chết. Các triệu chứng cơ bản gây hại trên cây trồng như lở cổ rễ, chết rạp cây con, gây thối rễ, thối gốc thân hoặc thối lá.

Bệnh lở cổ rễ gây hại trên lạc ngày càng phổ biến và trở nên nghiêm trọng tại các vùng trồng lạc trên thế giới, bệnh có thể gây hại cả rễ, thân, lá. Theo một nghiên

cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ, bệnh xuất hiện giai đoạn trước và sau nảy mầm, khi bệnh gây hại nặng có ảnh hưởng tới 77% diện tích và năng suất giảm từ 25-50%.

Rhizoctonia solani sản sinh ra một lượng lớn enzyme cellulilitic, pectinolitic và các độc tố thực vật. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh thối hạt làm chết cây con, thối lá mầm, thối rễ, thối tia củ và gây cháy lá lạc khi nấm này xâm nhập vào cây (Kokalis et al., 1997).

Nấm Rhizoctonia solani cùng với Fusarium sp. gây ra bệnh chết vàng lạc, làm cho cây con héo vàng từ từ, ở phần gốc thân biến mầu nâu và có thể làm cho lớp vỏ thân cây hơi bị nứt.

Rhizoctonia solani là loài nấm đất, sản sinh ra nhiều hạch nấm trên mô cây kí

chủ, chúng tồn tại trong đất và nẩy mầm khi được kích thích bởi những dịch rỉ ra từ cây chủ bị bệnh hoặc việc bổ sung chất hữu cơ vào trong đất (Kokalis et al., 1997).

Ngoài truyền bệnh qua đất và tàn dư cây trồng, R. solani còn có khả năng truyền qua hạt giống. Theo những nghiên cứu ở Scotland, R. solani có khả năng truyền qua hạt giống lạc với tỷ lệ 11%, còn ở Mỹ tỷ lệ này lên tới 30% (Kokalis et al., 1997).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số bệnh chính do nấm hại lá lạc tại huyện gia lâm, hà nội năm 2015 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)