Thu thập mẫu bệnh, mô tả triệu chứng bệnh, phân lập nấm, mô tả đặc hình thá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số bệnh chính do nấm hại lá lạc tại huyện gia lâm, hà nội năm 2015 (Trang 45 - 49)

hình thái nấm, xác định nấm gây bệnh

* Bệnh đốm nâu Cercospora arachidicolaHori

- Bệnh phát sinh từ khi cây nhỏ phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao, vào giai đoạn sinh trưởng cây lạc bắt đầu có hoa. Vết bệnh hại chủ yếu trên lá, có hình tròn biến động nhiều (từ 1-10mm), có màu nâu vàng, xung quanh có quầng vàng rộng. Trên vết bệnh thường có lớp mốc màu xám đó là cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh. Quan sát dưới kính hiển vi cành bào tử phân sinh đâm thẳng, màu nâu nhạt, thông thường không có vách ngăn, một số ít bắt gặp có 1-2 ngăn. Bào tử phân sinh hình dùi trống, thẳng, có một số vách ngăn ngang.

- Bệnh xuất hiện và gây hại rải rác ở giai đoạn cây trưởng thành và tăng dần về cuối vụ. Tỷ lệ khá cao ở các khu vực trồng lạc thuộc huyện Gia Lâm. Bệnh gây hại nặng ở giai đoạn cây ra hoa và quả non.

Hình 4.1. Bào tử nấm Cercospora arachidicola

Nguồn: Nguyễn Văn Viên

Hình 4.2. Triệu chứng bệnh đốm nâu Cercospora arachidicola

* Bệnh đốm đen Cercospora personata

Bệnh phát sinh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao tương tự như bệnh đốm nâu, tuy nhiên thời gian xuất hiện muộn hơn so với bệnh đốm nâu (5-7 ngày), vào giai đoạn lạc đã ra hoa rộ. Bệnh đốm đen cũng hại chủ yếu ở phần lá phía dưới trước sau đó mới lan lên các lá phía trên. Vết bệnh thể hiện rõ rệt cả hai mặt lá, có hình tròn biến động từ 1-5 mm, màu đen nâu, xung quang không có hoặc rất ít khi có quầng vàng nhỏ. Mặt dưới vết bệnh có nhiều chấm nhỏ ly ti màu đen đó chính là cụm cành bào tử phân sinh. Quan sát dưới kính hiển vi cành bào tử phân sinh đâm thẳng, màu nâu đen, phần lớn không có vách ngăn. Bào tử phân sinh hình trụ một đầu nhỏ, có 3-5 vách ngăn ngang.

Hình 4.3. Bào tử nấm Cercospora personata

Nguồn: Nguyễn Văn Viên

Hình 4.4. Triệu chứng bệnh đốm đen Cercospora personata

* Bệnh do nấm Alternaria alternata Keisler

Bệnh xuất hiện và gây hại ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng của cây, đặc biệt thời kỳ cây trưởng thành, lá cây bị bệnh có các vết đốm hình tròn, có các vòng đồng tâm, màu nâu nhạt đến nâu sẫm, vết bệnh lớn dần, nối với nhau tạo thành các vết bệnh không hình, khi gặp thời tiết ẩm ướt, trên bề mặt vết bệnh có lớp nấm màu đen, bệnh gây hại trên diện rộng và nặng có thể làm giảm năng suất.

Hình 4.5. Bào tử nấm Alternaria alternata Keisler

Nguồn: Nguyễn Văn Viên

Hình 4.6. Triệu chứng bệnh do nấm Alternaria alternata Keisler

* Bệnh gỉ sắt Puccinia arachidis Speg

-Triệu chứng bệnh:

Bệnh gỉ sắt là một bệnh hại lá nguy hiểm và phổ biến ở nhiều nước trồng lạc trên thế giới. Bệnh do nấm Puccinia arachidis gây ra. Bệnh có thể gây thiệt hại đến 50% năng suất, khi có sự kết hợp gây hại của bệnh đốm đen thì thiệt hại về năng suất có thể lên đến 70%, có khi mất trắng (Kokalis N. et al, 1997) .

Bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Mặt dưới của lá bị bệnh có nhiều chấm nhỏ lấm tấm, màu vàng cam, nhô lên khỏi mặt lá, mới xuất hiện phân bố không đều về sau phân bố khá đều, quan sát thấy như bụi gỉ sắt. Các vết bệnh về sau to dần tạo ra các ổ nổi (đường kính khoảng 1 mm), tế bào biểu bì nứt vỡ chứa một khối bột nâu đỏ hoặc vàng vạch non, đó là giai đoạn hình thành ổ bào tử hạ. Quan sát trên kính hiển vi bào tử hạ có dạng đơn bào (một tế bào) hình cầu hoặc hình bầu dục, có màu vàng nhạt, có nhiều gai nhỏ trên màng tế bào. Đến cuối giai đoạn sinh trưởng của cây lạc trên lá bệnh có xuất hiện một số vết bệnh là những ổ nổi màu đen, đó là giai đoạn hình thành các ổ bào tử đông. Vết bệnh thường dày đặc trên phiến lá là cho lá dễ bị khô cháy. Quan sát trên kính hiển vi, bào tử đông có dạng đa bào (2 tế bào), thon dài, vỏ dày trơn bóng và láng hoặc rất ít có gai, màu nâu sậm, gốc có cuống ngắn màu nâu.

Bệnh phát triển mạnh và gây hại nặng vào cuối giai đoạn sinh trưởng của cây lạc (từ khi hình thành quả đến quả vào chắc và thu hoạch). Bệnh xuất hiện sớm có thể làm cây vàng lá, lá rụng sớm và cây có thể bị chết khi quả còn non.

Hình 4.7. Bào tử nấm Puccinia arachidis Speg

Hình 4.8. Triệu chứng bệnh gỉ sắt Puccinia arachidis Speg

Nguồn: Phan Thị Tuyết Thanh *Bnh cháy lá Pestalotiopsis sp.

Xuất hiện từ giai đoạn trưởng thành đến thu hoạch, tại các địa điểm điều tra chúng tôi thấy bệnh ở mức độ nhẹ. Trên lá các vết bệnh dạng tròn nâu đậm có viền vàng nhạt xuất hiện, vết bệnh lan rộng và kết lại với nhau gây chết hoại, đặc biệt là vùng bìa lá.

Lá bệnh được để ẩm trong phòng thí nghiệm, sau đó soi dưới kính hiển vi thấy ở tâm vết bệnh có nhiều quả thể nhỏ dạng cầu mầu đen, bào tử phân sinh hình thuyền có 5 vách ngăn ngang, cả 2 đầu bào tử đều có từ 1-3 lông roi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số bệnh chính do nấm hại lá lạc tại huyện gia lâm, hà nội năm 2015 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)