3.5.1.1. Phương pháp điều tra thành phần một số bệnh chính do nấm hại lá lạc
•Tiến hành điều tra trên các giống lạc L14, L18, MD7 là những giống chủ yếu của huyện Gia Lâm. Để xác định thành phần và mức độ phổ biến của bệnh do nấm hại lá lạc tôi tiến hành điều tra theo phương pháp điều tra theo quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng QCVN 01- 38:2010/BNNPTNT. Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 1 hàng cây. Mỗi điểm điều tra ngẫu nhiên 10 kép trên ba tầng.
•Đối với bệnh đốm nâu, đốm vòng, gỉ sắt, đốm đen, đếm tổng số lá bị bệnh sau đó tính tỉ lệ bệnh (%) và đánh giá mức độ phổ biến của bệnh.
+ : tỉ lệ bệnh <10%. ++ : tỉ lệ bệnh: 10-25%. +++: tỉ lệ bệnh >25%. * Đối với bệnh hại lá:
Điều tra định kỳ 7 ngày một lần theo 10 điểm ngẫu nhiên của khu vực điều tra, điểm điều tra là cố định, mỗi điểm điều tra 10 lá, đếm tổng số lá bị bệnh trong tổng số lá điều tra và tính tỷ lệ bệnh (%), phân cấp bệnh theo thang 9 cấp để tính chỉ số bệnh (%). Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại. Cấp 3: 1 đến 5% diện tích lá bị hại. Cấp 5: > 5 đến 25% diện tích lá bị hại. Cấp 7: > 25 đến 50% diện tích lá bị hại. Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại.
Tiến hành điều tra bệnh của lạc trồng ở địa thế đất khác nhau: Điều tra trên
chân đất phù sa ngoài đê, đất thịt trong đê và đất pha cát trong đê. Điều tra định kỳ theo thời gian sinh trưởng của cây lạc
3.5.1.2. Phương pháp chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán bệnh ngoài đồng ruộng: Dựa vào triệu chứng biểu hiện bệnh bên ngoài điển hình.
Chẩn đoán bệnh trong phòng: Tiến hành thu thập mẫu bệnh - phân lập, nuôi cấy trong phòng thí nghiệm - Kiểm tra bằng kính hiển vi - Phân loại theo các tài liệu giám định bệnh. Compendium of peanut diseases (1990) của hội bệnh cây Hoa Kỳ.
3.5.1.3. Điều tra diễn biến bệnh đốm nâu, đốm đen, gỉ sắt trên một số giống lạc trồng phổ biến tại Gia Lâm, Hà Nội
3.5.1.4. Điều tra ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật, sinh thái đến diễn biến bệnh đốm nâu, đốm đen trên lạc vụ xuân 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội
Điều tra ảnh hưởng của giống lạc đến diễn biến bệnh đốm nâu, đốm đen,
- Để đánh giá ảnh hưởng của giống đến bệnh, chúng tôi bố trí trên giống L14, MD7 và L18 là những giống trồng chủ lực tại huyện Gia Lâm, Hà Nội.
- Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%) và CSB (%)
Điều tra ảnh hưởng của đất đai khác nhau đến diễn biến bệnh đốm nâu, đốm đen, gỉ sắt
- Tiến hành điều tra diễn biến bệnh đốm nâu, đốm đen, gỉ sắt hại giống lạc L14 vụ xuân 2015 tại xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội trên các chân đất phù sa ngoài đê, đất thịt trong đê và đất pha cát trong đê.
- Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%) và CSB (%)
Điều tra ảnh hưởng ảnh hưởng của mức độ bón vôi khác nhau đến diễn biến bệnh đốm nâu, đốm đen, gỉ sắt hại giống lạc L14 vụ xuân 2015 tại xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
- Thí nghiệm bố trí trên diện hẹp, được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB) theo giáo trình phương pháp thí nghiệm của Nguyển Thị Lan.
- Diện tích ô thí nghiệm: 25 m2, số lần nhắc lại: 3. Sử dụng giống L14 để thí nghiệm.
- Mật độ trồng trung bình 35 cây/m2.
- Bố trí 04 công thức, trong đó 03 công thức bón ở mức độ bón vôi khác nhau và 01 công thức đối chứng, cụ thể:
- Công thức (CT1): bón 278 kg vôi bột/ha (10 kg/1 sào bắc bộ) - Công thức (CT2): bón 417 kg vôi bột/ha (15 kg/1 sào bắc bộ) - Công thức (CT3): bón 556 kg vôi bột/ha (20 kg/1 sào bắc bộ) - Đối chứng: không bón vôi.
Vôi bột dùng trong thí nghiệm ở dạng bột đóng bao 25kg.
Bón lần 1: Bón lót 50 % lượng vôi ở các công thức khi bừa lần cuối, rải đều trên ruộng.
Bón lần 2: Bón thúc lượng vôi còn lại vào thời kỳ cây ra hoa rộ, bón vãi lên trên bề mặt lá.
Sử dụng liều lượng phân bón (32 kg N + 60 kg P205 + 80 kg K20 + 8 tấn phân chuồng)/1 ha, được bón đồng nhất ở tất cả công thức trong thí nghiệm.
Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%).
3.5.1.5. Khảo sát hiệu lực một số loại thuốc hóa học đối với bệnh đốm nâu, đốm đen, gỉ sắt trên lạc ngoài đồng ruộng
- Sử dụng 4 loại thuốc: Vicarben 50 WP 0,1%, Amistar top 325SC 0,15%, Topsin M 70 WP 0,1%, Anvil 5SC 0,2%.
- Thí nghiệm bố trí trên diện hẹp, được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB) theo giáo trình phương pháp thí nghiệm của Nguyển Thị Lan.
- Diện tích ô thí nghiệm: 25 m2, số lần nhắc lại: 3. Sử dụng giống L14 để thí nghiệm.
- Mật độ trồng trung bình 35 cây/m2 .
- Theo dõi khi bệnh xuất hiện, điều tra tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh trước khi phun 01 ngày, sau đó phun thuốc tiếp tục điều tra sau phun 05 ngày, 10 ngày và 15 ngày.
- Pha và phun tính tính lượng thuốc tương ứng tỷ lệ % tương ứng pha với 1,5 lít nước phun cho một ô 25 m2, tương đương 600 lít thuốc nước cho 01 ha.
- Phương pháp điều tra: Mỗi công thức thí nghiệm là một ô, trên mỗi ô điều tra theo 10 điểm ngẫu nhiên trên đường chéo góc, Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 1 hàng cây. Mỗi điểm điều tra 10 lá kép trên 3 tầng; đếm số lá bị bệnh, phân cấp lá bệnh và tính chỉ số bệnh.
- Tiến hành thí nghiệm: Nghiên cứu một số loại thuốc trừ bệnh đốm nâu và đốm đen hại lạc L14 vụ xuân 2015 tại xã xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
- Bố trí 05 công thức, trong đó 04 công thức phun các loại thuốc và nồng độ khác nhau, 01 công thức đối chứng (không phun thuốc), cụ thể:
Công thức 1: Vicarben 50 WP (hoạt chất: Carbendazim) nồng độ 0,1% Công thức 2: Amistar top 325SC (hoạt chất: Azoxystrobin) nồng độ 0,15% Công thức 3: Topsin M 70 WP (hoạt chất: Thiophanate methyl), nồng độ 0,1%. Công thức 4: Anvil 5SC (hoạt chất: Hexaconazole) nồng độ 0,2% Công thức 5: Đ/C (phun bằng nước lã)
Chỉ tiêu theo dõi: tính tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh, hiệu lực phòng trừ từ đó xác định loại thuốc hóa học trừ nhóm bệnh nấm hại lá có hiệu quả.
Lượng nước sử dụng trong các thí nghiệm trên 400 lít/ha.