bắt đầu ngay từ hơm nay.
2 Phân tích bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh.*Mở bài: *Mở bài:
- Khái quát vài nét tiêu biểu về cuộc đời và tài năng của chủ tịch Hồ Chí Minh
- Khái quát về bài thơ “Đi đường”: khắc họa chân thực những gian khổ mà người tù gặp phải, đồng thời thể hiện thể hiện chân dung tinh thần người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh, nói lên ý nghĩa triết lí cao cả.
*Thân bài: Câu 1
- “Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan”: Có đi đường mới biết đường khó đi: Đây không phải sự miêu tả con đường đơn thuần mà nhằm gợi lên những suy ngẫm sâu sắc
- Điệp từ “tẩu lộ” nhấn mạnh việc đi đường rất gian khổ, chỉ có người từng trải mới cảm nhận được hết sự vất vả đó
⇒ Đó chính là ẩn dụ chỉ con đường Cách mạng, con đường đầy gian nan thử thách
Câu 2
- Câu thơ khắc họa rõ nét những khó khăn gian khổ, những chơng gai mà người tù phải trải qua “trùng san chi ngoại hựu trùng san”
khác, khó khăn khơng giảm, khơng ngớt
- “hựu trùng san”: khẳng định khó khăn khơng những khơng giảm đi mà cịn có sự tăng cấp
⇒ Điệp từ “trùng san” cộng thêm từ “hựu” càng làm tăng thêm sự gian truân, khó nhọc, hiện lên trước mắt người đọc những ngọn núi cao trọc trời
Câu 3
- “Trùng san đăng đáo cao phong hậu”: Diễn tả hoàn cảnh vượt mọi hồn cảnh khó khăn gian khổ để “lên đến tận cùng”: Mọi gian khổ rồi sẽ kết thúc, mọi khó khăn sẽ lùi về sau
- Thấy rõ tứ thơ cổ điển “đăng cao” cùng phong hái ung dung chiếm lĩnh cảnh vật, hịa mình vào vũ trụ bao la, rộng lớn
- Con người như sánh ngang với thiên nhiên vũ trụ, ung dung giữa trời đất, ta khơng thấy ở đó bóng dáng của một người tù đang bị giam cầm trong thực tại mà chỉ thấy một tâm hồn tự do chiếm lĩnh
⇒ Có trải qua gian khổ thì mới tới đích, càng gian khổ thì càng gần tới đích hơn
Câu 4
- “Vạn lí dư đồ cố miện gian”: Lúc này người đi đường như một du khách ung dung say sưa ngắm nhìn lại khung cảnh thiên nhiên bao la, ngắm lại những gì mình đã trải qua => Con người làm chủ thiên nhiên, đất trời
⇒ Từ việc đi đường, bài thơ mang đến một chân lí đường đời đó là vượt qua được gian lao sẽ đi được tới thành công
*Kết bài
- Khái quát những nét chủ yếu về giá trị nội dung và nghệ thuật làm nên thành công của văn bản
- Tài năng và khí chất của chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng là tấm gương cho thế hệ trẻ học tập và noi theo.
ĐỀ 12:
PHẦN 1: ĐỌC - HIỀU VĂN BẢN
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khoẻ và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì ta phải theo ơng chủ ra đồng. Ta khơng muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng mà ta đang có, ta sẽ cứ ở khuất trong kho lúa thơi". Cịn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ơng chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mịn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004) 1. Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
2. Hạt lúa thứ nhất khiến em liên tưởng đến những người có cách sống như thế nào?
3. Văn bản trên gợi cho ta bài học gì?
4. Viết bài văn nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của cấu văn: "Hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt".
PHẦN 2: TẬP LÀM VĂN
“Văn học và tình thương có mối liên hệ qua lại rất mật thiết. Văn học bồi đắp tình thương và tình thương trở thành nguồn gốc, động lực của văn học.”
Hãy viết một bài văn nghị luận có kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên
---------------------------HẾT---------------------------
GỢI ÝI. Đọc – hiểu I. Đọc – hiểu 1
Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: tự sự, miêu tả, nghị luận.
2
Hạt lúa thứ nhất khiến em liên tưởng đến những người có cách sống như thế nào?
Hạt lúa thứ nhất khiến ta liên tưởng đến những người có lối sống ích kỉ, an phận, khơng phấn đấu, ngại khó khăn, gian khổ.
3
Văn bản trên gợi cho ta bài học gì?
- Sống phải có trách nhiệm, khơng thể giữ cho mình một vỏ bọc khép kín. - Phải biết vươn lên chấp nhận thử thách, khó khăn để làm mới mình và đóng góp cho đời.
4
Viết bài văn nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của cấu văn: "Hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt".