Công Thương Việt Nam
Với yếu tố sống còn của việc hiện đại hoá hệ thống CNTT để xây dựng hệ thống Ngân hàng hiện đại đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trong nước cũng như trong khu vực, Ban Lãnh Đạo Vietinbank đã rất quan tâm, sát sao chỉ đạo Trung tâm CNTT nỗ lực đẩy mạnh, triển khai thành công các dự án chiến lược CNTT nói chung và các dự án CNTT nói riêng. Với sự quan tâm của Ban Lãnh Đạo cùng với những nỗ lực của các thành viên phòng Quản Lý Dự Án, Vietinbank đã xây dựng và ban hành được một bộ quy trình Quản Lý Dự Án với tương đối đầy đủ các lĩnh vực của Quản Lý Dự Án làm cơ sở tham chiếu cho việc quản lý, triển khai, thực hiện tất cả các dự án CNTT tại ngân
96
hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Các bộ quy trình trên phù hợp với lý thuyết về quản lý dự án CNTT.
Về sự tuân thủ các quy trình trong kế hoạch dự án: 16/16 dự án chiến lược CNTT có đầy đủ kế hoạch dự án hoàn chỉnh và đều nằm trong tổng thể chiến lược về CNTT của Vietinbank. 16/16 dự án đều có nhóm quản lý dự án chuyên trách nên lịch trình của dự án được theo dõi giám sát đầy đủ và được báo cáo thông suốt cho Ban dự án. Về cơ bản kế hoạch dự án được lập một cách đầy đủ với lộ trình trọng yếu và các mốc quan trọng. Tuy nhiên ở một số dự án như kho dữ liệu doanh nghiệp, hệ thống thông tin quản lý, … các mốc thời gian chưa được tuân thủ đầy đủ do còn phụ thuộc vào các dự án cùng triển khai song song như dự án ngân hàng lõi.
Về việc hoàn thành các mục tiêu của dự án, 12/12 dự án triển khai thành công đều thông báo hoàn thành các mục tiêu về thời gian đề ra ban đầu trong đó có 2 dự án là dự án ngân quỹ và dự án quản lý rủi ro tín dụng hoàn thành vượt tiến độ. Ở thời điểm triển khai, 12/12 dự án đều báo cáo hoàn thành mục tiêu chất lượng của dự án.
Về hiệu quả sử dụng nguồn lực của dự án, với những dự án với quy mô lớn như dự án ngân hàng lõi có 384 thành viên, dự án kho dữ liệu doanh nghiệp 122 thành viên … đã được quyền tự chủ về việc đánh giá các cán bộ trưng tập 100%, điều này sẽ khuyến khích động viên tinh thần làm việc của các cán bộ tham gia dự án. Tuy nhiên ở Vietinbank hiện tại cũng chưa có cơ chế cụ thể để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của dự án cũng như sự phối hợp giữa các bộ phận trong nội bộ dự án.
Về chi phí thực hiện dự án, 12/12 dự án đã triển khai không bị vượt chi phí so với các phần công việc theo kế hoạch, tuy nhiên do có sự thay đổi trong phạm vi dự án mà một số dự án vẫn phải trình phê duyệt của ban lãnh đạo Vietinbank để cấp thêm chi phí để hoàn thành.
97
Về sự hài lòng của khách hàng, do các dự án dùng để phục vụ nghiệp vụ ngân hàng nên chỉ xét các dự án đã triển khai với đối tượng khách hàng chính là nghiệp vụ, một số dự án sau khi triển khai thành công nhận được sự hài lòng lớn từ nghiệp vụ như dự án Ngân quỹ, dự án khởi tạo khoản vay, một số dự án vấp phải sự phản hồi tiêu cực từ phía nghiệp vụ như dự án MIS (tốc độ hiển thị báo cáo bị chậm, thời gian lưu trữ ngắn và không đồng đều), tuy nhiên các đánh giá trên hoàn toàn chỉ mang tính chất định tính vì Vietinbank hiện tại chưa có kênh tiếp nhận phản hồi cụ thể từ nghiệp vụ để có thể nắm được phản hồi của nghiệp vụ và có các điều chỉnh phù hợp.
Tóm lại trong quá trình thực tiễn triển khai các dự án CNTT ở Vietinbank, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được,vẫn còn những tồn tại, hạn chế do tác động của những yếu tố chủ quan và khách quan. Để khắc phục được được những tồn tại, hạn chế này cũng như tiếp tục phát huy những mặt tích cực đã đạt được đòi hỏi nỗ lực rất lớn của từng cán bộ Vietinbank cũng như những những giải pháp, định hướng do Ban Lãnh Đạo Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đề ra.
98
CHƢƠNG 4: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
4.1. Định hƣớng phát triển công nghệ thông tincủa ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam