Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2018, 2019 và 2020, để đạt được các kết quả như trên Vietcombank đã thực hiện một số biện pháp sau để gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng:
- Rà soát lại và điều chỉnh biểu phí dịch vụ phù hợp: Vietcombank đã rà soát các biểu phí; xây dựng cơ chế thẩm quyền ưu đãi phí căn cứ theo phân khúc, phân hạng khách hàng, cụ thể Vietcombank đã đưa ra 4 gói tài khoản bao gồm VCB Eco, VCB Plus, VCB Pro, VCB Advanced, mỗi gói tài khoản có một mức phí trọn gói hàng tháng khác nhau và điều kiện áp dụng khác nhau, mức phí trọn gói càng cao sẽ được càng nhiều ưu đãi phí. Việc rà soát các SPDV giúp NHTM kịp thời điều chỉnh những chính sách phí sản phẩm không còn cạnh tranh và phát hiện ra những SPDV đang cung cấp dưới giá.
- Phát triển và mở rộng kênh phân phối SPDV: Vietcombank rất tích cực trong việc gia tăng hợp tác với các đối tác, phát triển tiện ích, tích hợp các kênh bán, mở rộng kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ về thanh toán hóa đơn, thanh toán QR Code. Vietcombank là ngân hàng đầu tiên kết nối thành công với cổng dịch vụ công quốc gia và triển khai thanh toán Bảo hiểm xã hội qua cổng dịch vụ công quốc gia. Vietcombank cũng đã triển khai thành công 5 sản phẩm chính, 7 sản phẩm bổ trợ bảo hiểm theo hợp đồng phân phối sản phẩm bảo hiểm với FWD và hoàn thành mục tiêu thu phí up-front theo lộ trình.
- Phát triển, nâng cao chất lượng đồng thời đa dạng hóa danh mục SPDV: Vietcombank đã phát triển nền tảng Omni Banking, triển khai thành công dịch vụ Ngân hàng sổ Vietcombank Digibank trên cở sờ hợp nhất các nền tảng giao dịch trực tuyến Internet Banking và Mobile Banking trước đây của ngân hàng, phát triển và nâng cấp nhiều giải pháp dịch vụ thanh toán cũng như đẩy mạnh triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ thanh toán thu chi hộ. Vietcombank là ngân hàng tiên phong chuyển đổi nâng cấp thẻ chip EMV Contactless, cung cấp dịch vụ rút tiền tại ATM bàng mã QR code. Năm 2020, Ngân hàng này đã thực hiện tái cấp chửng chỉ IS027001 trên toàn hệ thống; tiến hành rà soát và sửa đổi cập nhật các quy chế về bảo mật an toàn thông tin.
1.3.2. Kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Quân đội
MB Bank mặc dù không có quy mô lớn như Vietcombank nhưng cũng được đánh giá là một trong những ngân hàng có sự phát triển mạnh mẽ về các SPDV phi tín dụng trong những năm qua, thể hiện qua các con số sau:
Bảng 1.2. Kết quả thu từ dịch vụ phi tín dụng của MBBank giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Thu từ dịch vụ phi tín dụng 2.549 3.588 4.262
Tỷ lệ tăng trưởng 79,49% 40,75% 18,78%
Tỷ trọng thu từ dịch vụ phi tín dụng trên 9,44% 10,54% 11,62% tổng thu nhập
(Nguồn: MBBank, 2018, 2019, 2020)
Nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của MB Bank luôn tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2018-2020. Nguồn thu này tăng theo từng năm với mức trưởng lần lượt là 40,75% và 18,78% vào các năm 2019, 2020, mức tăng trưởng này là tương đối ấn tượng và thậm chí còn cao hơn Vietcombank. Tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng trên tổng thu nhập của ngân hàng cũng tăng ổn định trong giai đoạn 2018- 2020, tăng từ 9,44% vào năm 2018 lên đến 11,62% vào năm 2020. Chúng ta có thể thấy MB Bank đang có những bước đi rất đứng đắn nhằm gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng mình.
1.3.2.2. Các biện pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng
Theo Báo cáo của Ban điều hành về kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2018, 2019 và 2020, các biện pháp MB Bank đã thực hiện để đạt được những kết quả như trên bao gồm:
- Phát triển và nâng cao chất lượng SPDV phi tín dụng của Ngân hàng: MB là ngân hàng đi đầu trong chuyển đổi số với 2 nền tảng số App MBBank cho KHCN và Biz MBBank cho SMEs đáp ứng giao dịch thuận tiện của khách hàng trong điều kiện xã hội giãn cách và xu hướng số hóa trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngân hàng đang tăng tốc phát triển các tính năng trên App, binh quân 2 tuân/ 1 tính năng mới và rất tích cực đầu tư, tăng năng lực hạ tầng CNTT, ngân hàng đi đầu trong ứng đụng công nghệ mới như eKYC - định đanh khách hàng online, RPA (Robotics Process Automation), Cloud - điện toán đám mây, AI - trí tuệ nhân tạo, SDDC
(Software-Defined Data Center), Bigdata... mang lại lợi thế kinh doanh và quản trị cho ngân hàng
- Phát triển và mở rộng kênh phân phối SPDV để phục vụ khách hàng: MB Bank đang triển khai dự án chuyển đổi mô hình kinh doanh sàn, chú trọng tăng trải nghiệm khách hàng và chất lượng dịch vụ qua các nền tảng số, ngân hàng đã đưa vào sử dụng gần 30 Smart Bank tại Hà Nội & Hồ Chí Minh, đầu tư thêm 100 máy nộp rút tiền (CRM), 50 máy ATM, tạo thêm nhiều kênh phục vụ cho khách hàng.
- Nâng cao năng lực nhân sự và quản trị theo hiệu suất: MB Bank tiếp tục bổ sung nhiều hình thức đãi ngộ mới hấp dẫn nhằm gia tăng mức độ gắn kết cán bộ nhân viên ừong toàn hệ thống, ứng dụng công nghệ và phương thức học tập mới trong thời đại số như Micro Learning, Edu — web, App MB Smart Learning, ứng dụng lớp học ào V-class.... MB đã đưa vào hoạt động Trung tâm LCC (học tập và sáng tạo) Miền Nam theo mô hình hoàn toàn mới và đã đưa vào hoạt động trung tâm LCC Miền Bắc vào quý II năm 2021.