Agribank là ngân hàng chuyên doanh đi đầu trong lĩnh vực đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Agribank đảm trách nhiệm vụ chính trị trọng yếu trên thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn, khẳng định vai trò chủ đạo trong đầu tư cho lĩnh vực có nhiều đóng góp tích cực đối với thành tựu đổi mới kinh tế Việt Nam, khi nước ta có tới 70% lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, và nông nghiệp đóng góp khoảng 22% GDP, chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu (Agribank, 2019). Ngoài hoạt động tín dụng truyền thống, Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng, là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thành Dự án Core Banking - hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ, Agribank là ngân hàng tiên phong trong quá trình triển khai Đề án thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, đi đầu trong đầu tư trang bị lắp đặt máy ATM (2500 ATM, nhiều nhất trong hệ thống TCTD) và hệ thống POS/EDC, cung ứng nhiều SPDV đến khách hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...
Có thể nói, Agribank là Ngân hàng thương mại quốc doanh không chỉ giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế nông nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Đến 31/12/2020, Agribank có tổng tài sản đạt hơn 1,57 triệu tỷ đồng, gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc cùng với gần 40.000 cán bộ nhân viên (Agribank, 2021). Agribank hiện cung ứng trên 200 SPDV ngân hàng tiện ích, trong đó các sản phẩm nổi bật như: Ứng dụng Agribank E-Mobile Banking; Thẻ Chip chuẩn EMV; Thanh toán thuế điện tử; Thanh toán biên mậu; Cho vay nông nghiệp, Ngân hàng tự động Agribank Autobank CDM 24/7...
Cũng giống như các NHTM khác tại Việt Nam hiện tại, nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng đóng một vai trò quan trọng đối với kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank. Hiện nay, nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng tại Agribank khá đa dạng
bao gồm thu từ dịch vụ thanh toán, (thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế), thu từ dịch vụ thẻ, thu từ dịch vụ Ngân hàng điện tử E-mobile Banking, thu từ dịch vụ ủy thác đại lý, thu từ dịch vụ ngân quỹ, thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối và thu từ một số dịch vụ phi tín dụng khác. Tuy nhiên nếu phân loại các nguồn thu phi tín dụng tại Agribank theo tiêu chí nguồn thu thì chỉ có 3 nguồn thu chính là thu từ phí dịch vụ, thu từ chênh lệch giá kinh doanh và thu từ hoa hồng. Trên thực tế, hầu hết các NHTM tại Việt Nam cũng chỉ có nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng từ 3 nguồn thu này và nguồn thu từ phí dịch vụ thường chiếm tỷ trọng cao nhất. Để người đọc có thể hiểu chi tiết được các nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank, tác giả sẽ trình bày các nguồn thu từ dịch vụ này của Agribank theo từng loại dịch vụ như sau:
a) Nguồn thu từ dịch vụ thanh toán
Nguồn thu từ dịch vụ thanh toán của Agribank là các khoản phí dịch vụ mà Agribank thu của khách hàng khi Agribank thực hiện chức năng trung gian thụ hưởng theo lệnh hoặc thỏa thuận thanh toán với khách hàng. Đây là nguồn thu thường mang về doanh thu cao nhất trong tổng thu dịch vụ năm của Agribank. Nguồn thu từ dịch vụ thanh toán sẽ được chia ra làm 2 loại là nguồn thu từ dịch thanh toán trong nước và nguồn thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế.
Nguồn thu từ dịch vụ thanh toán trong nước
Agribank cung cấp các dịch vụ thanh toán trong nước cho các đối tượng khách hàng là cá nhân và tổ chức và sẽ thu lại một khoản phí gọi là phí dịch vụ, đây là nguồn thu từ dịch vụ thanh toán trong nước của Agribank. Hiện tại, các dịch vụ thanh toán trong nước Agribank đang cung cấp cho khách hàng rất đa dạng, có thể chia thành các nhóm sau:
Nhóm SPDV chuyển tiền, thanh toán hộ: Agribank nhận sự ủy thác của khách hàng để chuyển một số tiền nhất định cho một người khác thông qua hệ thống ngân hàng. Về mặt kỹ thuật, nghiệp vụ này được thực hiện thông qua các phương tiện lưu thông như séc, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền. Nhóm dịch vụ này gồm các dịch vụ: Dịch vụ chuyển nhận tiền trong nước: dịch vụ cung ứng séc trong
nước, dịch vụ thanh toán séc trong nước, dịch vụ chuyển nhận tiền nhiều nơi (Agri- pay)
Nhóm SPDV thu hộ, chi hộ: Agribank nhận sự ủy thác của khách hàng để thu hội các khoản tiền căn cứ vào các chứng từ của khách hàng như séc, ủy nhiệm thu. Khi tiến hành nghiệp vụ này, ngoài việc thu phí của khách hàng, Agribank còn có thể huy động được một khoản tiền gửi không kỳ hạn rất lớn. Nhóm dịch vụ này bao gồm các dịch vụ: Dịch vụ thu hộ séc trong nước, dịch vụ thu ngân sách nhà nước, dịch vụ thanh toán ủy nhiệm thu qua Công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT (VNPT-EPAY)….
Ngoài việc cung ứng các nhóm SPDV, Agribank còn cung cấp các dịch vụ tiện ích đi kèm với dịch vụ thanh toán trong nước, những tiện ích này cũng đem lại một nguồn thu đáng kể cho Agribank. Đó là dịch vụ cung cấp thông tin tài khoản như: vấn tin số dư, đối chiếu, kiểm tra, in báo cáo, in lịch sử giao dịch;
Nguồn thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế
Nguồn thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế của Agribank là các khoản phí thu được khi Agribank cung cấp đến cho khách hàng các dịch vụ nhận, chi trả kiều hối; chuyển tiền đến, chuyển tiền đi, các dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán ngoại tệ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế. Đối tượng khách hàng của các dịch vụ này là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán và chuyển tiền ra ngoài nước. Dịch vụ thanh toán quốc tế của Agribank được chia thành các nhóm SPDV sau:
Nhóm SPDV chuyển tiền: Nhóm SPDV này của Agribank khá tương đồng với các NHTM khác tại Việt Nam. Hiện tại Agribank thực hiện chuyển tiền qua các tài khoản Nostro và tài khoản Vostro, điều này rút gọn đáng kể so với trước đây để tránh lãng phí vốn, tăng hiệu quả hoạt động. Đồng thời, một số SPDV mới do các ngân hàng có tài khoản Nostro chào đã được Agribank nghiên cứu và triển khai áp dụng, việc triển khai này đã làm tăng nguồn thu phí dịch vụ đáng kể cho các chi nhánh của Ngân hàng.
Nhóm SPDV nhờ thu: Agribank hiện đang phục vụ hai dịch vụ là dịch vụ Nhờ thu xuất khẩu và dịch vụ Nhờ thu nhập khẩu. Hình thức nhờ thu mà Agribank cung cấp cho khách hàng khá đa dạng để phụ vụ nhu cầu của khách hàng là nhờ thu D/A (nhờ thu trơn), nhờ thu D/P (nhờ thu kèm chứng từ) và nhờ thu D/OT (nhờ thu kèm điều kiện trao chứng từ).
Nhóm SPDV thanh toán tín dụng chứng từ (L/C): Các dịch vụ thuộc nhóm SPDV này mà Agribank cung cấp đến cho khách hàng bao gồm: dịch vụ phát hành L/C, dịch vụ thanh toán L/C, dịch vụ UPAS L/C, dịch vụ phát hành thư tín dụng dự phòng, dịch vụ thông báo L/C hoặc thông báo sửa đổi L/C, dịch vụ chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ... Agribank đều thu phí khi khách hàng sử dụng các SPDV trong nhóm SPDV này, mức phí cho nhóm SPDV thanh toán L/C thường cao hơn các nhóm SPDV trong dịch vụ thanh toán quốc tế vì nó đảm bảo tính an toàn cao hơn cho khách hàng do có sự đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng đối với bộ chứng từ hợp pháp.
b) Nguồn thu từ dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ
Doanh thu từ dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ cũng đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank do nhóm dịch vụ này thể hiện sự vượt trội về lợi thế của mạng lưới Agribank, dịch vụ thuộc nhóm này đã thể hiện những ưu thế và hiệu quả rất cao. Nhóm sản phẩm ― dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ‖ của Agribank bao gồm nhiều sản phẩm cung ứng cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp như thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, kiểm đếm, giao nhận tiền mặt với khách hàng, dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê két sắt…
c) Nguồn thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối
Dịch vụ kinh doanh ngoại hối của Agribank bao gồm dịch vụ mua bán vàng và ngoại tệ trong đó hình thức giao dịch vàng là giao dịch mua ngay tại quầy giao dịch, qua điện thoại (có ghi âm), email, fax, telex còn hình thức giao dịch ngoại tệ đa dạng hơn: giao dịch giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi. Giống như các NHTM khác tại
Việt Nam, nguồn thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối của Agribank đến từ chênh lệch giá bán ra và giá mua vào ngoại tệ hay vàng.
d) Nguồn thu từ dịch vụ thẻ
Nguồn thu từ dịch vụ thẻ của Agribank là nguồn thu từ phí phát hành thẻ, phí thường niên khách hàng phải trả hàng năm để sử dụng thẻ. Các sản phẩm thẻ của Agribank khá đa dạng, tính đến thời điểm hiện nay, Agribank đã và đang cung ứng trên thị trường 20 sản phẩm thẻ khác nhau với nhiều tiện ích, bao gồm những sản phẩm thẻ chính sau:
Thẻ ghi nợ: Bao gồm Thẻ ghi nợ nội địa và Thẻ ghi nợ quốc tế
Thẻ tín dụng: Bao gồm Thẻ tín dụng quốc tế mang thương hiệu Visa, Master Card, JCB
Thẻ trả trước: là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch trong phạm vụ giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với ố tiền mà chủ thẻ đã nạp trước cho Agribank.
Thẻ phi vật lý: là thẻ không hiện hữu bằng hình thức vật chất nhưng vẫn chứa các thông tin thẻ, được tổ chức phát hành thẻ phát hành cho các chủ thẻ để thực hiện giao dịch qua Internet, điện thoại di động hoặc các thiết bị chấp nhận thẻ điện tử khác.
Thẻ tiếp quỹ: là thẻ được Agribank phát hành cho cán bộ của Agribank sử dụng vào mục đích tiếp quỹ ATM, không sử dụng để thực hiện giao dịch, vì vậy, việc phát hành và sử dụng loại thẻ này Agribank sẽ không thu phí.
Ngoại trừ thẻ tiếp quỹ, phí phát hành và phí thường niên của các loại thẻ trên sẽ được quy định khác nhau tùy vào loại thẻ và hạng thẻ, những loại thẻ có càng nhiều tính năng ưu việt và hạng càng cao thì phí sẽ càng đắt.
e) Nguồn thu từ dịch vụ Ngân hàng điện tử (E-Banking)
Dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking) tại Agribank là dịch vụ mang lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng thông qua điện thoại di động hoặc máy tính có kết nối mạng mà không cần trực tiếp
đến ngân hàng như vấn tin tài khoản, thanh toán, chuyển tiền, nạp tiền, mua vé máy bay… Đây là tính năng rất ưu việt của dịch vụ này khi dịch vụ này được tích hợp rất nhiều dịch vụ khác của Agribank. Chính vì vậy, dịch vụ E-Banking của Agribank đang trên đà tăng trưởng nhanh chóng, ổn định, doanh thu từ dịch vụ này ngày càng lớn cơ cấu nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank. Các sản phẩm E- Banking của Agribank bao gồm 5 nhóm chính: SMS Banking, Agribank Bankplus, Agribank E-Mobile Banking, Internet Banking.
f) Nguồn thu từ dịch vụ ủy thác đại lý
Khác với nguồn thu từ các dịch vụ phi tín dụng khác của Agribank toàn bộ phí dịch vụ khách hàng trả cho ngân hàng ngân hàng đều được hưởng thì nguồn thu từ dịch vụ ủy thác đại lý ngân hàng chỉ được hưởng một phần phí khách hàng trả cho dịch vụ gọi là phí hoa hồng, phần còn lại Agribank phải trả cho bên liên kết (bên ủy thác đại lý). Các SPDV ủy thác đại lý của Agribank là dịch vụ đại lý bảo hiểm (bancassurance) và dịch vụ đại lý chi trả kiều hối:
Các sản phẩm bảo hiểm được công ty bảo hiểm xây dựng và phát triển bao gồm một số sản phẩm chính: bảo hiểm bảo an tín dụng, bảo hiểm cho chủ thẻ quốc tế, bảo hiểm cho chủ thẻ ghi nợ nội địa… Hiện tại, các công ty bảo hiểm là đối tác của Agribank khá đa dạng như Prudential, Dai-ichi Life, Chubb Việt Nam, Hanwha Life nhưng chủ yếu Agribank vẫn làm đại lý cho Công ty con của mình là ABIC.
Các sản phẩm chi trả kiều hối của Agribank đến từ nhiều thị trường trên thế giới bao gồm: dịch vụ chi trả Western Union theo hợp đồng đại lý giữa Agribank và Western Union, Dịch vụ chi trả kiều hối từ thị trường Đài Loan theo thỏa thuận nguyên tắc giữa Agribank và các đối tác như Ngân hàng Bank of New Mellon Taipei, CTBC Bank và Sino Pac, Dịch vụ chi trả kiều hối từ Kookmin Bank, NongHyup Bank từ thị trường Hàn Quốc. Ngoài ra Agribank còn cung cấp dịch vụ Nhận tiền kiều hối qua hệ thống Swift.
Nguồn thu từ chủ yếu là nguồn Vietnam Airlines.
dịch vụ phi tín dụng khác của Agribank cũng khá đa dạng nhưng thu từ dịch vụ tư vấn và dịch vụ thu hộ tiền bán vé máy bay