Bảng 2.9. Kết quả thu từ dịch vụ phi tín dụng phân theo khu vực của Agribank giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
STT Khu vực Doanh Tỷ Doanh Tăng Tỷ Doanh Tăng Tỷ
thu trọng thu trƣởng trọng thu trƣởng trọng
Khu vực 1 miền núi 267 4,96% 308 15,3% 4,60% 348 13% 4,90% cao Biên giới Khu vực 6,66% 6,47% 6,88% 2 Trung du 358 433 20,9% 489 12,9% Bắc bộ 3 Khu vực 853 15,86% 1.086 27,3% 16,22% 985 -9,3% 13,86% Hà Nội Khu vực 4 Đồng bằng 551 10,25% 642 16,6% 9,59% 735 14,5% 10,34% Sông Hồng 5 Khu vực 514 9,56% 606 17,9% 9,05% 685 12,9% 9,64% Khu 4 cũ Khu vực 6 duyên hải 381 7,08% 442 16,2% 6,60% 462 4,4% 6,50% Miền Trung Khu vực 5,67% 5,35% 5,39% 7 Tây 305 358 17,3% 383 7% Nguyên 8 Khu vực 599 11,14% 640 6,9% 9,56% 650 1,5% 9,14% TP HCM Khu vực 7,25% 6,68% 7,29% 9 Đông Nam 390 447 14,7% 518 16% Bộ Khu vực 8,59% 8,33% 9,17% 10 Tây Nam 462 558 20,7% 652 16,7% Bộ
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
STT Khu vực Doanh Tỷ Doanh Tăng Tỷ Doanh Tăng Tỷ
thu trọng thu trƣởng trọng thu trƣởng trọng
11 Trụ sở 698 12,98% 1.175 68,34% 17,55% 1.202 2,30% 16,91% chính
Tổng 5.378 6.695 24,5% 7.109 6,2%
(Nguồn: Agribank, 2018, 2019, 2020)
Mạng lưới hệ thống các chi nhánh của Agribank được chia ra làm 10 khu vực trên toàn quốc cùng với Trụ sở chính là đơn vị đặc thù sẽ được coi là một khu vực riêng biệt.
Trong giai đoạn 2018-2020, các khu vực có doanh thu từ dịch vụ phi tín dụng lớn nhất là Trụ sở chính, Khu vực Hà Nội, khu vực Đồng bằng sông Hồng, khu vực TP HCM. Trong đó nếu chỉ tính các khu vực của chi nhánh Agribank thì khu vực Hà Nội luôn dẫn đầu về doanh thu dịch vụ phi tín dụng từ năm 2018 đến năm 2020 lần lượt là 853 tỷ đồng, 1.086 tỷ đồng và 985 tỷ đồng. Khu vực TP HCM đứng thứ 2 vào năm 2018 với doanh thu 599 tỷ đồng nhưng đã bị Khu vực Đồng bằng sông Hồng vượt qua để chiếm vị trí này vào năm 2019 và 2020. Dễ nhận thấy đây là các khu vực đồng bằng có điều kiện kinh doanh thuận lợi, ít bị thiên tai lũ lụt, khu vực thành phố lớn của đất nước, dân trí cao, nhu cầu và mức độ sử dụng các SPDV phi tín dụng cũng cao hơn các khu vực khác. Hai khu vực khác có thu từ dịch vụ phi tín dụng cũng khá cao, đạt mức tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2018-2020 là Khu vực Khu 4 cũ và Khu vực Tây Nam Bộ, thậm chí vào năm 2020, doanh thu từ dịch vụ phi tín dụng của 2 khu vực này đã vượt cả Khu vực TP HCM lần lượt là 685 tỷ đồng và 652 tỷ đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2020, 2 khu vực này chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 ít hơn các khu vực còn lại. Hai khu vực có thu từ dịch vụ phi tín dụng thấp nhất của Agribank là Khu vực miền núi cao biên giới và Khu vực Tây Nguyên. Mỗi năm doanh thu từ dịch vụ phi tín dụng của mỗi khu vực chỉ chiếm khoảng 5% tổng thu từ dịch vụ này của Agribank. Năm 2020, doanh thu từ dịch vụ phi tín dụng của 2 khu vực này đều chưa đến 400 tỷ đồng, có thể thấy 2 khu vực này có địa thế chủ yếu là núi cao hiểm trở, mạng lưới hệ thống của Agribank khó tiếp cận được những khu vực này do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn,
nhu cầu sử dụng các dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng lại không cao vì vậy, thu dịch vụ phi tín dụng tại 2 khu vực này còn thấp.
Về mức tăng trưởng nguồn thu dịch vụ phi tín dụng tại các khu vực: Năm 2019, 11 khu vực của Agribank đều có mức tăng trưởng thu dịch vụ phi tín dụng ở mức tương đối cao và khá tương đồng, ngoại trừ khu vực TP HCM có mức tăng trưởng dưới 10% thì 10 khu vực còn lại đều có mức tăng trưởng trên 10% đặc biệt Trụ sở chính có mức tăng trưởng là 68,34% và đạt 1.175 tỷ đồng. Có 6 khu vực có mức tăng trưởng khá tương đồng nhau là Khu vực Miền núi cao biên giới, Khu vực đồng bằng Sông Hồng, Khu vực Khu 4 cũ, Khu vực duyên hải Miền Trung, Khu vực Tây Nguyên và Khu vực Đông Nam Bộ, mức tăng trưởng trên dưới 15%. Hai khu vực Tây Nam Bộ và Trung du Bắc Bộ có mức tăng trưởng khoảng 20%. Khu vực Hà Nội là khu vực của các chi nhánh có mức tăng trưởng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng cao nhất với 27,3%, đồng thời cũng có mức thu số tuyệt đối cao nhất là 1.086 tỷ đồng.
Năm 2020, mức tăng trưởng thu dịch vụ phi tín dụng của 11 khu vực là có sự chênh lệch hơn so với năm 2019. Khu vực Hà Nội sau 1 năm có sự tăng trưởng tốt thì năm 2020 lại là khu vực duy nhất có tăng trưởng thu phí dịch vụ âm với mức tăng trưởng là -9,3%, tiếp theo là khu vực TP HCM mức tăng trưởng đạt 1,5%. Trụ sở chính cũng có mức tăng trưởng doanh thu dịch vụ phi tín dụng giảm mảnh khi chỉ đạt tăng trưởng 2,3%. Chúng ta có thể thấy trong năm 2020, thu dịch vụ phi tín dụng tại các khu vực thành phố lớn của Agribank đang gặp một số khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác. Có 6 khu vực vẫn đạt được mức tăng trưởng tương đồng so với năm 2019, khoảng trên dưới 5% là Khu vực miền núi cao biên giới, Khu vực Trung du Bắc Bộ, Khu vực Đồng bằng Sông Hồng, Khu vực Khu 4 cũ, Khu vực Đông Nam Bộ và Khu vực Tây Nam Bộ. Hai khu vực có mức tăng trưởng cũng giảm mạnh là Khu vực duyên hải Miền trung và khu vực Tây Nguyên, mức tăng trưởng lần lượt là 4,4% và 7%. Điều này là do trong năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng tới mảng kinh doanh du lịch và buôn bán nông sản là 2 mảng kinh doanh lớn của 2 khu vực
này khiến cho hoạt động dịch vụ mà ngân hàng cung cấp tới cho doanh nghiệp và cá nhân bị giảm mạnh về quy mô.
Về tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng theo các khu vực: Tỷ trọng của các khu vực qua các năm không có sự biến động mạnh, chủ yếu chỉ dao động trên dưới 0,5%. Các khu vực có sự biến động mạnh nhất là Khu vực Hà Nội, Khu vực TP HCM, Trụ sở chính. Tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Khu vực Hà Nội vào năm 2018 là 15,86%, tăng nhẹ lên 16,22% vào năm 2019 nhưng lại bất ngờ có sự giảm mạnh vào năm 2020 chỉ còn 13,86%. Khu vực TP HCM lại có tỷ trọng này sụt giảm trong giai đoạn 2018-2020 từ 11,14% năm 2018 còn 9,14% năm 2020. Điều này là do trong những năm vừa qua, khu vực TP HCM đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các NHTM khác, một số chi nhánh tại TP HCM trong năm 2020 có chỉ tiêu thu dịch vụ phi tín dụng rất thấp, chưa đến 10 tỷ đồng như Chi nhánh Quận 1, Chi nhánh 8, Chi nhánh 7… Mặc dù có tỷ trọng nguồn thu phi tín dụng bị giảm vào năm 2020, 2 khu vực này vẫn nằm trong nhóm những khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu phi tín dụng của Agribank. Ngoài các khu vực trên, Các khu vực có tỷ trọng nguồn thu tương đối tốt trong giai đoạn 2018-2020 là Khu vực Đồng bằng sông Hồng, Khu vực Khu 4 cũ và Khu vực Tây Nam Bộ với tỷ trọng hàng năm khoảng 9%-10%. Đứng cuối cùng về tỷ trọng thu dịch vụ phi tín dụng là Khu vực miền núi cao biên giới và Khu vực Tây Nguyên với chỉ 4%-5% mỗi năm. Tỷ trọng doanh thu dịch vụ phi tín dụng của từng khu vực cũng khá tương đồng với doanh thu mà các khu vực đạt được.
Để đạt được kết quả nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng theo vùng miền như trên thì Agribank đã thực hiện một số biện pháp để gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng theo vùng miền như sau:
Thứ nhất, tích cực mở rộng kênh phân phối: Agribank đã tích cực tìm hiểu và mở rộng kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng: Đối với kênh truyền thống, Agribank nỗ lực đẩy mạnh tiêu chuẩn hóa điểm giao dịch để đảm bảo khách hàng văn minh, tiện lợi, đồng thời chú trọng đổi mới phong cách, thái độ phục vụ chuyên nghiệp để thu hút khách hàng. Các kênh phân phối thẻ, Mobile Banking, Internet Banking đang hoạt động ổn định với chức năng và mục đích sử dụng ngày càng
được mở rộng, tương tự như tại quầy (giao dịch gửi tiền, thanh toán tiền điện, nước, viễn thông, học phí, chuyển khoản ...). Triển khai kết nối với khách hàng để thu thập và quản lý dòng tiền của khách hàng thông qua kênh phân phối kết nối thanh toán với khách hàng (CMS) ... Kênh phân phối ngân hàng lưu động, năm 2020 Agribank đã thực hiện 68 điểm giao dịch lưu động tại 66 chi nhánh, 441 xã, tiếp cận tới 1,27 triệu khách hàng (tăng gần gấp 2 lần so với năm trước), tổ chức thành công 13.248 phiên giao dịch (trong đó giải ngân được 4.838 tỷ đồng; thu nợ 5.222 tỷ đồng; huy động vốn 2.686 tỷ đồng...). Một số khâu phân phối của SPDV được thực hiện thông qua kênh phân phối của các đại lý và chi nhánh, kết hợp với mô hình nhóm liên kết điểm giao dịch lưu động. Agribank đã thiết lập quan hệ đại lý với 668 ngân hàng tại 82 quốc gia và khu vực thông qua các kênh phân phối của các ngân hàng đại lý.
Thứ hai, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ về SPDV phi tín dụng: Hàng năm, Agribank đã xây dựng kế hoạch chương trình đào tạo tập huấn các SPDV, tổ chức tập huấn nhiều chuyên đề liên quan đến SPDV toàn hệ thống đã tổ chức đào tạo về chuyên đề SPDV cho khoảng 25.990 lượt học viên, cụ thể: Năm 2020, Agribank tổ chức 04 chương trình đào tạo tập trung có nội dung đào tạo liên quan đến chuyên đề SPDV (Quản trị nhân sự, kỹ năng giao tiếp chăm sóc khách hàng, đào tạo người lao động mới tuyển dụng; Nghiệp vụ truyền thông, quảng bá thương hiệu và SPDV) với tổng số 42 lớp học cho 3.473 lượt học viên. Các đơn vị toàn hệ thống đã tổ chức tự đào tạo về lĩnh vực SPDV cho 22.517 lượt học viên. Đặc biệt trong năm 2020, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giãn cách xã hội Agribank đã triển khai nhiều chương trình đào tạo, hội thảo trực tuyến, đáp ứng nhu cầu đào tạo, tự đào tạo, trao đổi kinh nghiệm cho người lao động.
Nhìn chung với quy định, quy trình, chất lượng sản phẩm như nhau tại các chi nhánh thì những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội, nguồn nhân lực sẽ có mức tăng trưởng cũng như doanh thu về dịch vụ phi tín dụng ở mức cao do các dịch vụ phi tín dụng được xây dựng nên nhờ vào nguồn nhân lực và công nghệ nên khu vực nào có nền tảng nguồn nhân lực và công nghệ tốt thì việc tiếp cận cũng như phát triển các dịch vụ này sẽ dễ dàng hơn. Các khu
vực thành phố lớn, có điều kiện phát triển kinh tế tốt sẽ rất thuận lợi cho việc gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank. Với cơ cấu nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank phân theo khu vực hiện nay có thể thấy các khu vực đang tận dụng các nguồn lực sẵn có tương đối tốt tuy nhiên quy mô chưa tương xứng với quy mô hoạt động của Agribank. Agribank sẽ cần nỗ lực hơn trong việc nâng cao nguồn thu từ dịch vụ này.