Kinh nghiệm đổi mới các HTX chè tại Đại Từ Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu kinh tế các hợp tác xã chè trên địa bàn xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 27)

Với hơn 6.300ha, huyện Đại Từ là địa phương có diện tích chè lớn nhất tỉnh. Xác định chè là cây trồng mũi nhọn mang lại hiệu quả kinh tế cao, những năm qua, huyện đã triển khai nhiều biện pháp để nâng cao năng suất, chất lượng, quảng bá sản phẩm, từng bước nâng tầm thương hiệu chè.

Thời gian qua, huyện Đại Từ đã có nhiều chính sách khuyến khích các HTX chuyển đổi cơ cấu giống, đồng thời, thúc đẩy áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến chè. Theo đó, từ năm 2016 đến nay, ngân sách huyện đã hỗ trợ gần 16 tỷ đồng để cấp giống chè trồng mới, trồng thay thế và xây dựng các mô hình sản xuất chè VietGAP, hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật... Đến nay, tổng diện tích chè được chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP là hơn 730ha (chiếm 11,5% tổng diện tích chè toàn huyện). Huyện cũng thực hiện hỗ trợ lắp đặt hệ thống tưới chè tiết kiệm để mở rộng diện tích sản xuất chè vụ đông ở các xã. Trong 4 năm (2016-2019), huyện đã hỗ trợ đầu tư lắp đặt hệ thống tưới chè cho trên 450ha. Nhờ vậy, diện tích chè đông của huyện ngày càng tăng. Tính đến hết năm 2019, diện tích sản xuất chè vụ đông toàn huyện đạt gần 1.100ha, chiếm 17% tổng diện tích chè của huyện. Bên cạnh việc hỗ trợ nhân dân chuyển đổi cơ cấu giống, đẩy mạnh sản xuất, huyện còn chú trọng đến công tác khuyến nông và đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực trong sản xuất, chế biến chè. Từ năm 2016 đến nay, huyện đã tổ chức tập huấn trên 120 lớp cho gần 5.200 học viên.

Phát triển các HTX thông qua các kinh nghiệm như:

Từng bước hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè, công tác hỗ trợ xây dựng, phát triển làng nghề, hợp tác xã (HTX) sản xuất, chế biến trên địa bàn huyện được quan tâm. Đến nay, toàn huyện có 31 HTX và 68 THT, cùng 43 làng nghề trồng và chế biến chè. Ngoài ra, huyện đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại (Sở Công thương) hướng dẫn các

HTX đăng ký mã số doanh nghiệp, mã vạch, tham gia website chè tích hợp hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm trà Thái Nguyên…

Thường xuyên tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tham gia các hội nghị, hội chợ lớn được tổ chức trong và ngoài nước. Qua đó, các doanh nghiệp, HTX thuận lợi hơn trong việc quảng bá sản phẩm chè Đại Từ ra thế giới, như: HTX Chè La Bằng có sản phẩm được chọn làm quà tặng cho đại biểu tham dự Hội nghị APEC, Công ty cổ phần chè Hà Thái có sản phẩm đoạt giải Vàng cuộc thi chè Quốc tế tại Bắc Mỹ... Đáng chú ý, Lễ hội trà Đại Từ được tổ chức thường niên đã góp phần giới thiệu, quảng bá và tôn vinh giá trị cây chè Đại Từ, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm chè.

Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm chè Đại Từ thông qua các HtX thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân trong sản xuất, chế biến chè. Song song với đó, huyện cũng tiếp tục tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại và tìm những giải pháp hỗ trợ bao tiêu sản phẩm chè cho nông dân. Phấn đấu đến hết năm 2020, toàn huyện có 20% diện tích chè được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP; 30% sản lượng là chè xanh đặc sản chất lượng cao được sản xuất, chế biến trên thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu; xây dựng và bảo hộ thành công nhãn hiệu tập thể “Chè Đại Từ” các HTX lớn mạnh và phát triển. [16]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu kinh tế các hợp tác xã chè trên địa bàn xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 27)