Thực trạng phát triển các hợp tác xã chè tại xã Tức Tranh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu kinh tế các hợp tác xã chè trên địa bàn xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 58)

Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

4.2.2.1. Thực trạng số lượng các HTX chè tại xã Tức Tranh

Bảng 4.3. Các HTX chè đang hoạt động tại xã Tức Tranh huyện Phú Lương

TT Tên HTX

1 HTX Dịch vụ tổng hợp chế

biến chè an toàn Quyết Thắng

2 HTX Nông nghiệp xanh T&Đ Tức Tranh

3 HTX Tổng hợp chè Thành

Công

4 HTX Chè an toàn khe cốc xã

Tức Tranh

5 HTX sản xuất trà an toàn Thái Ninh

HTX chè sạch Gốc Gạo-Tức

6 Tra

nh, huyện Phú Lương HTX Dịch vụ tổng hợp sản 7 xuất chế biến chè an toàn Bắc

Với hơn 4.300ha chè, huyện Phú Lương được coi là vựa chè trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời cũng là huyện có 35 làng nghề sản xuất chè, nhiều nhất tỉnh. Mặc dù về diện tích đứng thứ 2 của tỉnh nhưng thương hiệu chè Phú Lương vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của huyện

Xã Tức Tranh là một xã của huyện Phú Lương có cây trồng chính là cây chè. Do vậy hiện nay trên địa bàn xã có các HTX sản xuất chè theo bảng 4.3

Các HTX của xã Tức Tranh đã được chuyển đổi theo luật năm 2012 với sự hoạt động và cơ cấu tổ chức đúng theo luật của HTX. HTX được thành lập lâu nhất là HTX Dịch vụ tổng hợp chế biến chè an toàn Quyết Thắng được thành lập năm 2011 và có 2 HTX mới được thành lập năm 2020 là HTX Dịch vụ tổng hợp sản xuất chế biến chè an toàn Bắc Thái trà tại xóm Quyết Thắng và HTX sản xuất trà An Thái tại xóm Gốc Gạo

Với 35 làng nghề chè tại Phú Lương và diện tích đất trồng chè hiện nay đang là xã có diện tích lớn nhất thì tiềm năng phát triển các HTX trên địa bàn xã Tức Tranh vẫn còn rất tiềm năng

4.2.2.2. Thông tin cơ bản về giám đốc các hợp tác xã chè tại Xã Tức Tranh

Một số thông tin chung về các giám đốc HTX của xã Tức Tranh có thể tóm tắt như sau: Trong tổng số 8 HTX trên địa bàn xã, có 5 HTX mà giám đốc là nam giới, có 3 HTX có giám đốc là nữ giới. Trong 8 giám đốc HTX thì có 4 giám đốc HTX (chiếm tỷ lệ 50%) là người Tày, một nhóm dân tộc đa số ở địa phương này. Còn lại là người Kinh (3 HTX) và 1 là người Dao (Bảng 4.4).

Bảng 4.4. Dân tộc và giới tính của giám đốc HTX nông nghiệp tại xã Tức Tranh Nam Dân tộc Dao Kinh Tày Tổng

Nghề nghiệp chính của các giám đốc HTX này trước khi bắt đầu thành lập HTX để sản xuất kinh doanh bao gồm chủ yếu là nông dân (7 nông

dân, chiếm tỷ lệ 87,5%), có 1 tiểu thương (chiếm tỷ lệ 12,5%). Do điểm xuất phát của các giám đốc HTX chủ yếu là nông dân nên rõ ràng cần có các lớp tập huấn các lớp đào tạo để họ có năng lực có

thể điều hành và quản trị HTX tốt hơn.

Bảng 4.5. Nghề nghiệp chính của giám đốc trước khi tham gia HTX nông nghiệp

Nghề nghiệp

Nông dân Tiểu thương

Tổng số

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra thực tế năm 2021

Do nghề nghiệp chính của các giám đốc HTX là các nông dân trong quá trình sản xuất họ thấy cần thiết phải thành lập HTX nên họ đã liên kết các hộ nông dân lại với nhau. Do xuất phát từ nông dân nên trình độ của các HTX có phần hạn chế. Hiện nay Khoa Kinh tế &PTNT của Đại học Nông Lâm có tổ chức lớp giám đốc HTX nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và các kỹ năng cơ bản cho các giám đốc HTX

Bảng 4.6: Thâm niên sản xuất kinh doanh và trình độ học vấn Chỉ tiêu

Thâm niên sản xuất kinh doanh Trình độ học vấn

Độ tuổi trung bình

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra thực tế năm 2021

Kết quả điều tra cho thấy: Các HTX trên địa bàn xã Tức Tranh huyện Phú Lương có thời gian hoạt động hay còn gọi thâm niên sản xuất kinh doanh chưa nhiều, bình quân là 3,6 năm. Các giám đốc HTX có học vấn đều học hết

lớp 10 với độ tuổi được đánh giá còn khá trẻ, bình quân khoảng hơn 40 tuổi. Đây cũng là 1 lợi thế cho các HTX của xã Tức Tranh để có thể nâng cao học tập cho các giám đốc HTX

4.2.2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng chè của các HTX chè tại xã Tức Tranh Nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh cây chè xã Tức Tranh đã quy hoạch phát triển cây chè nhằm hình thành các vùng chè nguyên liệu, chè đặc sản. Trong những năm gần đây, diện tích chè ngày càng tăng. Người dân trong xã cũng đã tích cực chuyển đổi cơ cấu giống chè. Trước kia, chỉ trồng giống chè hạt (chè trung du), nhưng trong vài năm trở lại đây thì toàn bộ những diện tích chè trồng mới, bà con đều đưa các giống chè cành như: LDP1, LDP2, TRI 777, Kim Tuyên, Phúc Thọ, Phúc Vân Tiên, chè Bát Tiên…

Bảng 4.7: Diện tích, năng suất, sản lượng chè của các HTX chè tại xã Tức Tranh Chỉ tiêu Tổng diện tích chè KD Năng suất Sản lượng chè tươi Sản lượng chè khô

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra thực tế năm 2021

Diện tích chè kinh doanh bình quân của các HTX qua 3 năm ngày càng tăng. Song song với sự tăng lên của diện tích chè, năng suất chè cũng không ngừng tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2018 năng suất đạt 115 tạ/ha (chè búp tươi), đến năm 2019 tăng lên 125 tạ/ha tức là tăng thêm 15% tương đương tăng 10 tạ/ha so với năm 2018, đến năm 2020 năng suất tiếp tục đạt 130 tạ/ha. Năng suất chè qua 3 năm tăng bình quân 6,32%. Nguyên nhân làm cho năng suất chè

tăng là do các HTX đã chú trọng đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất (như chè tươi vụ đông, thay đổi mùa vụ đốn chè…..).

Do sự biến động tăng về diện tích và năng suất làm cho sản lượng chè các năm cũng có sự biến động tăng, cụ thể sản lượng chè búp tươi của các HTX năm 2018 đạt 24.150 tạ/ha, đến năm 2019 đạt 30.000 tạ/ha đến năm 2020 tiếp tục tăng sản lượng chè đạt 36.400 tạ/ha. Bình quân qua 3 năm sản

lượng chè của HTX tăng 22,77%/năm.

4.2.2.4. Số lượng lao động của các Hợp tác xã chè

Hiện nay các HTX chè trên địa bàn xã Tức Tranh đang tại ra nhiều công ăn việc làm cho các lao động tại địa phương. Số lượng lao động mà các HTX thuê được thể hiện qua bảng 4.8

Bảng 4.8: Số lượng lao động mà các HTX chè thuê

TT Tên HTX

1 HTX Dịch vụ tổng hợp chế biến chè an toàn Quyết Thắng

2 HTX Nông nghiệp xanh T&Đ Tức Tranh

3 HTX Tổng hợp chè Thành Công 4 HTX Chè an toàn khe cốc xã Tức

Tranh

5 HTX sản xuất trà an toàn Thái Ninh 6 HTX chè sạch Gốc Gạo-Tức Tranh,

8 HTX sản xuất trà An Thái

Lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của HTX. Lao động của các HTX chủ yếu là các lao động tại địa phương, các lao động này hầu hết đều có tay nghề trong quá trình sao và hái chè. Mức lương bình quân của các lao động khoảng từ 5 triệu đến 6 triệu đồng/ tháng. Ngoài lao động các HTX chè thuê thì chính bản thân các thành viên của HTX cũng là lao động cho HTX ngoài việc được chi trả lợi nhuận thông qua vốn đóng góp vào HTX thì các thành viên HTX cũng được chi trả lương như lao động mà HTX thuê

4.2.2.5. Tình hình tài sản, cơ sở vật chất của các HTX

Tình hình tài sản, cơ sở vật chất của các HTX được thể hiện qua bảng 4.9

Bảng 4.9: Tình hình tài sản, cơ sở vật chất của các HTX

TT Tên HTX 1 2 3 4 5 6 7

Tài sản có vai trò quan trọng trong kinh doanh, nó là cơ sở để các HTX tiến hành sản xuất kinh doanh tài sản gồm hai bộ phận chính là: tài sản lưu động (TSLĐ) và tài sản cố định (TSCĐ). TSCĐ thể hiện qua cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện phục vụ kinh doanh. TSLĐ là tài sản thuộc quyền sở hữu của HTX có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. TSLĐ của HTX có thể tồn tại dưới hình thức tiền tệ, hiện vật, dưới dạng đầu tư ngắn hạn, các khoản nợ phải thu ngắn hạn.

Qua bảng 4.9 ta thấy một số HTX chè của xã Tức Tranh đã có trụ sở, nhà xưởng và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm chè của chính mình như HTX Nông nghiệp xanh T&Đ Tức Tranh, HTX Chè an toàn khe cốc xã Tức Tranh, HTX sản xuất trà an toàn Thái Ninh. Hiện nay xã Tức Trang cũng chú trọng việc xây dựng và quảng bá nhãn hiệu tập thể chè Tức Tranh. Đầu năm 2014, được sự hỗ trợ của Sở Công Thương, Đảng ủy và chính quyền xã đã bắt tay vào xây dựng phương án phát triển nhãn hiệu tập thể chè Tức Tranh; vận động nhân dân tham gia đóng góp xây dựng nhãn hiệu. Nhờ vậy, năm 2015, nhãn hiệu tập thể chè Tức Tranh đã chính thức được công nhận. Chính vì vậy mà thương hiệu chè Tức Tranh đã được khẳng định và nâng cao giá trị

Một số HTX chè của xã Tức Tranh chủ yếu mới ở khâu chế biến, sản xuất chưa có các cửa hàng giới thiệu sản phẩm như HTX Tổng hợp chè Thành Công,... chủ yếu vẫn là bán sản phẩm thô ra thị trường như vậy chưa nâng cao được giá trị cho sản phẩm của HTX.

Các HTX hiện nay đều tự trang bị cho mình các máy móc để phục vụ sản xuất kinh doanh từ khâu trồng chè đến khâu chế biến. Một số HTX có quy mô lớn còn có từ 2 -3 máy sao chè và tôn quay phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Phương pháp sao bằng tôn quay, vò bằng máy vò công suất 30-40kg/mẻ vò, hiện nay 100% sản phẩm nguyên liệu tươi được chế biến tại chỗ. Chè sau khi chế biến sẽ được hút chân không và đóng gói, in, dập bao bì mang thương hiệu của các HTX từ đó năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm chè sẽ được

nâng cao hơn rất nhiều so với các phương pháp thủ công, hương chè sẽ lưu lại lâu hơn do được hút chân không toàn bộ và thương hiệu chè của các HTX có nhãn mác sẽ được nhiều người tiêu dùng trên thị trường biết đến. Điều này đã góp phần nâng cao doanh số bán hàng của HTX và từ đó nâng cao thu nhập cho người dân trồng chè trong HTX.

Bảng 4.10. Tình hình máy móc dùng trong các HTX chè

TT

1 Máy hút chân không 2 Máy sao chè 3 Tôn quay 4 Máy vò chè 5 Máy dập 6 Máy in 7 Máy in tem 8 Máy đốn chè

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra thực tế năm 2021 4.2.2.6. Hiệu quả hoạt động của các HTX chè trên địa bàn xã Tức Tranh

HTX chè là HTX nông nghiệp do vậy sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào môi trường thiên nhiên. Khi gặp thời tiết, khí hậu bất lợi thường dễ gặp nhiều rủi ro hơn so với các ngành phi nông nghiệp. Mặt khác sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thị trường rất khó kiểm soát và bấp bênh. Điều này cho thấy, hiện nay đang có sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các thành viên của các nhóm HTX khác nhau.

Kết quả sản xuất kinh doanh của các HTX chè tại xã Tức Tranh được thể hiện qua bảng 4.11

Bảng 4.11: Kết quả sản xuất kinh doanh của các HTX chè tại xã Tức Tranh năm 2020

ĐVT: Triệu đồng

TT Tên HTX

1 HTX Dịch vụ tổng hợp chế biến chè an toàn Quyết Thắng

2 HTX Nông nghiệp xanh T&Đ Tức Tranh 3 HTX Tổng hợp chè Thành Công

4 HTX Chè an toàn khe cốc xã Tức Tranh 5 HTX sản xuất trà an toàn Thái Ninh 6 HTX chè sạch Gốc Gạo-Tức Tranh,

huyện Phú Lương

7 HTX Dịch vụ tổng hợp sản xuất chế biến chè an toàn Bắc Thái trà

8 HTX sản xuất trà An Thái

Nguồn: Báo cáo tài chính các HTX

Năm 2020 là một năm nhiều biến động do tình hình bệnh dịch nên hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX gặp nhiều khó khăn nên lợi nhuận của các HTX đã giảm so với những năm trước. Trong số 8 HTX chè của Tức Tranh thì HTX Chè an toàn Khe Cốc xã Tức Tranh hiện nay đang phát triển mạnh nhất. Đây là một trong những hợp tác xã đầu tiên ở tỉnh Thái Nguyên thực hiện sản xuất chè hữu cơ. Hiện HTX đã xây dựng được vùng nguyên liệu khoảng 60 ha, trong đó có gần 20 ha sản xuất theo hướng hữu cơ, còn lại sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Nhờ áp dụng quy trình sản xuất và chế biến an toàn nên giá trị sản phẩm chè của các thành viên HTX Chè an toàn Khe Cốc được nâng lên đáng kể, lợi nhuận bình quân đạt tới hơn 100 triệu đồng/ha/năm. Các sản

Hầu hết các HTX chè tại xã Tức Tranh đang phát triển mạnh mẽ và tiến tới phát triển bền vững để đưa thương hiệu chè Tức Tranh đến với người tiêu dùng

4.2.2.7. Kênh tiêu thụ chè của các HTX chè trên địa bàn xã Tức Tranh

Cũng giống như bất cứ sản phẩm nào được sản xuất ra, chất lượng có tốt, giá cả phù hợp nhưng nếu không tổ chức được hệ thống phân phối đến tận tay người tiêu dùng thì hiệu quả kinh doanh sẽ không cao, ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ dân. Nhất là đối với chè, vì là một loại thực phẩm do vậy đòi hỏi phải có một hệ thống phân phối rộng khắp đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người dân. Sơ đồ kênh tiêu thụ chè của các HTX được thể hiện tại sơ đồ 1

HTX Chế biến Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Người tiêu dùng trong nước Chè thương phẩm cho tư thương lớn

Các nhà máy, cơ sở chế biến

Xuất khẩu

Sơ đồ 4.1: Kênh phân phối sản phẩm chè của các HTX

Hiện nay có 2 kênh tiêu thụ chè chủ yếu của các HTX chè tại xã Tức Tranh đó là bán cho người tiêu dùng trong nước và bán cho các DN để xuất

khẩu ra nước ngoài. Nhưng hiện nay với chương trình mỗi xã một sản phẩm các HTX đã có sản phẩm mang thương hiệu của mình sẽ có giá trị cao hơn là bán chè cho các DN để xuất khẩu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu kinh tế các hợp tác xã chè trên địa bàn xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 58)