Thực trạng phát triển các HTX tại Phú Lương Tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu kinh tế các hợp tác xã chè trên địa bàn xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 43)

Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX); tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác-HTX phát triển và hoạt động theo Luật, tôn trọng nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi trong sản xuất kinh doanh của các HTX, giúp đỡ các HTX mở rộng ngành nghề và phát triển… đó là phương hướng mà huyện Phú Lương đã đề ra trong giai đoạn 2018-2020 để thúc đẩy kinh tế hợp tác-HTX phát triển.

Sau 4 năm tổ chức thực hiện Đề án củng cố quan hệ sản xuất thông qua việc chuyển đổi và thành lập HTX theo Luật, huyện Phú Lương đã tạo ra bước chuyển biến tích cực trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ và nhân dân về kinh tế hợp tác và HTX, bước đầu nhận được sự đồng tình trong nhân dân, sự chỉ đạo thực hiện của cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp.

Hầu hết các xã đã chuyển đổi, thành lập HTX theo Luật. Các HTX sau khi được chuyển đổi, thành lập mới đã từng bước khắc phục được sự tồn tại hình thức kém hiệu quả của các HTX trước đây, tự chủ, năng động trong sản xuất kinh doanh, khai thác tiềm năng thế mạnh tại chỗ, mở mang thêm ngành nghề, tăng doanh thu, có tích lũy. Kinh tế hợp tác-HTX đã góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống cho thành viên HTX và người lao động. Số Lượng các HTX của huyện Phú Lương được thể hiện qua bảng 4.2

Bảng 4.2: Số Lượng các HTX của huyện Phú Lương giai đoạn 2018- 2020 2018 2019 2020 Tốc độ tăng trưởng bình quân (%)

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Phú Lương

Tính đến nay, trên địa bàn huyện đã có 52 HTX chuyển đổi và thành lập mới đăng ký kinh doanh hoạt động theo Luật HTX, gồm 11 HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp, 4 HTX công nghiệp và 10 HTX dịch vụ điện. Trong đó có 6 HTX chuyển đổi và 17 HTX thành lập mới. Trong 23 HTX có 5 HTX có quy mô xóm, bản; 8 HTX có quy mô liên thôn; 10 HTX có quy mô toàn xã. HTX có ít thành viên nhất là HTX công nghiệp Phú Đô có 7 thành viên; HTX có đông xã viên nhất là HTX Thanh Sơn-Sơn Cẩm có trên 1.400 xã viên và HTX Liên Sơn-Sơn Cẩm có trên 1.200 xã viên. Nhiều HTX sau khi chuyển đổi, thành lập mới có điểm xuất phát thấp, nhưng với tinh thần chủ động, sáng tạo đã tổ chức được nhiều ngành nghề mới, từng bước khắc phục khó khăn vươn lên ngày càng phát triển như HTX Tức Tranh, Liên Sơn, Cúc Lùng… Số lượng các HTX chè của Phú Lương ngày càng tăng năm 2018 số lượng HTX chè là 22 HTX nhưng đến năm 2020 số lượng HTX chè tại huyện Phú Lương là 51 HTX tăng 117,4%. Nguyên nhân là do huyện Phú Lương là một trong 4 huyện đất chè của tỉnh do vậy tốc độ phát triển các HTX ngày càng tăng và cũng do cơ chế khuyến khích tổ hợp tác có đủ điều kiện đăng ký thành lập HTX. Củng cố kiện toàn ban quản trị các HTX, đào tạo có 30% cán bộ kế toán HTX đạt

trong lao động, sản xuất khi có đủ điều kiện tiến tới thành lập các mô hình HTX mới. Hàng năm, sẽ trích một phần ngân sách huyện để hỗ trợ cho việc tổ chức, triển khai thực hiện đề án, đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ở các HTX…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu kinh tế các hợp tác xã chè trên địa bàn xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 43)