Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển HTX chè xã Tức Tranh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu kinh tế các hợp tác xã chè trên địa bàn xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 72)

huyện Phú Lương

5.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách

- Chính sách cán bộ thu hút nguồn nhân lực:

+ Đào tạo, bồi dưỡng:Các chức danh trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát và Kế toán trưởng các HTX, thành viên làm công tác chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của HTX cần được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn theo quy định.

+ Các đối tượng là sinh viên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng có trình độ chuyên môn phù hợp có nguyện vọng và cam kết làm việc lâu dài tại HTX (tối thiểu là 36 tháng) được HTX tiếp nhận vào làm việc thì ngoài các khoản do HTX chi trả, hàng tháng được hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, huyện với mức 500.000 đồng/người/tháng, với mỗi HTX tối đa không quá 2 người.

+ Duy trì và phát triển Quỹ hỗ trợ phát triển HTX: UBND tỉnh đã quyết định thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX của tỉnh, thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 và Nghị định số193/2013/NĐ-CP.

+ HTX có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh; hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, địa bàn nông thôn có phương án đầu tư khả thi được ưu đãi về lãi suất và bảo lãnh tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX; ưu tiên vay vốn tín dụng từ ngân hàng phát triển và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật; được vay ưu đãi theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Chính sách đất đai:

Các địa phương, căn cứ quỹ đất và kế hoạch sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp, cho thuê đất đối với các HTX có nhu cầu về đất sản xuất kinh doanh, xây dựng trụ sở, xây dựng cơ sở hạ tầng. Thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai.

- Chính sách tài chính, tín dụng:

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bắc Kạn chỉ đạo các ngân hàng thương mại trong huyện thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ/CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện đúng quy định về cơ chế đảm bảo tiền vay, có thể cho vay không cần tài sản thế chấp.

- Chính sách về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường:

Hỗ trợ các HTX tham gia các triển lãm trong và ngoài nước, tổ chức các hội chợ, triển lãm giành riêng cho khu vực HTX; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, xây dựng và triển khai đồng bộ cổng thông tin điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử.

- Chính sách ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới:

Hàng năm, huyện dành một phần kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ để hỗ trợ các HTX đổi mới và ứng dụng công nghệ.

- Chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp:

Thực hiện theo Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ; Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách khuyến nông, khuyến lâm, đào tạo, bồi dưỡng,...

- Chính sách hỗ trợ sáp nhập, hợp nhất, giải thể, thành lập mới HTX:

+ HTX thành lập mới được xem xét hỗ trợ kinh phí tối đa: Đối với HTX nông nghiệp là 20 triệu đồng/01HTX, bao gồm các khoản chi: tổ chức hội nghị hướng dẫn tập trung, chỉ tư vấn trực tiếp, hỗ trợ xây dựng văn bản, hồ sơ thành lập, dấu;

+ HTX sáp nhập, hợp nhất được xem xét hỗ trợ kinh phí tối đa là 7 triệu đồng/01HTX, bao gồm các khoản chi: tổ chức hội nghị, hỗ trợ xây dựng văn bản, hồ sơ sáp nhập, hợp nhất, dấu;

+ HTX, giải thể tự nguyện mà không có kinh phí để chi cho việc giải thể thì được tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí tối đa là 3 triệu đồng/1HTX, bao gồm các khoản chi: tổ chức hội nghị, hỗ trợ xây dựng văn bản, hồ sơ giải thể, xử lý vướng mắc và đăng thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Hỗ trợ hoạt động đối với HTX thanh niên:

Hỗ trợ các HTX của đoàn viên thanh niên có ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, tối đa không quá 100 triệu đồng/01HTX.

5.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức và quản lý HTX a) Tổ chức

Việc cải cách phương thức hoạt động và kiện toàn nhân sự có ý nghĩa quyết định đến việc tồn tại và phát triển của các đơn vị sản xuất kinh doanh nói chung và các HTX nông nghiệp nói riêng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập kinh tế quốc tế.

Đối với phương thức hoạt động, trước hết về mặt pháp lý yêu cầu tất cả các HTX khi triển khai tổ chức cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp

luật, mà trước hết là Luật HTX và các văn bản dưới luật khác có các quy định liên quan.

Về tổ chức hoạt động các hoạt động sản xuất kinh doanh của Hội đồng quản trị điều hành dưới sự giám sát của Ban kiểm soát. Tuy nhiên, để HTX hoạt động có hiệu quả mỗi HTX cần xây dựng bộ máy quản lý phù hợp với quy mô và tình hình thực tế để phát huy thế mạnh.

b) Quản lý Nhà nước đối với HTX và thông tin tuyên truyền

- Về công tác tuyên truyền Luật HTX năm 2012, về phát triển kinh tế hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Làm rõ vai trò, vị trí của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; thống nhất nhận thức về kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX.

- Tiếp tục quán triệt Kết luận số 56/KL-TW ngày 21/2/2013 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết TW5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể đến tất cả các cấp, ngành, các cơ sở kinh tế tập thể và người dân. Đây là giải pháp quan trọng, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương.

- Tập trung tuyên truyền và cán bộ, đảng viên các cơ quan lãnh đạo chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể ở các cấp, các ngành, đặc biệt là thị xã và cơ sở, HTX, các hộ nông dân và người lao động.

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chỉ đạo của các cấp chính quyền, đoàn thể. Các cấp ủy đảng cần tăng cường chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể và việc triển khai thi hành Luật HTX 2012.

Công tác củng cố, đổi mới phát triển kinh tế hợp tác và HTX nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ thường xuyên. Có chương trình hành động cụ thể về đổi mới phát triển kinh tế tập thể ở địa phương, đặc biệt quan tâm về lĩnh vực nông nghiệp.

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể từ huyện đến xã, thị trấn. Tăng cường cán bộ chuyên trách theo dõi thực hiện các chính sách, hướng dẫn nghiệp vụ về kinh tế hợp tác trong các ngành chức năng, các phòng ban của huyện về kinh tế hợp tác, HTX của các cấp chính quyền.

Tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo đổi mới phát triển kinh tế hợp tác, HTX ở tất cả các cấp chính quyền, tăng cường công tác tham mưu của Ban chỉ đạo cho cấp ủy, chính quyền trong việc ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế hợp tác, HTX.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Kết luận

Hiện nay toàn xã Tức Tranh có tổng số 11 HTX, trong đó có 8 HTX nông nghiệp sản xuất về chè. Chè lại cây trồng chính của người dân tại Xã Tức Tranh. Khi tham gia vào HTX người dân đã thấy được hiệu quả kinh tế khi tham gia HTX hớn là phát triển đơn lẻ. Trong thời gian qua, các HTX tại xã Tức Tranh đã có sự thay đổi và chuyển biến theo hướng tích cực không chỉ về số lượng, mà cả về chất lượng thông qua các con số như: quy mô HTX, vốn đầu tư sản xuất, số thành viên HTX, lợi nhuận HTX, thu nhập của các thành viên HTX. Hiện nay các HTX tại Tức Tranh đã bước đầu theo chuỗi giá trị khép kín từ các hộ sản xuất đến người tiêu để đáp ứng nhu cầu thị trường. Các thành viên HTX đã từng bước làm chủ các công đoạn trong chuỗi giá trị, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững.

Các HTX chè trên địa bàn xã Tức Tranh hiện nay đã có những tín hiệu khả quan trong việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Bình quân đối với các HTX phát triển lợi nhuận bình quân đem lại cho các thành viên đã khoảng 400 triệu đồng đến 500 triệu đồng. Với lợi nhuận như vậy làm cho các thành viên của HTX thấy lợi ích khi được tham gia vào HTX và cùng nhau xây dựng HTX ngày càng phát triển hơn

Bằng khảo sát thực tế và thực tập tại địa phương đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm phát triển các HTX chè trên địa bàn xã Tức Tranh bao gồm các giải pháp về chính sách và các tổ chức và chính sách của HTX để HTX chè trên địa bàn xã Tức Tranh ngày càng phát triển và phát huy được lợi thế của địa phương

2.Kiến nghị

- Đối với Tỉnh

Cần có những chính sách cụ thể hơn nữa cho sự phát triển của các HTX chè để các HTX chè là thế mạnh của tỉnh vì cây chè hiện nay đang là cây chủ lực của tỉnh

+ Đầu tư cho kết cấu hạ tầng cho các HTX

+ Chính sách hợp lý cho các HTX

+ Chính sách hỗ trợ đầu ra, xúc tiến thương mại cho các HTX

+ Tạo điều kiện để cập nhật thông tin thường xuyên về giá cả, thị trường chè trên phương tiện thông tin đại chúng để cả người sản xuất và người tiêu dùng nắm được.

- Đối với các hộ nông dân trồng chè tham gia vào HTX

+ Phát huy các kiến thức sản xuất nông nghiệp vốn có để có thể chia sẻ với các thành viên của HTX

+ Áp dụng các kiến thức mớivào sản xuất để tăng năng suất cao

+ Không ngừng cải tạo, thâm canh diện tích chè và mở rộng diện tích chè mới để tạo năng suất cho cây trồng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW.

2. Chu Văn Bách, (2016), Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển HTX nông nghiệp ở tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020, Luận văn Thạc sĩ PTNT, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

3. Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang và Lưu Văn Sùng, (2001), Kinh tế hợp tác, HTX ở Việt Nam - Thực trạng và định hướng phát triển, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

3. Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc và Nguyễn Văn Kỷ (2003), Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

4. Nguyễn Thanh Đức, 2014. Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị. Trường Đại học Kinh tế. Đại học Đà Nẵng, 2014.

5. Lương Hoàng Giang, 2017. Phát triển HTX trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Luận văn Thạc sĩ ngành Kinh tế phát triển. Trường Đại học Kinh tế. Đại học Đà Nẵng, 2017.

6. Phạm Thị Lý, Nguyễn Thị Yến và cs, 2016. Giáo trình Kinh tế phát triển. Nxb Đại học Thái Nguyên, 2016.

7. Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã, 1999. Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1999.

8. UBND xã Tức Tranh, (2020), Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2020 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2021, xã Tức Tranh huyện Phú Lương

9. Trung tâm khuyến nông quốc gia, Kết quả thực hiện mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam TCVN 11041 – 2: 2017 của tổ hợp tác

sản xuất chè hữu cơ Khe Cốc 2 năm 2020, Kế hoạch thực hiện mô hình năm 2021

10. Ban Chấp hành TW, (2002), Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Hà Nội

11. Ban chỉ đạo đổi mới phát triển Kinh tế tập thể,Hợp tác xã, (2019), Tài liệu Hội nghị toàn quốc, Tổng kết 15 năm thực hiện nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Hà Nội, tháng 10/2019.

12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu kinh tế các hợp tác xã chè trên địa bàn xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 72)