Sốg tập trug trog trug tâm ếu khôg có ý thức tự bảo vệ, các trại viê rất có thể lây hiễm h

Một phần của tài liệu scdi_nch_5_du-phong-tich-cuc (Trang 29 - 30)

Ông Trần Việt Trung Phó cục trưởng Cục phòng chống tệ nạn xã hội

“Phải BiẾt tỰ Bảo Vệ mình & Bảo Vệ người kháC” & Bảo Vệ người kháC”

Thưa ông, việc phòng, chống HIV/AIDS tại các trung tâm cai nghiện hiện nay đang được thực hiện như thế nào?

Có thể nói, công tác quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS ở các trung tâm hiện nay được chú trọng, người nhiễm HIV không bị phân biệt đối xử, họ được sống chung, lao động học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn nghệ - thể thao như mọi người khác. Các học viên được lập hồ sơ bệnh án theo dõi sức khoẻ, khám sức khoẻ định kỳ, được khám và điều trị các bệnh cơ hội. Theo thống kê của chúng tôi, hằng năm các Trung tâm đã khám và điều trị bệnh nhiễm trùng cơ hội cho từ 10.000 đến 12.000 lượt người nhiễm HIV, chuyển lên tuyến trên điều trị cho 450-500 lượt người mắc bệnh nặng, vượt quá khả năng của Trung tâm.

Các trung tâm cũng triển khai công tác truyền thông giáo dục phòng, chống HIV/ AIDS cho học viên. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của các đơn vị, được triển khai dưới nhiều hình thức như panô, áp phích, tờ rơi, tờ gấp, tư vấn, sinh hoạt tổ, sinh hoạt nhóm, sinh hoạt chuyên đề, xây dựng và thực hiện các quy chế về phòng, chống lây nhiễm chéo HIV/AIDS tại buồng, phòng, tổ đội…

Nói như vậy, có nghĩa công tác này hết sức thuận lợi, không có khó khăn gì thưa ông?

Có nhiều khó khăn, thứ nhất là quan điểm, nhận thức về nghiện ma tuý, cai

nghiện ma tuý của lãnh đạo các ngành, các cấp chưa thống nhất do vậy chưa có sự đồng thuận cao trong việc triển khai các biện pháp giảm hại dự phòng lây truyền HIV trong nhóm người nghiện ma tuý.

Do đó, các trung tâm cai nghiện mới chỉ chú trọng điều trị hành vi và biện pháp xã hội mà chưa quan tâm đúng mức đến việc dùng thuốc, sự thiếu gắn kết trong việc triển khai đồng bộ các biện pháp điều trị phục hồi người nghiện ma tuý (biện pháp điều trị bằng thuốc, biện pháp điều trị hành vi và biện pháp xã hội), ngay cả như các điểm điều trị Methadone tại cộng đồng và trung tâm (Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh) cũng chủ yếu chú trọng đến việc cho uống thuốc chứ chưa quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề xã hội của bệnh nhân.

Cũng cần phải nói thêm, đội ngũ các cán bộ trung tâm hầu hết chưa được đào tạo bài bản về kỹ thuật cai nghiện, kể cả cán bộ y tế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống HIV/AIDS rất thiếu thốn; thiếu mô hình, học cụ, phương tiện chẩn đoán, điều trị bệnh, hoá chất tiệt khuẩn và thuốc điều trị; thiếu đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày của các học viên và các thiết bị bảo hộ lao động cho cán bộ.

Đặc biệt, cần nói ra ở đây là sự thiếu hợp tác từ một số học viên nhiễm HIV/AIDS, một số học viên bi quan, chán đời, luôn có những hành vi tự huỷ hoại thân thể như rạch tay, đổ nước sôi vào người… để không phải học tập, lao động. Ngoài ra một số học viên còn xăm da, dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng nên cũng làm gia tăng nguy cơ lây lan HIV.

Vậy trước thực trạng đó, các trung tâm đã làm gì để hạn chế sự lây truyền HIV trong trung tâm và các học viên với nhau, thưa ông?

Việc đầu tiên chúng tôi làm là tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, tư vấn và tâm lý trị liệu để động viên, khích lệ người nghiện ma tuý có HIV yên tâm, lạc quan, tự tin vào cuộc sống. Có lạc quan tin tưởng, quyết tâm để chống chọi với bệnh tật, ngăn chặn sự phát triển HIV trong người và không để xảy ra tình trạng bội nhiễm.

Chúng tôi luôn quán triệt, những người có HIV phải xác định cho mình thái độ, ý thức: Người nhiễm HIV đang học tập, lao động tại các trung tâm cai nghiện cần phải làm gì

Một phần của tài liệu scdi_nch_5_du-phong-tich-cuc (Trang 29 - 30)