Các thàh viê Liê mih cLB đồg cảm hạ Log đó hậ giải hất cuộc thi.

Một phần của tài liệu scdi_nch_5_du-phong-tich-cuc (Trang 34 - 35)

Ản h: ho ài T ha nh

Sau nhiều năm liền được coi là “con át

chủ bài” trong các hội diễn sân khấu của Công ty Chế tạo máy Quảng Ninh, ông Nguyễn Minh Vụ cũng đến tuổi nghỉ hưu.

Năm 2006, ông chuyển về sống tại quê hương Nam Định. Cũng từ đó, ông chẳng những không nghỉ ngơi mà còn làm việc hăng say, cần mẫn hơn. Phát huy sở trường sân khấu, ông không ngừng sáng tác và những tiểu phẩm mang dư vị “rất đời thường” ấy đã nhiều lần được phát sóng trên Đài Phát thanh Truyền hình Nam Định, được nhiều thính giả đón nhận.

Năm 2007, hai vở kịch ngắn của ông được Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh xếp loại A, được hỗ trợ sáng tác. Nhờ sự năng động, chịu khó đi thực tế, chú ý lắng nghe và nắm bắt kịp thời những “vấn đề nổi bật” mà những bài cộng tác trên các báo của ông đã có hiệu quả rõ nét, góp phần vào sự bình ổn và phát triển của địa phương…

Thông qua tác phẩm chứa đựng sự đồng cảm sâu sắc với số phận người phụ nữ ở phường Hạ Long bị lây nhiễm HIV từ chồng và lời kêu gọi giảm thiểu sự kỳ thị đối với những người nhiễm HIV nói chung mà ông Vụ đã trở thành người thầy, người anh, người bạn thân thiết, tin cậy, thành “linh hồn” của nhóm Vì ngày mai tươi sáng Nam Định (nhóm dành cho những người nhiễm HIV trên địa bàn thành phố). Xuất phát từ chỗ đi theo nhóm để phát tờ rơi, chụp ảnh tuyên truyền… ông Vụ đã nghĩ tới hình thức tuyên truyền thông qua mô hình sân khấu. Khi đề xuất sáng

kiến của mình được trưởng nhóm Vì ngày mai tươi sáng và các thành viên hưởng ứng nhiệt tình ông bắt tay vào thực hiện luôn. Đảm nhiệm từ khâu viết tiểu phẩm, chọn diễn viên phù hợp, chỉ đạo diễn xuất… mà chẳng cần đòi hỏi công xá (thậm chí nhiều lúc còn phải bỏ tiền túi ra), song ông vô cùng tâm huyết với những việc làm mang ý nghĩa nhân văn này. Để có được 15 phút công diễn trên sân khấu vào những dịp Hội thảo chuyên đề phòng tránh HIV, Ngày thế giới phòng chống HIV… ông phải miệt mài làm việc ròng

rã suốt 4-5 tháng. Những tiểu phẩm do ông Vụ viết được mời đi biểu diễn ở nhiều nơi như: Hà Nội, Phú Thọ, Ninh Bình… Trung tâm y tế dự phòng tỉnh cũng lựa

chọn biểu diễn tuyên truyền ở 1 số phường có nhiều người nhiễm HIV và những nơi tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cao như: Thịnh Long, Quất Lâm…

Không chỉ nhiệt tình giúp những đối tượng nhiễm HIV vượt qua mặc cảm để tự tin hòa nhập cộng đồng, kêu gọi mọi người xung quanh giảm thiểu sự kì thị bằng những tác phẩm báo chí, sân khấu, ông Vụ còn trở thành bạn của những người nhiễm HIV ngoài đời. Ông luôn có mặt kịp thời thời động viên, an ủi khi họ đau ốm hoặc bế tắc tuyệt vọng. Cùng họ đi diễn kịch tuyên truyền, không ít lần “diễn viên nam chính” bị mệt không thể đảm nhận vai, ông chủ động vào “thế chân”. Chính vì thế đã từng xẩy ra chuyện nhầm lẫn: Ảnh của ông từng “bị” đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng kèm lời chú thích “những người có HIV” khiến ông bị hiểu lầm, ảnh hưởng tới uy tín, danh dự cá nhân nhưng không vì thế mà ông nản chí, bỏ cuộc. Ngược lại, ông càng cảm thông, thấu hiểu với nỗi đau luôn giằng xé trong thâm can của những người không may mang trong mình căn bệnh thế kỷ nhiều hơn và thêm gắn bó với họ…

Bạn bè, người thân không phải ai cũng ủng hộ viêc “Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” của ông. Nhiều người phản đối, ngăn cản nhưng ông bỏ ngoài tai tất cả. Ông Nguyễn Minh Vụ bộc bạch: “Nếu vác tù và mà mang lại niềm vui, ý nghĩa sống cho những mảnh đời bất hạnh thì đó là niềm hạnh phúc vô cùng lớn lao”. Và chỉ khi nào trái tim ngừng đập thì ông mới từ bỏ niềm say mê, mục đích phấn đấu mà ông đang theo đuổi…

Tuấn Nguyên Bạn bè, người thân không phải ai cũng

Một phần của tài liệu scdi_nch_5_du-phong-tich-cuc (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)