Sống Vẫn LÀẢn

Một phần của tài liệu scdi_nch_5_du-phong-tich-cuc (Trang 33 - 34)

gia đình người có HIV (NCH) tuy nghèo nhưng vẫn sống tích cực.

Gia đình có 3 người, anh Hoàng và vợ đều là NCH, rất may mắn con trai anh 8 tuổi đang học lớp 2 là một đứa trẻ khỏe mạnh. Hai vợ chồng anh Hoàng phải làm đủ thứ nghề như: bán vé số, giặt đồ thuê, lượm ve chai… để sinh sống, với số tiền bình quân hàng tháng kiếm được là 400 nghìn đồng cả nhà sống vô cùng chật vật. Hoàng nói chỗ dung thân này có được là do những người dân xung quanh thấy họ khổ quá nên đã cho mượn mảnh đất để

ướC mơn Bảng nhắc uống thuốc trong nhà anh hoàng

dựng tạm túp lều lá che nắng mưa. Khi hỏi đến con, mắt anh như muốn khóc, anh nói: “Nhà bên này sông nhưng những đứa trẻ bên kia sông chúng nó ác lắm, chúng nó biết con tôi có ba mẹ bị nhiễm HIV nên mỗi khi thằng bé đi học là rượt theo đánh và chửi là thằng sida. Bị đánh nhiều nên mỗi ngày con tui đi học tui phải đưa nó đến trường và đón nó về. Tui cũng làm gì có tiền mà mua tập, sách, đóng tiền học cho nó. Tập thì nó được nhà trường phát, sách thì trường cho mượn, tiền học phí trường thu một năm một lần khoảng một trăm mấy chục ngàn nhưng vì tui không có tiền nên trường đòi hoài không có tiền đóng nên cũng thôi”. Được hỏi tại sao anh không xin làm một việc gì đó để có thu nhập ổn định, anh nói “Có chứ sao không. Tui có nghề thợ hàn, tui có đi xin việc ông chủ cũng nhận tui làm mỗi ngày tiền công 30 nghìn đồng nhưng ổng chỉ cho tui ngồi 1 chỗ, không giao cho tui làm việc gì, không nói động gì đến tui. Đến giờ tui đến xưởng làm rồi đến hết giờ thì về không ai thèm nói chuyện với tui. Làm được

mấy bữa, tui buồn quá, tui nghỉ, vì đi làm như vậy giống như nhận bố thí của người khác mỗi ngày nhận được tiền công nhưng ăn không vui vẻ và ngon đâu, chẳng qua họ biết tui nhiễm HIV nên họ kỳ thị với tui”.

Nhưng cái nghèo cũng như nỗi khổ bị kỳ thị cũng không làm anh buông trôi. Anh bây giờ chỉ mong sao mình được khỏe mạnh kiếm được việc làm ổn định để lo cho vợ con. Anh ý thức rất rõ về việc tuân thủ điều trị, uống thuốc ARV đúng giờ. Trên vách nhà anh có treo 1 cái bảng do anh tự viết, chữ rõ to:“Nhớ 7 giờ uống thuốc”.

Cuộc sống của gia đình anh Hoàng cứ vật lộn trong khó khăn bươn chải như thế nhưng vẫn tràn ngập mơ ước. Ước mơ của họ nhỏ nhoi thôi: làm sao đủ tiền ăn, cho con học hành tới nơi tới chốn và Tết năm nay anh mơ con anh có được bộ đồ lành lặn để nó có được một cái Tết như bao nhiêu đứa trẻ khác.

Hồ Hải Phong Anh ý thức rất rõ về việc tuân thủ điều trị,

uống thuốc ARV đúng giờ. Trên vách nhà anh có treo 1 cái bảng do anh tự viết, chữ anh có treo 1 cái bảng do anh tự viết, chữ rõ to:“Nhớ 7 giờ uống thuốc”.

sống Vẫn LÀ Ản Ản h: hồ hả i P ho ng

Đó là tên gọi của đêm giao lưu do tổ chức Care quốc tế tại Việt Nam tổ chức ngày 21 tháng 12 vừa qua tại trường đại học Công Đoàn nhằm hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS. Kêu gọi cộng đồng các cấp, các ngành tham gia phòng chống AIDS, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là mục đích mà ban tổ chức mong muốn. Tới dự giao lưu có đại diện của các tổ chức như UNAIDS, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội, Trung tâm phòng, chống AIDS Hà Nội, Hội phòng chống HIV/ AIDS Hà Nội... Và quan trọng hơn cả là hơn 1.000 khách mời là sinh viên, thành viên các nhóm, khách vãng lai... Đêm giao lưu gồm hai hoạt động chính: Một là, trưng bày gian hàng truyền thông với sự tham gia của 13 nhóm tự lực và tổ chức như CLB Niềm tin xanh, CLB Hải Đăng, nhóm Bồ câu, nhóm Hoa sữa, nhóm Vì ngày mai tươi sáng… Hai là, chương trình thi gồm 4 nhóm hoạt động trong dự án của Care là Vì ngày mai tươi sáng Hà Nội, Tre xanh Hà Nội, Liên minh CLB phụ nữ đồng cảm Hạ Long, Hoa thủy tiên (Tiên Yên, Hạ Long) và nhóm khách mời Sức sống cho ngày mai của sinh viên trường ĐH Công Đoàn.

Một phần của tài liệu scdi_nch_5_du-phong-tich-cuc (Trang 33 - 34)