Phân tích hồi quy đa biến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại trường tiểu học thắng nhì, thành phố vũng tàu (Trang 91 - 95)

Việc xem xét mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập CS, BN, BT, NT lên biến phụ thuộc Động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại Trường Tiểu học Thắng Nhì sẽ được thực hiện bằng phân tích hồi quy đa biến. Giá trị của các nhân tố được dùng để chạy hồi quy được đo lường bằng giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc các nhân tố đó. Tất cả các nhân tố độc lập được đưa vào mô hình cùng một lúc (phương pháp Enter).

Bảng 4.6. Phân tích mô hình

Mô hình Giá trị R

R bình

phương R bình phương hiệu chỉnh

Sai số chuẩn ước lượng

Giá trị Durbin-Watson

1 .631a .399 .379 .71619 1.170

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu, Phụ lục 8 Qua bảng 4.6:

Đánh giá độ phù hợp của mô hình: trị số R = 0.631 nghĩa là mối quan hệ giữa các biến trong mô hình tương đối chặt chẽ. Hệ số R2 hiệu chỉnh có giá trị = 0.379 (Adjusted R Square). Điều đó có nghĩa là mức độ phù hợp của mô hình là 37.9%. Hay nói cách khác 4 biến độc lập CS, BN, BT, NT giải thích được 37.9% sự biến thiên của biến phụ thuộc DL “Động lực làm việc của đội ngũ viên chức và NLĐ trong trường tiểu học Thắng Nhì”. Còn 62.1% còn lại sẽ do các biến khác ngoài mô hình mà trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chưa xem xét đến và sai số ngẫu nhiên.

Kiểm định hiện tượng tương quan: Hệ số Durbin-Watson = 1.170, nằm trong khoảng 1 đến 3, vì vậy không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình. Bảng 4.7. ANOVA Mô hình Tổng các bình phương Df Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 42.496 4 10.624 20.712 .000b Phần dư 64.116 125 .513 Tổng 106.612 129

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu, Phụ lục 8 Qua bảng ANOVA:

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình: Kết quả phân tích ANOVA cho thấy trị số thống kê F = 20.712 có giá trị sig rất nhỏ (sig. = 0.000 nhỏ hơn 0.05) nên có thể nói mô hình hồi quy đưa ra tương đối phù hợp với dữ liệu nghiên cứu, có ý nghĩa về thống kê.

Bảng 4.8. Kết quả hồi quy của mô hình

Mô hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn

hóa

Hệ số hồi quy

chuẩn hóa T Sig.

Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF 1 Hằng số .310 .355 .873 .384 CS .281 .069 .308 4.058 .000 .836 1.196 BT .228 .083 .221 2.752 .007 .749 1.335 NT .169 .075 .172 2.243 .027 .821 1.217 BN .189 .087 .195 2.187 .031 .607 1.647

Qua bảng phân tích hồi quy COEFFICIENTS (tóm tắt kết quả phương trình hồi quy):

Kiểm định đa cộng tuyến: Các biến độc lập đưa vào mô hình đều có hệ số phóng đại phương sai VIF (Varian Inflation Factor) < 2, có giá trị từ 1.196 – 1.647. Do vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra giữa các biến độc lập, tức là các biến độc lập không phụ thuộc lẫn nhau và không tương quan chặt chẽ với nhau.

Thống kê t của các biến độc lập có giá trị sig. < 0.05 vì vậy các biến độc lập đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc, không biến nào bị loại khỏi mô hình.

Ngoài việc căn cứ vào hệ số ước lượng chưa chuẩn hóa, hệ số ước lượng đã chuẩn hóa (Beta) cần phải được xem xét để xác định mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Nếu trị tuyệt đối hệ số β của nhân tố nào càng lớn thì nhân tố đó ảnh hưởng càng quan trọng đến biến phụ thuộc. Trong mô hình, giá trị hệ số hồi quy chuẩn hóa của các biến độc lập lần lượt là: Cơ chế chính sách (CS) với hệ số β = 0.281; Nhân tố bên ngoài (BN) với hệ số β = 0.189; Nhân tố bên trong (BT) với hệ số β = 0.228; Nhân tố nội tại bản thân (NT) với hệ số β = 0.169.

Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập được thể hiện trong phương trình hồi quy đa biến theo hệ số beta chuẩn hóa như sau:

DL = 0.281*CS + 0.189*BN + 0.228*BT + 0.169*NT

Để thuận tiện cho quá trình phân tích, tác giả sắp xếp hệ số beta chuẩn hóa lại theo thứ tự từ lớn tới bé như sau:

DL = 0.281*CS + 0.228*BT + 0.189*BN + 0.169*NT Kết quả kiểm định giả thuyết

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta của các biến độc lập đều dương và có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05). Do đó, các nhân tố: Cơ chế chính sách; Nhân tố bên ngoài; Nhân tố bên trong; Nhân tố nội tại bản thân đều có ảnh hưởng tích cực - cùng chiều đến Động lực làm việc.

Phương trình hồi quy đa biến ở trên có ý nghĩa như sau:

Nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến “Động lực làm việc” là “Cơ chế chính sách”. Kết quả hồi quy cho thấy hệ số beta đã chuẩn hóa là lớn nhất trong số các biến độc lập (đạt 0.281) với mức ý nghĩa sig. = 0.00 < 0.05. Dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa “Cơ chế chính sách” và “Động lực làm việc” là mối quan hệ cùng chiều. Điều này có nghĩa là khi “Cơ chế chính sách” tăng lên 1 đơn vị thì “Động lực làm việc” cũng tăng lên 0.281 đơn vị với điều kiện các nhân tố còn lại cố định. Vậy giả thuyết H1 “Cơ chế chính sách” được chấp nhận.

“Nhân tố bên trong” là nhân tố thứ hai có ảnh hưởng đến “Động lực làm việc” có β= 0.228 và Sig. = 0.00 < 0.05 có quan hệ cùng chiều (dấu +). Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi nhân tố “Cơ chế chính sách” tăng lên 1 đơn vị thì sẽ làm cho “Động lực làm việc” tăng thêm 0.228 đơn vị nên giả thuyết H3 được chấp nhận.

Tiếp theo là Nhân tố thứ ba có ảnh hưởng đến “Động lực làm việc” là “Nhân tố bên ngoài”, có β= 0.189 với mức ý nghĩa sig. = 0.00 < 0.05 cho thấy “Nhân tố bên ngoài” ảnh hưởng thuận chiều với “Động lực làm việc”. Nghĩa là khi “Nhân tố bên ngoài” tăng lên 1 đơn vị thì “Động lực làm việc” cũng tăng lên 0.189 đơn vị trong khi các biến độc lập khác không đổi. Do đó, giả thuyết H2 được chấp nhận.

Cuối cùng là Nhân tố thứ tư có ảnh hưởng đến “Động lực làm việc” là “Nhân tố nội tại bản thân”, có β= 0.169 và Sig. = 0.00 < 0.05. “Nhân tố nội tại bản thân” có quan hệ ảnh hưởng với “Động lực làm việc” theo chiều thuận. Khi ảnh hưởng của các nhân tố khác tác động đến động lực làm việc không đổi thì “Nhân tố nội tại bản thân” tăng lên 1 đơn vị thì sẽ làm cho “Động lực làm việc” tăng lên 0.169 đơn vị. Như vậy, giả thuyết H4 được chấp nhận.

Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu Kết quả

H1: Cơ chế chính sách ảnh hưởng cùng chiều đến động lực

làm việc của VC và NLĐ Chấp nhận

H2: Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng cùng chiều đến động lực

làm việc của VC và NLĐ Chấp nhận

H3: Nhân tố bên trong ảnh hưởng cùng chiều đến động lực

làm việc của VC và NLĐ Chấp nhận

H4: Nhân tố nội tại bản thân ảnh hưởng cùng chiều đến động

lực làm việc của VC và NLĐ Chấp nhận

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu) Qua bảng 4.9 có thể thấy mô hình hồi quy trên là phù hợp và các giả thuyết H1, H2, H3, H4 trong mô hình nghiên cứu trình bày ở Chương 2 được chấp nhận. Nghĩa là khi gia tăng những nhân tố này sẽ làm gia tăng động lực làm việc cho giáo viên, nhân viên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại trường tiểu học thắng nhì, thành phố vũng tàu (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)