Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại trường tiểu học thắng nhì, thành phố vũng tàu (Trang 95 - 98)

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy tất cả các biến độc lập trên đều ảnh hưởng cùng chiều tới biến phụ thuộc với mức ý nghĩa là 5% của mẫu dữ liệu khảo sát. Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ ảnh hưởng từ lớn nhất đến thấp nhất của các biến độc lập tới biến phụ thuộc DL là: CS (0.281) > BT (0.228) > BN (0.189) > NT (0.169). Nói cách khác, Cơ chế chính sách là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến Động lực làm việc của VC và NLĐ. Hiện nay, Nhà nước đã cải tiến rất nhiều chế độ, chính sách cho nhà giáo, nhân viên nhưng vẫn còn nhiều bất cập như thu nhập thấp; quỹ phúc lợi hạn hẹp; cải cách, đổi mới diễn ra liên tục; chương trình học còn nặng nề; tính chất công việc áp lực cao; quản lý chất lượng giáo dục theo chỉ tiêu thành tích; đánh giá, xếp loại thi đua dựa trên hình thức, bằng cấp; quy định về chứng chỉ áp đặt một cách máy móc, cào bằng; khiến cho họ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và áp lực rất nhiều, không thể tập trung hết tâm huyết vào công việc. Do đó, những bất cập trong cơ chế chính sách có liên quan nhiều đến động lực làm việc của họ. Nhân tố bên trong ảnh hưởng mạnh thứ

hai. Nhà giáo, nhân viên cần phải có cơ chế lương và phụ cấp đảm bảo; môi trường sư phạm lành mạnh, dân chủ, không áp lực thành tích và hành chính; chế độ khen thưởng và công nhận công bằng, rõ ràng; cơ hội phát triển nghề nghiệp và thăng tiến. Khi đó, động lực làm việc của họ càng được củng cố. Tiếp theo là nhân tố bên ngoài ảnh hưởng mạnh thứ ba. Hiện nay, vị thế, hình ảnh của giáo viên, nhân viên trong xã hội ngày càng giảm. Khi vị thế của họ được củng cố, sự tôn nghiêm của nghề được giữ gìn, họ mới an tâm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Và nhân tố ảnh hưởng yếu nhất là nhân tố nội tại bản thân. Chỉ cần những nhân tố trên được khắc phục thì bản thân VC và NLĐ sẽ luôn yêu nghề; duy trì được niềm đam mê, nhiệt huyết với nghề; tiếp tục sứ mệnh nhận lửa và truyền lửa. Bên cạnh đó, ngành giáo dục sẽ trở nên năng động và công bằng hơn; phát huy được hết tính sáng tạo của nghề; giải phóng sức lao động; xóa bỏ sự trì trệ và sức ì trong đội ngũ.

So sánh kết quả nghiên cứu này với kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước đã được đề cập trong chương 2 thấy được sự giống và khác nhau như sau:

So với nghiên cứu của Bennell và Akyeampong (2007) được thực hiện tại Châu Á và Tiểu Sahara với đối tượng khảo sát là giáo viên, có sự tương đồng nhiều về các biến quan sát thuộc 4 nhân tố ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi nghiên cứu tại thành phố Vũng Tàu thì thứ tự sắp xếp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là không giống nhau.

So với nghiên cứu của Nyakundi (2012) được thực hiện với đối tượng khảo sát là giáo viên trung học cơ sở công lập tại thị trấn phía Tây Thika, huyện Kiambu. Tuy cả hai có cùng đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc nhưng khác biệt về vùng địa lý, đối tượng khảo sát và kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu của Nyakundi chỉ có 1 / 4 nhân tố là cùng kết quả nghiên cứu của tác giả là Nhân tố bên trong. Điều này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng (2019).

So với nghiên cứu của Trần Thị Xuân Mai (2015); Nguyễn Anh Đức (2019) được thực hiện với đối tượng khảo sát là cán bộ, công chức, viên chức và người lao

động tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Đề tài này được thực hiện tại Trường Tiểu học Thắng Nhì – cơ sở giáo dục công lập với đối tượng khảo sát là viên chức và người lao động. Tuy cả ba có cùng đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc nhưng nghiên cứu của Trần Thị Xuân Mai (2015); Nguyễn Anh Đức (2019) có đối tượng khảo sát rộng hơn, lĩnh vực và ngành nghề khác nhau, chỉ đề cập đến các biến quan sát thuộc Nhân tố bên trong nên kết quả nghiên cứu có sự khác biệt.

Tóm tắt chương 4

Chương 4 đã trình bày và giải quyết được những vấn đề đó là đưa ra kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu; kiểm định đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha; kết quả phân tích nhân tố EFA. Từ hệ số tương quan giữa các biến và kiểm định giả thuyết qua hệ số Beta, tiến hành kiểm định mô hình hồi quy. Ngoài ra, hệ số Beta chuẩn hóa các nhóm được đưa vào để so sánh; đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Và đây sẽ là cơ sở để đưa ra một số hàm ý quản trị góp phần cải thiện tình hình về động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại Trường Tiểu học Thắng Nhì trong chương 5.

CHƯƠNG 5

HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại trường tiểu học thắng nhì, thành phố vũng tàu (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)