Tình hình nghiên cứu dưa lê ở Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG DƯA LÊ HÀN QUỐC NHẬP NỘI TRONG VỤ THU - ĐÔNG 2017 TẠI THÁI NGUYÊN (Trang 32 - 36)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Tình hình nghiên cứu dưa lê trên thế giới và Việt Nam

2.3.2. Tình hình nghiên cứu dưa lê ở Việt Nam

2.3.2.1. Nghiên cứu về giống

Ở Việt Nam trong những năm gần đây công tác nghiên cứu và chọn tạo giống dưa đang được quan tâm và có những bước thành công đáng kể. Các nhà khoa học đã chọn tạo ra nhiều dòng, giống dưa thích ứng với điều kiện tự nhiên của nước ta, chúng có khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt, đặc biệt là nghiên cứu và chọn tạo ra giống dưa xuân hè. Đây là hướng đi đúng để chọn tạo dưa thích hợp, tạo ra lượng sản phẩm lớn để cung cấp cho nhân dân trong thời kỳ khan hiếm. Ở nước ta để tăng năng suất dưa đã có nhiều biện pháp như trồng dưa bằng phương pháp thủy canh, cải tiến quy trình trồng dưa ngoài đồng, trong nhà có mái che, nhập nội các giống dưa cho năng suất cao... Tuy nhiên cho đến nay chưa có giống dưa nuôi cấy mô hay chuyển gen được đưa ra đánh giá ở diện rộng trên đồng ruộng. Công tác nghiên cứu về dưa đã được thực hiện chủ yếu trên các lĩnh vực:

- Thu thập, nhập nội nguồn gen các giống dưa tạo cơ sở cho lai tạo và nghiên cứu.

- Tạo nguồn vật liệu bằng lai tạo và xử lý đột biến bằng các tác nhân hóa học.

- Chọn tạo các giống dưa cho chế biến và sản xuất trái vụ.

- Bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất rau sạch (hàm lượng nitrat, dư lượng thuốc hóa học, kim loại nặng và vi sinh vật dưới ngưỡng cho phép). - Tập trung việc phát triển các giống dưa tốt trong sản xuất, chuyển giao công nghệ sản xuất rau cho nông dân.

Nhìn chung các giống dưa hiện có của chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu về sản xuất và tiêu dùng. Các giống địa phương vẫn chưa được khai thác triệt để trong công tác chọn giống dưa ở Việt Nam. Chưa có những giống chuyên dùng cho chế biến và phục vụ xuất khẩu mà thường phải nhập từ nước ngoài nên chi phí hạt giống cao. Trần Thị Ba, Trần Thiện Thiên Trang và Võ Thị Bích Thủy (Khoa NN&SHƯD, Trường ĐH Cần Thơ) thực hiện đề tài “So sánh sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của 11 giống dưa lê trong nhà lưới vụ Xuân Hè 2007” nhằm mục đích tìm ra giống dưa lê cho năng suất cao, phẩm chất ngon cung cấp ổn định cho thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu trong nền kinh tế hội nhập.

Nghiên cứu sử dụng 11 giống dưa lê F1 nhập nội để tiến hành thí nghiệm đánh giá năng suất, chất lượng và đặc tính nông học trồng trong nhà lưới tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Trường ĐH Cần Thơ từ tháng 3 - 5/2007. Kết quả sau nghiên cứu cho thấy: có sự khác biệt qua phân tích thống kê về năng suất tổng và năng suất thương phẩm giữa các giống. Năng suất thương phẩm cao, ở mức 21,0 - 32,3 tấn/ha. Bốn giống dưa có triển vọng nhất là Kim Cô Nương, Dưa lê 1864, Phương Thanh Thanh và Hoàng Hạt về phương diện trái đồng nhất, thời gian sinh trưởng ngắn 60 - 70 ngày, hàm

lượng chất rắn hòa tan (độ ngọt) trong thịt trái khá cao (biến thiên 10,3 - 12,4%). Giống Kim Cô Nương (được dùng làm đối chứng) bởi vì đã được trồng nhiều năm ở Việt Nam có độ ngọt cao nhất, ăn giòn và có thời gian bảo quản lâu nhất. Sâu bệnh hại trong nhà lưới không đáng kể trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm [1].

Vũ Văn Liết, Hoàng Đăng Dũng (2012) [9] tiến hành đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống dưa nhập nội từ Trung quốc tại Gia Lâm, Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian sinh trưởng của các giống dao động trong khoảng 64 - 78 ngày. Các giống tham gia thí nghiệm có đặc điểm hình thái quả như đường kính quả, trọng lượng quả, độ dày thịt quả, màu sắc quả... phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Trong điều kiện vụ Thu - Đông sâu bệnh hại không ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Các giống tham gia thí nghiệm được đánh giá là có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.

Năm 2012, tại Viện cây lương thực - cây thực phẩm (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) đã thử nghiệm trồng mô hình giống dưa vàng Kim Cô Nương. Dưa Kim Cô Nương có nguồn gốc từ Đài Loan, là giống dưa mới được nhập nội và trồng ở Việt Nam trong một vài năm gần đây. Giống dưa này đã cho kết quả khá khả quan về năng suất, chất lượng quả, giá thành bán cao do đó được người trồng trọt rất quan tâm. Dưa vàng Kim Cô Nương có thời gian sinh trưởng 58 - 60 ngày. Trọng lượng quả từ: 1,1 - 1,5 kg. Dạng quả hình oval, vỏ trơn, khi chín có màu vàng kim, ruột màu trắng, cùi giòn, ngọt mát, chất lượng tốt, rất được ưa chuộng hiện nay. Giống dưa này có thể trồng quanh năm, nhưng thích hợp nhất trong vụ Xuân Hè. Đây là mô hình đang cho hiệu quả kinh tế cao, có thể áp dụng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Năm 2012, nhóm các nhà khoa học của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm (Viện Khoa học nông nghiệp VN) [5] thực hiện thành công phương pháp chọn lọc cá thể đồng dạng từ các mẫu giống dưa bở nhập nội

năm 1997, để tạo thành giống dưa bở vàng số 1. Theo các nhà khoa học, giống dưa này rất thích hợp trồng trong cơ cấu cây rau màu vụ Xuân hè, vụ hè (gieo hạt từ 20 tháng 3 đến 5 tháng 5) ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Hiện giống đã được Bộ NNPTNT công nhận tạm thời. Dưa bở vàng số 1 có thời gian sinh trưởng từ 70 - 75 ngày; dạng hình khỏe, thân, lá xanh đậm, khả năng phân nhánh trung bình; năng suất ổn định đạt 33,7 - 34,8 tấn/ha. Quả dưa bở vàng số 1 có dạng tròn cao, khối lượng quả đạt 1,2 - 1,3kg, khi chín vỏ có màu vàng sẫm, cùi dày, màu trắng ngà và rất thơm. Tuy nhiên, nhược điểm của giống dưa này là khả năng chịu lạnh kém [30].

2.3.2.2. Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật

Giống dưa lê Kim Cô Nương (Cucumis melo L.) được dùng làm ngọn

ghép và đối chứng. Hai giống bầu Cucurbita spp Nhật “số 1” và “số 3” được

dùng làm gốc ghép. Hai giống bầu Nhật này tương tác với ngọn dưa lê với tỉ lệ sau sống hơn 90 %. Kết quả cho thấy cây ghép ảnh hưởng bởi gốc ghép. Chiều dài thân, số lá và năng suất quả của cây ghép đều kém hơn cây không ghép chỉ bằng 1/3, nhưng hàm lượng chất rắn hòa tan của trái dưa lê ghép trên gốc bầu Nhật số 3 (11,2%) cao hơn 1,2% so với trên ghép bầu Nhật số 1 và 1,5 % cao hơn cây không ghép [2].

Trần Thị Minh Hằng, Nguyễn Quốc Việt, Phạm Quang Thắng đã thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của tỉa nhánh với khoảng cách trồng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất dưa chuột bản địa H’Mông trồng tại Mộc

Châu, Sơn La”. Giống dưa chuột (Cucumis sativus L) của đồng bào H’Mông

là một trong những loại cây trồng bản địa có giá trị của Sơn La cần được khai thác, bảo tồn và phát triển một cách hiệu quả. Thí nghiệm được bố trí với hai nhân tố là khoảng cách trồng và tỉa nhánh. Có 3 khoảng cách cây khác nhau được nghiên cứu là 30cm, 40cm và 50 cm, tương ứng với 3 mật độ 4,6

cây/m2, 3,6 cây/m2 và 2,8 cây/m2. Có hai biện pháp tỉa cành là tỉa để lại thân

chính + 2 nhánh và tỉa để lại thân chính + 3 nhánh, so sánh với đối chứng không tỉa.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trồng dưa chuột H’Mông với khoảng cách cây 40cm kết hợp biện pháp tỉa để lại 3 nhánh trên thân chính thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây dưa chuột và có năng suất thực thu đạt cao nhất (105,3 tấn/ha), cao hơn gấp đôi so với trồng ở khoảng cách 30cm mà không tỉa. Trồng dưa chuột H’Mông ở khoảng cách cây thưa hơn (50cm) giúp cây sinh trưởng, ra hoa đậu quả tốt nhất nhưng năng suất giảm do giảm mật độ [8].

Võ Thị Bích Thủy, Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Ba thực hiện đề tài “Cải thiện năng suất và phẩm chất dưa lê bằng cách bón phân Kali trên đất phù sa tại Cần Thơ vụ Xuân hè năm 2004”. Kết quả nghiên cứu cho thấy trồng dưa lê Kim Cô Nương vụ Xuân hè trên đất phù sa ở ngoại ô thành phố Cần Thơ bón 160 kg K2O/ha trên nền phân 130 N - 130 P2O5 với dạng KNO3 3 lần đầu bón KCl với lượng ¾, 2 lần sau bón KNO3 với lượng ¼ còn lại lúc 4 và 7 ngày trước khi thu hoạch cho trọng lượng quả, năng suất và phẩm chất quả bao gồm độ Brix của thịt quả, thời gian tồn trữ quả và hàm lượng chất khô trong thịt quả cao.

Về hiệu quả kinh tế, bón 160 kg K2O/ha với dạng KCl bón gồm 4 lần KCl với liều lượng đều nhau cho lợi nhuận (60,7 triệu/ha) và tỉ suất lợi nhuận (1,81) cao nhất, bón 160 kg K2O/ha với dạng KNO3 có lợi nhuận (57,5 triệu/ha) và tỉ suất lợi nhuận (1,70) kém hơn nhưng cho phẩm chất quả về độ Brix và hàm lượng chất khô thịt quả cao hơn [13].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG DƯA LÊ HÀN QUỐC NHẬP NỘI TRONG VỤ THU - ĐÔNG 2017 TẠI THÁI NGUYÊN (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)