Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG DƯA LÊ HÀN QUỐC NHẬP NỘI TRONG VỤ THU - ĐÔNG 2017 TẠI THÁI NGUYÊN (Trang 38 - 42)

3.2.1 .Địa điểm nghiên cứu

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm gồm 5 công thức (5 giống) được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại.

- Diện tích mỗi ô: 15,48 m2/ô, 14 cây/ô.

- Diện tích khu thí nghiệm: 270,9 m2

- Khoảng cách cây x cây: 60 cm - Mật độ: 9259 cây/ha

- Mặt luống được bao phủ bằng ni - lông đen.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm HÀNG BẢO VỆ NL1 CT 1 CT 3 CT 5 CT 2 CT 4 NL2 CT 4 CT 2 CT 3 CT 1 CT 5 NL3 CT 2 CT 5 CT 4 CT 3 CT 1 HÀNG BẢO VỆ

Các công thức thí nghiệm:

CT1: giống dưa Chamsa Rang Honey CT2: giống dưa Guem Sang

CT3: giống dưa Guem Je CT4: giống dưa Cho Bok Ggul CT5: giống dưa Ngân Huy (ĐC)

3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp nghiên cứu

* Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của dưa lê:

Gieo - mọc mầm: ngày có trên 50% số cây có lá mầm lên khỏi mặt đất. Gieo - 2 lá thật: ngày có 50% số cây có 2 lá thật.

Trồng - phân nhánh: ngày có 50% số cây phân nhánh. Trồng - ra hoa cái đầu: ngày có 50% số cây ra hoa cái đầu.

Trồng - thu quả đợt 1: ngày có 50% cây cho quả thu hoạch được.

- Tổng thời gian từ khi gieo đến lúc thu hoạch cuối cùng: ngày quả hữu hiệu cuối cùng được thu hoạch.

* Chỉ tiêu về sinh trưởng

- Tổng số các nhánh cấp 1, 2: đếm số nhánh cấp 1, 2.

- Đường kính gốc (cm): đo đường kính gốc cây giai đoạn trước thu hoạch quả.

- Diện tích lá:

Diện tích lá được đo theo phương pháp cân trực tiếp. Cân toàn bộ lá

được khối lượng P1. Đo và cắt một đơn vị diện tích lá (chẳng hạn 1 cm2, 1

dm2...) cân được khối lượng P2. Diện tích lá được tính bằng tỷ số P1/P2

* Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái:

- Hình dạng lá: quan sát hình thái lá của các cây trên ô thí nghiệm vào giai đoạn ra hoa.

- Hình dạng quả: hình dạng quan sát vào giai đoạn quả chín khi thu hoạch. - Màu sắc thịt quả: bổ dọc quả sau đó quan sát thịt của quả trên ô thí nghiệm. - Màu sắc hoa: quan sát màu sắc hoa khi nở của các giống trên ô thí nghiệm.

* Chỉ tiêu về hoa - quả

- Tổng số hoa cái trên cây: đếm số hoa cái trên các cây thí nghiệm trên mỗi ô. - Tỉ lệ đậu quả (%): Số quả đậu x 100

∑ Số hoa cái.

* Các yếu tố cấu thành năng suất

- Số quả đậu/cây: theo dõi số quả đậu theo chu kì 5 ngày. Từ khi ra quả đầu đến cuối thời kì thu hoạch.

- Khối lượng trung bình mỗi quả (g/quả) = Tổng trọng lượng quả thu được /số quả thu được.

- NSLT (tấn/ha) = Năng suất TB/cây x mật độ cây/ha x 10-3.

- NSTT (tấn/ha) = Trọng lượng quả thu được trên ô.

* Chỉ tiêu chất lượng quả

- Chiều dài quả: đo bằng thước cm, - Đường kính quả: đo bằng thước panme.

- Độ dày thịt quả: bổ đôi quả đo bằng thước panme. - Nếm thử độ giòn, hương thơm

+ Đánh giá chất lượng quả bằng phương pháp cảm quan. Sau khi quả chín, đánh giá và cho điểm theo các tiêu chí sau đây:

+ Độ giòn: 5: rất giòn; 4: giòn; 3: giòn vừa; 2: hơi giòn; 1: không giòn. + Hương vị: 5: rất thơm; 4: thơm; 3: thơm vừa; 2: hơi thơm; 1: không thơm. - Độ ngọt của quả (độ Brix %): đo bằng máy đo độ Brix điện tử.

* Chỉ tiêu về chống chịu sâu bệnh hại:

Sâu hại: Áp dụng phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật của Viện Bảo vệ thực vật Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn [16].

Mốt số loại sâu hại chủ yếu trên cây dưa lê: Bọ dưa, ruồi đục quả, sâu xanh ăn lá.

Mật độ sâu (con/m2 ) = Tổng số sâu trên các điểm điều tra

Tổng diện tích đã điều tra

Bệnh hại:

 Bệnh giả sương mai (Pseudoperonospora cubensis Berk and Curt) và

Bệnh phấn trắng (Eryshiphe cichoracearum D.C): Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN-01-87:2012/BNNPTNT Về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống dưa chuột [3].

Quan sát và ước tính tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh trong ô. Tỷ lệ diện tích

lá bị bệnh (%) =

Tỷ lệ diện tích lá bị nhiễm

x 100 Tổng diện tích điều tra

- Cấp 1: Không nhiễm

- Cấp 2: Nhiễm nhẹ <20% diện tích lá nhiễm bệnh.

- Cấp 3: Nhiễm trung bình từ 20 - 40% diện tích lá nhiễm bệnh. - Cấp 4: Nhiễm nặng: hơn 40 - 60% diện tích lá nhiễm bệnh - Cấp 5: Nhiễm rất nặng: >60% diện tích lá nhiễm bệnh.

Bệnh thán thư (Collectotricum lagenaricum): Áp dụng quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia QCVN-01-91:2012/BNNPTNT Về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống dưa hấu [4]. Quan sát và đếm cây bị bệnh trên ruộng của toàn bộ ô trên cây.

Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = Số cây bị bệnh x 100

Tổng số cây điều tra

-Cấp 1: Không nhiễm.

-Cấp 3: Nhiễm trung bình (20 - 40% diện tích thân, lá hoặc quả bị nhiễm bệnh)

-Cấp 4: Nhiễm nặng (40% đến 70% diện tích thân, lá hoặc quả bị

nhiễm bệnh)

-Cấp 5: Nhiễm rất nặng (> 70% diện tích thân, lá hoặc quả bị nhiễm bệnh).

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Thu thập và tổng hợp số liệu được tiến hành xử lý trên phần mềm Excel

- Số liệu xử lý thống kê trên chương trình SAS 9.1

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG DƯA LÊ HÀN QUỐC NHẬP NỘI TRONG VỤ THU - ĐÔNG 2017 TẠI THÁI NGUYÊN (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)