3.2.1 .Địa điểm nghiên cứu
3.5. Quy trình trồng trọt được áp dụng trong thí nghiệm
* Thời vụ trồng
Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Thu - Đông năm 2017 (từ T9 - T12/2017)
* Làm đất
- Chọn ruộng: chọn chân ruộng cao, đất giàu dinh dưỡng và có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt.
- Thí nghiệm được bố trí tại Khu công nghệ cao, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Đất được cày bừa kĩ, làm tơi xốp, sạch cỏ rác, san bằng đất, bón lót, lên luống. Lên luống rộng 1,8 m, luống cao 25 - 30 cm, rãnh rộng 30 - 40 cm, mặt luống được bao phủ bằng ni - lông đen.
* Gieo hạt
- Để tiết kiệm lượng hạt giống và chủ động về chất lượng cây con áp dụng phương pháp gieo vào khay bầu.
- Quy trình ngâm ủ hạt giống: ngâm hạt trong nước ấm (3 sôi 2 lạnh) 2 - 3 giờ. Sau khi ngâm vớt hạt ra rửa sạch hết chất nhớt và cho vào khăn bông ẩm để ủ hạt (không dùng khăn nilon). Sau 2 - 3 ngày (tùy điều kiện thời tiết) khi hạt nứt nanh thì đem gieo.
- Hỗn hợp đất làm bầu bao gồm đất bột, xơ dừa, phân trùn quế với tỉ lệ 2:1:1. Gieo ươm cây trong khay, mỗi giống gieo vào một khay, ghi tên rõ ràng để tránh nhầm lẫn. Gieo hạt trên khay bầu, mỗi hốc gieo 1 hạt, đặt hạt theo hướng lá mầm lên trên, rễ quay xuống.
- Sau khi gieo xong, rắc hỗn hợp đất mịn lên trên cho vừa kín hạt, nếu thấy những viên đất to cần loại bỏ tránh cản trở hạt mọc mầm, tưới đủ ẩm hàng ngày cho tới khi cây con có từ 2 - 3 lá thật thì mang ra trồng, trước khi mang ra trồng thì ngừng tưới nước cho cây con 1 ngày để huấn luyện rễ cho cây con. Cần chọn những cây con khỏe mạnh, sạch sâu bệnh mới đem ra trồng.
* Phân bón Loại phân Tổng lượng phân bón kg /ha Bón lót (%) Bón thúc (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3
Phân chuồng hoai mục 30.000 100 - - -
N 100 20 20 30 30
P2O5 60 100 - - -
K2O 100 20 20 30 30
(Chú ý: đất chua cần bón thêm vôi, lượng bón 500 kg/ha) Phương pháp bón:
- Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng, phân lân, 20% phân đạm và 20% phân kali.
- Bón thúc: lượng phân còn lại chia bón thúc làm 3 lần: - Bón thúc lần 1: sau khi cây 2 - 3 lá thật.
- Bón thúc lần 2: sau lần bón thúc thứ nhất 10 - 15 ngày. - Bón thúc lần 3: sau bón thúc lần hai 15 - 20 ngày.
* Trồng cây và chăm sóc
- Trồng cây nên trồng vào buổi chiều mát, lấy bầu đất ra khỏi khay nhẹ nhàng tránh làm vỡ bầu, cây sẽ bị đứt rễ. Khi trồng cũng nên đặt nhẹ nhàng,
không nén quá chặt, không trồng quá sâu làm rễ bị bí chặt ảnh hưởng đến phát triển, cũng không được trồng quá nông, bầu rất tơi xốp, khi tưới nước có thể xối cả bầu đất chỉ còn trơ lại rễ cây sẽ dễ bị chết. Sau khi trồng cần phải tưới nước ngay để cây không bị héo, lấy gáo hay vòi sen tưới nhẹ nhàng tránh làm bật gốc, xối bầu đất làm ảnh hưởng đến rễ cây. Trồng 1 hàng trên mặt luống, cây cách cây 60cm, luống rộng 1,8m. Mật độ trồng là 9.259 cây/ha.
- Sau trồng từ 5 - 7 ngày cần dặm lại những cây bị héo, bị chết, bị bệnh, kết hợp với nhổ cỏ quanh gốc nếu có. Sau đó cũng phải thường xuyên nhổ sạch cỏ dại, tránh cạnh tranh dinh dưỡng của cây.
- Tưới nước: lấy nước từ nguồn sạch như giếng khoan, sạch sẽ, không nhiễm phèn cũng không bị nhiễm mặn. Mới trồng cần tưới 2 lần/ngày, khi cây lớn, cứng cáp chỉ cần tưới một lần vào buổi chiều hoặc buổi sáng, tưới đẫm cho ẩm toàn bộ mặt luống.
- Thường xuyên giữ độ ẩm 70 - 75% cho cây sinh trưởng, phát triển tốt,
nhất là thời kỳ ra hoa, đậu quả và nuôi quả lớn. Khi cây được 4 - 5 lá thật tiến hành bấm ngọn, sau đó tỉa chỉ để 2 - 3 nhánh tốt nhất để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Tỉa bớt các lá gốc hoặc lá vàng úa, giúp ruộng thông thoáng tránh nhiễm sâu bệnh, cần chú ý cắt tỉa tránh vào những ngày mưa hoặc ngay sau khi mưa, độ ẩm không khí cao, bệnh hại rất dễ xâm nhập qua các vết thương. Tạo điều kiện tốt cho quá trình thụ phấn nhờ ong bướm. Số quả trên cây để 3 - 5 quả là tốt nhất.
- Thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại, cần chú ý nhất là sau khi mưa lại có nắng to, cây rất dễ nhiễm bệnh như bệnh giả sương mai, bệnh thán thư, bệnh héo xanh, héo vàng... Khi quả to, sắp chín dễ bị dế hay chuột gặm quả, bị ruồi đục quả gây hại làm quả bị thối, giảm năng suất nghiêm trọng.
- Từ trồng đến thu quả chín khoảng 70 đến 80 ngày tùy thời vụ, khi vỏ quả chuyển sang màu vàng đậm sáng bóng là lúc quả đạt chất lượng cao nhất, khi đó tiến hành thu quả. Sau khi thu về dưa lê được để nơi thoáng mát thêm một hai ngày sẽ tăng phẩm chất và hương vị của dưa lê.