Thực trạng dạy học môn Mạng máy tính tại khoa CNTT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phần mềm cisco packet tracer vào dạy học môn mạng máy tính tại trường cao đẳng nghề bách khoa hà nội (Trang 34 - 35)

Môn học Mạng máy tính với thời lượng thực hành chiếm tới 47% thời gian. Các bài thực hành chủ yếu trên hệ thống mạng, phần lớn là trên máy chủ, thiết bị mạng. Môn học này, chưa có điều kiện thực hành trên hệ thống mạng thật vì các thiết bị này có giá thành rất cao, mỗi lần thực hành cấu hình các thiết bị thì phải xây dựng hệ thống mạng phục vụ học tập và thiết lập lại hoạt động của toàn bộ hệ thống mạng. Nó phải cần đến các thiệt bị mạng, máy chủ, vật tư khác ... Điều này không thể thực hiện được đối với các ca thực tập liên tục kéo dài trong cả học kỳ của nhiều lớp học khác nhau.

Các giáo viên trong khoa đã rất sáng tạo, sử dụng phần mềm Cisco Packet Tracer để tạo và thiết lập hệ thống mạng ảo trên các máy tính thật để sinh viên được tăng cường khả năng thực hành. Tuy nhiên trong bảy phòng máy, chỉ có 02 bộ

27

các thiết bị mạng thật (Router, Switch) để cấu hình, nên người Quản trị mạng thường thiết lập sẵn hệ thống mạng ảo trên mỗi máy. Do đó, các bài thực hành về cấu hình các thiết bị mạng và cài đặt các dịch vụ của nó, sinh viên sẽ chỉ được trực tiếp thao tác trên những máy có phần mềm Cisco Packet Tracer. Vấn đề này đặt ra yêu cầu phải thiết kế các bài dạy thực hành có khả năng mô phỏng cao, có thể mô phỏng quá trình cấu hình mạng để tạo ra một môi trường thực hành "ảo mà như thật". Thông qua các thao tác và hướng dẫn của giáo viên ở trên lớp, người học có thể tương tác với phần mềm, qua đó lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phần mềm cisco packet tracer vào dạy học môn mạng máy tính tại trường cao đẳng nghề bách khoa hà nội (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)